II Phân theo thành phần KT
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI AGRIBANK THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
3.4.3.2 Đảm bảo vai trò là đơn vị quản lý các Chi nhánh trực thuộc hệ thống
Hơn 2000 chi nhánh trải khắp cả nước và các văn phòng đại diện tại nước ngoài, Agribank đang ngày càng phát triển, khẳng định tên tuổi trong hệ thống NHTM.Đi đôi với sự phát triển vững vàng này là yêu cầu ngày càng lớn đặt vào Agribank. Đối với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng cho vay đầu tư dự án tại các Chi nhánh trực thuộc, nhiệm vụ của Trụ sở chính Agribank càng trở nên quan trọng
Cá nhân tôi xin được đưa ra một số kiến nghị với Trụ sở chính Agribank trong thúc đẩy hiệu quả cho vay dự án tại Chi nhánh trên cương vị là đơn vị quản lý chung các Chi nhánh toàn hệ thống :
- Nguồn vốn: Với những dự án lớn, Chi nhánh trực thuộc không đủ vốn đầu tư, Agribank cần hỗ trợ nguồn vốn điều hòa với lãi suất điều vốn hợp lý, đảm bảo khả năng cạnh tranh của Chi nhánh đối với các NHTM khác.
- Hệ thống văn bản quy định: Tránh việc quy định chồng chéo với các quy định chung từ phía các cơ quan ban ngành, kịp thời cụ thể hóa quy định từ các cơ quan ban ngành bằng các văn bản nội bộ phù hợp với Chi nhánh trực thuộc; Với những quy trình nội bộ, cần tối giản các thủ tục nhằm rút ngắn thời gian phục vụ Khách hàng trong mỗi khâu giao dịch bởi trong thời đại ngày nay, an toàn, tiện ích và nhanh chóng chính là lợi thế cạnh tranh thu hút Khách hàng mà NHTM nào cũng muốn hướng tới.
- Chính sách cho vay: Tiếp tục đưa ra những chính sách ưu đãi, thu hút Khách hàng liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nông thôn: hỗ trợ vốn, hỗ trợ lãi suất ưu đãi,..và có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể đến từng Chi nhánh trực thuộc. Đối với đặc thù từng địa phương, Agribank có thể đưa ra cơ chế mở trong quản lý để Agribank trực thuộc chủ động hơn trong quá trình tiếp cận, giải ngân, kiểm soát vốn vay liên quan hỗ trợ phát triển nông thôn mới.
- Chế độ hợp lý cho cán bộ tín dụng: Với đặc thù nghề nghiệp phức tạp, cán bộ tín dụng thường xuyên đối mặt với áp lực về mặt thu hồi nợ sau quyết định đầu tư cho vay. Thậm chí, cán bộ tín dụng phải đánh đổi cả sự nghiệp và danh dự nếu khoản vay do mình quản lý bị thất thoát. Vì vậy, rất cần Agribank sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế riêng về chính sách thu nhập, chế độ làm việc, quyền lợi- nghĩa vụ của cán bộ tín dụng. Theo quy định cán bộ tín dụng của Agribank được hưởng hệ số hỗ trợ lương kinh doanh là 1,25. Tuy nhiên, trong bối cảnh hầu hết các Chi nhánh không đủ khả năng chi trả lương kinh doanh cho nhân viên, cơ chế này tỏ ra không còn hiệu quả.Trụ sở chính Agribank cần có thêm cơ chế mở hợp lý với tình hình từng Chi nhánh, động viên kịp thời tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên.
IPCAS: Agribank cần đầu tư hơn nữa về hệ thống trao đổi nghiệp vụ giữa các Chi nhánh, cho phép mở trung tâm thông tin trực tuyến để các Chi nhánh trao đổi thông tin hữu ích liên quan đến nghiệp vụ tín dụng hoặc liên quan đến các Khách hàng chung; thường xuyên phát hành thời báo với những thông tin hữu ích cảnh báo rủi ro, cập nhật biến động thị trường…
- Đào tạo nhân lực: Nhân tố con người là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của công tác tín dụng, Trụ sở chính Agribank cần thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn trung, ngắn hạn từng chuyên đề cụ thể như thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp, các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng, sớm xuất bản Sổ tay tín dụng cập nhật những thay đổi về mặt chính sách, quy trình (Sổ tay tín dụng gần đây nhất được phát hành năm 2004)…
- Công tác quản lý: Là đầu mối quản lý các Chi nhánh trực thuộc, kiến nghị với Agribank thường xuyên có đoàn làm việc về tận cơ sở, lắng nghe nguyện vọng, hiểu những vướng mắc mà mỗi Chi nhánh gặp phải để có cách thức quản lý phù hợp. Từ những vướng mắc đó, có cơ chế tháo gỡ hoặc xin ý kiến chỉ đạo từ phía cơ quan cấp trên nếu vấn đề vượt quyền quyết định của Agribank.Một quy chế quản lý nhất quán nhưng linh động sẽ giúp Agribank phát huy toàn diện ưu thế của từng Chi nhánh cũng như giúp Chi nhánh trực thuộc có được cơ chế hoạt động phù hợp, hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong cho vay có vai trò quan trọng quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Công tác quản trị rủi ro tốt sẽ đem lại những khoản dư nợ lành mạnh, tăng doanh thu, lợi nhuận cho Ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, khi Khách hàng gặp khó trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguy cơ mất vốn của Ngân hàng ngày càng lớn.Dưới sức ép của nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn, mỗi Ngân hàng thương mại cần tìm cho riêng mình hướng đi đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh tại địa bàn.Một trong những hướng đi đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng chính là tăng cường công tác quản trị rủi ro trong cho vay. Cùng với nội lực và giúp sức từ nhiều phía, công tác quản trị rủi ro trong cho vay tại Agribank chi nhánh Thành phố Hải Dương chưa đạt kết quả như ý muốn vì còn tồn tại nhiều hạn chế.
Qua nghiên cứu các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại Agribank chi nhánh Thành phố Hải Dương, luận văn đã làm rõ được cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong cho vay, vai trò của quản trị rủi ro trong cho vay, cách thức tiến hành quản trị rủi ro trong cho vay, những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong cho vay.
Từ cơ sở lý luận, phần thực trạng của luận văn đã bám sát, phân tích được tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh Thành phố Hải Dương trong giai đoạn 2010-2014, phân tích những điểm đạt được và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro trong cho vay trong giai đoạn 2010-2014. Cụ thể, Chi nhánh bước đầu kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu tại mức an toàn, kết quả thu hồi nợ đạt mức cao nhưng công tác quản trị rủi ro chưa bài bản, đa số dựa vào kinh nghiệm cá nhân mỗi cán bộ tín dụng, không có sự kết nối giữa các phòng ban trong quy trình quản trị rủi ro. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ yếu đến từ chính cách thức thực hiện tại Agribank chi nhánh Thành phố Hải Dương, trong đó nguyên nhân quan trọng là Chi nhánh chưa đưa ra được phương thức quản trị bài bản đối với rủi ro trong cho vay.
Xuất phát từ thực trạng và những nguyên nhân đã nêu ra, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại Chi nhánh trong giai đoạn tiếp theo. Đó là những nhóm giải pháp toàn diện trong toàn bộ quy trình liên quan quản trị rủi ro trong cho vay.Để thực hiện những giải pháp nói trên đòi hỏi sự nỗ lực, chủ động của Chi nhánh trong thời gian dài. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý trực tiếp đối để có cơ chế hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho Agribank chi nhánh Thành phố Hải Dương phát huy hết nội lực trong quá trình xây dựng cho riêng mình mô hình quản trị rủi ro trong cho vay hiệu quả, an toàn.
Với kết quả nghiên cứu đạt được như trên, tác giả luận văn hy vọng có thể góp phần giúp cho độc giả, đặc biệt là Ban lãnh đạo Agribank chi nhánh Thành phố Hải Dương có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay tại Chi nhánh, cũng như có thể tham khảo các giải pháp mà tác giả đã đưa ra để áp
dụng vào thực tế nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay tại Chi nhánh.
Tuy nhiên, do kiến thức tổng quan và kinh nghiệm của tác giả còn hạn chế nên luận văn vẫn còn nhiều thiết sót, kính mong các Thầy Cô giáo, các bạn học viên đọc và đóng góp ý kiến giúp tác giả có thể hoàn thiện hơn luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn.