Xây dựng quy trình cho vay chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thành phố Hải Dương (Trang 61)

II Phân theo thành phần KT

3.3.1Xây dựng quy trình cho vay chặt chẽ hơn.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI AGRIBANK THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

3.3.1Xây dựng quy trình cho vay chặt chẽ hơn.

Theo như phân tích tại chương 2, quy trình cho vay tại Agribank chi nhánh Thành phố Hải Dương là quy trình một cửa, toàn bộ quy trình từ tiếp cận, thẩm định, cho vay, thu nợ, xử lý sau thu nợ đều do cán bộ tín dụng phụ trách. Hiện nay, tại Chi nhánh chưa thực hiện nghiệp vụ tái thẩm, nghĩa là việc một phòng ban độc lập với phòng tín dụng tái thẩm định báo cáo cho vay đối với khách hàng trước khi Ngân hàng quyết định giải ngân vốn. Thiếu mất kênh kiểm tra chéo rất có thể khiến cho quyết định cho vay của một cán bộ tín dụng trở thành quyết định mang tính chủ quan, võ đoán, thậm chí còn là hiện trạng lợi dụng chức vụ để thông đồng với Khách hàng chiếm dụng vốn bất hợp pháp. Do đó, rất cần Chi nhánh có sự điều chỉnh quy trình cho vay theo hướng chặt chẽ, khoa học hơn. Tôi cho rằng, đạt chuẩn ngay từ bước thẩm định và tái thẩm định khoản vay, tìm ra các phương án kinh doanh thực sự hiệu quả sẽ giúp Chi nhánh tránh được đa số các trường hợp tổn thất. Mô hình phòng tái thẩm đã được các Ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện trong thời gian dài và tỏ ra có hiệu quả đáng kể trong công tác ngăn ngừa rủi ro ngay từ khâu trước cho vay. Rõ ràng, nhận diện rủi ro trước khi đầu tư vốn có lợi hơn rất nhiều so với việc rủi ro được phát hiện sau khi vốn ra khỏi Ngân hàng. Mô hình tái thẩm thực sự là mô hình đáng được học hỏi và áp dụng sớm trong quy trình cho vay tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thành phố Hải Dương (Trang 61)