Xây dựng quy chế chuẩn cho công tác kiểm soát sau cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thành phố Hải Dương (Trang 62)

II Phân theo thành phần KT

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI AGRIBANK THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

3.3.3 Xây dựng quy chế chuẩn cho công tác kiểm soát sau cho vay

Kiểm tra, kiểm soát sau cho vay là nghiệp vụ rất quan trọng giúp Chi nhánh ngăn chặn, phát hiện và xử lý tồn tại, yếu kém trong hoạt động cho vay.Tuy nhiên, thực tế làm việc tại Chi nhánh tôi nhận thấy công tác này vẫn chưa thực sự tỏ ra hiệu quả. Thứ nhất, hầu hết trách nhiệm kiểm tra sau cho vay thuộc về chính cán bộ tín dụng quản lý khoản vay. Điều này dẫn tới tâm lý chủ quan, qua loa trong công tác kiểm tra.Nếu phát hiện sai phạm, cán bộ tín dụng thường có xu hướng bỏ qua, che giấu dẫn tới rủi ro sau cho vay không được nhận diện và cảnh báo kịp thời.Thứ hai, đối với các đoàn kiểm tra đột xuất, kiểm tra kiểm soát mới chỉ đi vào phát hiện những thiếu sót trên bề mặt chứng từ mà chưa xây dựng được bộ khung những tiêu chí toàn diện để kịp thời phát hiện sai phạm. Xây dựng quy trình thẩm định đã khó, xây dựng quy chế kiểm tra sau còn khó hơn rất nhiều vì mục đích sử dụng vốn mỗi khoản vay khác nhau, cách thức quản lý của từng Khách hàng không giống nhau, rủi ro phát sinh sau cho vay rất đa dạng, khó lường. Chính vì vậy, tôi cho rằng, tìm ra cho Chi nhánh một quy trình chuẩn trong kiểm soát trong cho vay chính là bước ngoặt quyết định tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro trong cho vay. Giải pháp xây dựng bài bản cơ chế kiểm tra kiểm soát sau cho vay tập trung vào một số nội dung sau:

- Đối với những đoàn thanh kiểm tra đột xuất: Thành lập đoàn kiểm tra độc lập với Phòng Tín dụng, đoàn kiểm tra theo chuyên đề, tập trung kiểm tra những vấn đề quan trọng: cán bộ tín dụng có thực hiện đúng quy định về cho vay không, mục đích sử dụng vốn, dòng tiền của hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ của Khách hàng. Tránh sa vào kiểm tra quá nhiều nội dung hoặc chỉ tập trung vào bề mặt hồ sơ;

- Kiểm tra sau tập kiểm tra thực tế tại đơn vị Khách hàng sản xuất kinh doanh, kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo (nếu có). Trên thực tế, đã có rất nhiều Ngân hàng thương mại cho vay thế chấp bằng hàng tồn kho, hàng hóa hình thành sau cho vay nhưng lại không kiểm soát được những loại tài sản này dẫn tới tranh chấp không đáng có trong quá trình thu nợ, khiếu kiện đối với Khách hàng. Rủi ro pháp lý đặt ra trong trường hợp này rất nghiêm trọng.Kiểm tra thực tế, chính xác chính là cách giúp Chi nhánh phòng tránh được rủi ro đến từ cho vay có tài sản đảm bảo.

- Phát hiện sai phạm đồng thời phải đưa ra được những góp ý về biện pháp xử lý. Nếu cán bộ có liên quan đến sai phạm cố tình không hợp tác trong khắc phục xử lý, đoàn kiểm tra kiểm soát có quyền báo cáo trực tiếp bằng văn bản với các cấp quản lý cao hơn. Tránh hiện tượng bao che, dung túng cho cán bộ trong Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thành phố Hải Dương (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w