II Phân theo thành phần KT
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI AGRIBANK THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương
tỉnh Hải Dương
Với tư cách là cơ quan quản lý cao nhất về lĩnh vực Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) cần có nhiều hơn nữa các quy định mở để Agribank nói riêng, hệ thống NHTM nói chung có điều kiện hoạt động hiệu quả hơn nữa:
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có biện pháp cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng
(CIC).Hiện nay, CIC mới chỉ cung cấp được một số thông tin cơ bản về thông tin liên lạc, dư nợ, lịch sử trả nợ của Khách hàng. Để phát huy hiệu quả của cổng thông tin trực tuyến này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xây dựng thêm chức năng tra cứu về thông tin khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh, hệ số an toàn vốn, quan hệ tín dụng của Khách hàng với doanh nghiệp khác (nếu có), thông tin cảnh báo rủi ro… Làm được điều này sẽ giúp NHTM có căn cứ tin cậy trong quá trình tiếp cận Khách hàng.
Thứ hai, nắm bắt xu thế thị trường và nhiệm vụ từng thời kỳ của Đảng, Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần kịp thời đưa ra những điều chỉnh về mặt chính sách, phổ biến đến NHTM nhiệm vụ cụ thể từng thời kỳ, vùng miền, lĩnh vực đầu tư. Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên rà soát, sửa đổi và thông báo kịp thời đến các NHTM các văn bản quy định, hướng dẫn về nghiệp vụ ngân hàng. Những quy định sửa đổi phải phù hợp với định hướng phát triển chung của Đất nước, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ Quốc tế tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các NHTM trong quá trình hội nhập với tài chính quốc tế.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước với tư cách quản lý chung hệ thống NHTM nên tạo cơ chế mở để các NHTM hoạt động linh hoạt, tăng sức mạnh cạnh tranh. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước, tương tự với hệ thống tài chính tại Việt Nam, các NHTM hoạt động theo cơ chế cung cầu có sự điều tiết quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước cần dành nhiều quyền tự quyết cho các NHTM, chỉ đứng ra quản lý những vấn đề khung, không can thiệp quá sâu vào cơ chế quản lý của từng NHTM làm giảm khả năng cạnh tranh trong hệ thống NHTM. Hơn nữa, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước tránh quan niệm con nuôi- con đẻ trong hệ thống NHTM, xóa bỏ cơ chế xin cho vốn tồn tại lâu đời trong quan điểm quản lý của Việt Nam.Có như vậy, hoạt động Ngân hàng mới tạo được những bước tiến lớn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Công tác kiểm tra giám sát thể hiện ở việc quyết liệt chỉ tên những Ngân hàng yếu kém, xét điều kiện sáp nhập giữa các Ngân hàng để giảm thiểu hiện tượng sở hữu chéo giữa các Ngân hàng. Những năm gần đây, hệ thống NHTM Việt Nam diễn ra nhiều vụ sáp nhập các NHTM, Ngân hàng Nhà nước cũng thẳng thắn đưa ra danh sách những NHTM yếu kém để từ đó thanh lọc hệ thống ngân hàng, xây dựng kế hoạch quy hoạch hệ thống NHTM ngày càng vững vàng hơn. Công tác giám sát còn được thể hiện ở việc thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra thanh tra hoạt động tín dụng tại các NHTM tìm ra những sai phạm, cảnh báo rủi ro đến các NHTM giúp hệ thống tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình hoạt động.
Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương, đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, rất cần những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thông tư, nghị định từ Ngân hàng Nhà nước đến các Ngân hàng kịp thời, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố Hải Dương. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hải Dương cần thực hiện tốt vai trò đại diện cho Ngân hàng thương mại trên địa bàn nói lên tiếng nói, nguyện vọng, đề xuất với các cấp quản lý cao hơn trong quá trình triển khai, cụ thể hóa các quy định về cho vay. Có sự góp sức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương, các Ngân hàng thương mại nói chung, Agribank chi nhánh Thành phố Hải Dương nói riêng sẽ vững vàng hơn trong công tác quản lý, hoạt động kinh doanh của mình.