II Phân theo thành phần KT
2.2.2Thực trạng rủi ro trong cho vay tại Agribank Thành phố Hải Dương
2.4.1 Nguyên nhân chủ quan
2.4.1.1 Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro
Nguyên nhân từ việc cơ chế quản lý chưa phân quyền nhiều cho Agribank thành phố trong việc xử lý rủi ro. Như đã trình bày tại phần tồn tại trong quản trị rủi ro trong cho vay, Agribank thành phố Hải Dương chưa được phân quyền tự chủ trong quyết
định xử lý rủi ro. Do đó công tác xử lý, khắc phục tổn thất còn phụ thuộc vào Agribank cấp trên. Sự thiếu tự chủ dẫn tới hiệu quả xử lý rủi ro chưa cao, Chi nhánh phải chờ đợi cơ chế xử lý từ cấp trên gây nên độ trễ nhất định về thời gian trong quá trình quản trị rủi ro.
2.4.1.2 Qui trình và chính sách tín dụng
Hiện nay Agribank chưa có qui trình cụ thể cho từng đối tượng khách hàng. Việc cấp tín dụng được thực hiện theo qui trình chung chung chưa theo một chuẩn mực thống nhất trên toàn hệ thống. Hiện tại, toàn bộ hệ thống Agribank đang thực hiện qui trình cho vay theo Quyết định số 666/QĐ/HĐQT áp dụng chung cho tất cả mọi loại hình khách hàng mà chưa ban hành được qui trình cho vay riêng đối với tổ chức hay cá nhân, chưa có các văn bản hướng dẫn cho vay riêng cho từng loại sản phẩm tín dụng như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, theo dự án đầu tư…
Các mẫu hồ sơ quan trọng liên quan tới hoạt động tín dụng như Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp…trong cho vay đối với các Tổ chức kinh tế còn rất sơ sài, các điều khoản trong hợp đồng còn chưa được qui định chi tiết, đầy đủ nên dễ bị khách hàng lợi dụng.
+ Mặc dù HĐTV đã chỉ đạo các Ban, các bộ phận liên quan khẩn trưởng ban hành các văn bản, qui chế cho vay mới, qui chế bảo đảm tiền vay… tuy nhiên việc ban hành những văn bản này vẫn rất chậm. Ví dụ như Quyết định 1300/QĐ-HĐQT- TDHo ngày 3/12/2007 qui định về quy chế bảo đảm tiền vay trong hệ thống Agribank đã rất lỗi thời so với sự thay đổi của luật pháp, không còn phù hợp với tình hình hiện tại nhưng đến nay đã áp dụng được 6 năm nhưng vẫn chưa được thay thế.
+ Mô hình thẩm định cho vay còn chưa rõ ràng, tách bạch, chưa có sự khách quan độc lập giữa bộ phận tín dụng và bộ phận thẩm định. Hiện tại Agribank qui định đối với các khoản vay trên 2 tỷ thì phải được phê duyệt qua phòng/tổ thẩm định, việc thành lập bộ phận thẩm định như thế nào tùy thuộc vào điều kiện của từng chi nhánh. Đối với Agribank Hải Dương, Hội sở và các Chi nhánh loại 3 đều đã thành lập bộ phận thẩm định trực thuộc phòng tín dụng (đối với Hội sở)/phòng Kế hoạch kinh doanh (đối với chi nhánh loại 3) trong đó tổ trưởng tổ thẩm định là phó phòng Kế hoạch kinh doanh, còn các thẩm định viên thuộc tổ thẩm định đồng thời là các cán bộ tín dụng và thực hiện thẩm định chéo cho khoản vay các cán bộ tín dụng khác. Với mô hình như vậy thì chưa đảm bảo sự độc lập, khách quan trong việc ra quyết định, khi cả hai bộ phân đều trực thuộc một phòng ban, trưởng bộ phẩm định lại là cấp dưới của trưởng phòng tín dụng/trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh. Trong khi đó hầu hết các NHTM khác đã tách biệt rõ ràng giữa hai bộ phận này, thông thường có bộ phận Quan hệ khách hàng và bộ phận Quản trị rủi ro được hoạt động độc lập với nhau.
+ Các chính sách quản trị rủi ro chưa mang tính phòng ngừa, cảnh báo, ngăn chặn ngay từ đầu trong hoạt động tín dụng, mà thường được ban hành rất chậm khi rủi ro đã xảy ra. Ví dụ như khi hàng loạt các doanh nghiệp bất động sản vay vốn không có khả năng trả nợ thì Agribank mới ban hành văn bản dừng cho vay kinh
doanh bất động sản hoặc việc cho vay đối với kinh doanh bất động sản phải được trụ sở chính phê duyệt, hoặc khi xảy ra nhiều vụ việc kiện tụng liên quan đến Agribank trong hoạt động cấp bảo lãnh thì ban hành văn bản cấm các Chi nhánh loại 3 phát hành bảo lãnh thanh toán, mô hình cho vay thông qua bộ phận thẩm định đã được thực hiện từ nhiều năm trước tuy nhiên có nhiều bất cập xảy ra nên đã được xóa bỏ, nhưng đến khi nợ xấu tăng cao, chất lượng tín dụng giảm sút thì lại thành lập lại bộ phận thẩm định... Công tác quản trị, dự báo tình hình kinh tế và xây dựng chính sách phát triển tín dụng, việc xây dựng các chỉ tiêu, định mức kinh tế đối với từng ngành nghề chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến sự bị động trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Nguyên nhân từ khâu kiểm soát sau cho vay: kiểm tra sau, phát hiện rủi ro chậm, xử lý chậm. Việc kiểm tra đồng vốn sau khi ra khỏi Ngân hàng cũng quan trọng không kém so với việc quyết định đầu tư đồng vốn ấy vào đâu.Thực tế làm việc tại Chi nhánh, tôi nhận thấy công tác kiểm tra sau cho vay của Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả. Cán bộ tín dụng mới chỉ bó hẹp nhiệm vụ kiểm tra sau cho vay với việc thu nợ, kiểm tra hàng hóa trong trường hợp tài sản đảm bảo là tài sản hình thành trong tương lai, thậm chí sau khi cho vay, khâu kiểm tra tài sản đảm bảo, quá trình sử dụng vốn của Khách hàng cũng chưa phát huy hết hiệu quả. Chính việc hời hợt trong công tác kiểm tra sau cho vay dẫn đến khả năng cảnh báo, nhận diện rủi ro sau cho vay chưa thật tốt.Thêm nữa, quy trình cho vay chưa kết nối được các phòng ban với bộ phận Tín dụng.Hiện tại, Chi nhánh không có cơ cấu phòng Kiểm tra, kiếm soát nội bộ đã gây khó trong quá trình tự kiểm tra trong Chi nhánh. Hiện tại Chi nhánh chưa có được quy trình cho vay lấy phòng Tín dụng làm trung tâm, các phòng ban còn lại hỗ trợ, tương tác với phòng Tín dụng trong quá trình quản lý, xử lý khoản vay: phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro, bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu…
2.4.1.3 Đội ngũ cán bộ
Nguyên nhân từ phía con người trong quá trình thẩm định: trình độ cán bộ, đạo đức cán bộ.Điều này xuất phát từ ý thức cũng như nhận thức hạn chế của cán bộ trong tiếp cận, xử lý khoản vay. Do vô tình hoặc cố ý, cán bộ tín dụng có thể khiến việc thẩm định, kiểm soát sau cho vay thiếu khách quan, không cảnh báo được rủi ro tiềm ẩn. Hiện nay, cán bộ tín dụng tại Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở kiến thức về tài chính ngân hàng, chưa nhiều cán bộ có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực Chi nhánh cho vay các lĩnh vực thế mạnh tại địa phương. Chi nhánh hiện rất cần những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong cho vay, quản lý các lĩnh vực chuyên sâu.
Áp lực về việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và sự cạnh tranh rất khốc liệt trên địa bàn làm cho một bộ phận cán bộ tín dụng, một số chi nhánh phải chạy theo khách hàng, nới lỏng các điều kiện, qui trình cho vay nên cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
soát còn nhiều hạn chế, một bộ phận cán bộ không biết cách đọc thông tin tài chính mà khách hàng cung cấp, không biết cách thu thập những thông tin liên quan đến doanh nghiệp nên việc thẩm định cho vay còn sơ sài, còn dựa vào cảm tính và tài sản thế chấp mà không chú trọng đến phương án kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng. Thêm vào đó, Agribank thực hiện qui trình giao dịch một cửa, một món vay được thực hiện từ đầu đến khi tất toán khoản vay đều thông qua một cán bộ tín dụng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch nhưng lại gây bất lợi cho cán bộ tín dụng khi phải thực hiện nhiều khâu, phải đa năng trong công việc nên công tác thẩm định còn sơ sài, việc thu thập thông tin của khách hàng không được đầu tư đúng mức dẫn đến việc đánh giá tình hình của khách hàng
không chính xác, việc kiểm tra giám sát không được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, việc thực hiện mô hình giao dịch một cửa như hiện nay bộc lộ nhiều nhược điểm của nó trong việc phòng ngừa rủi ro do nguyên nhân đạo đức của cán bộ khi việc quản lý hồ sơ cho vay, việc giải ngân tiền vay, thu nợ đều do một cán bộ tín dụng thực hiện vì vậy việc kiểm soát các khâu này sẽ lỏng hơn so với mô hình giao dịch khác từ đến rất dễ dẫn đến các rủi ro như làm thất lạc hồ sơ, thu tiền của khách hàng nhưng không hạch toán thu nợ…
Công việc kiểm tra, kiểm soát của cán bộ tín dụng trước, trong và sau khi cho vay chưa được thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là đối với trường hợp doanh nghiệp có quan hệ truyền thống lâu dài cán bộ tín dụng thường có tâm lý ỷ lại, cả nể, bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ, các biên bản kiểm tra còn rất sơ sài về mặt nội dung đôi khi chỉ mang tính hình thức nên sự bất thường trong hoạt động của khách hàng chưa được phát hiện kịp thời nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thậm chí còn bị khách hàng lợi dụng, giả mạo giấy tờ… làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
2.4.1.4 Công nghệ Ngân hàng
Nguyên nhân từ công nghệ thông tin hỗ trợ cảnh báo rủi ro kém. Hiện nay, Agribank chi nhánh Thành phố Hải Dương mới sử dụng hệ thống công nghệ thông tin IPCAS để theo dõi khoản vay từ khi giải ngân đến quá trình thu nợ, Chi nhánh không có kênh thông tin tổng hợp, cập nhật tình hình hoạt động của Khách hàng. Hệ thống IPCAS mới dừng lại ở mức cảnh báo rủi ro khi Khách hàng trả nợ không đúng hạn, chưa tích hợp với thông số thông tin bên ngoài để tăng tính chính xác trong cảnh báo
rủi ro. Cho đến năm 2013, ngoài việc nhận hỗ trợ công nghệ từ Agribank, ngân sách Chi nhánh dành cho phát triển công nghệ thông tin chỉ dừng lại dưới 5 tỷ đồng, đa số trong phạm vi nâng cấp hệ thống máy móc, thiết bị mà chưa có đầu tư đúng mức cho phát triển phần mềm theo dõi nội bộ, xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá Khách hàng phù hợp với đặc trưng lĩnh vực cho vay, thay đổi thực tế trong từng giai đoạn cho vay… Việc chưa tận dụng hết lợi ích công nghệ thông tin đem lại cho công tác quản trị rủi ro là một hạn chế lớn của Chi nhánh trong quá trình đưa công tác quản trị rủi ro lên trình độ chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.