Kiểm toán Nhà n−ớc có chức năng kiểm tra th−ờng xuyên, và toàn diện hệ thống ngân sách:

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng về tham nhũng lãng phí trong các chương trình dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách và các giả pháp đặt (Trang 35)

và toàn diện hệ thống ngân sách:

Nạn tham nhũng, lãng phí diễn ra th−ờng xuyên, liên tục và ở tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Dù ở đâu, d−ới bất kỳ hình thức nào, quy mô nào cũng đều dẫn đến hậu quả gây cho nền kinh tế những thiệt hại về tài chính, sói mòn đạo đức, mất lòng tin với quần chúng nhân dân. KTNN ở mỗi quốc gia đều đ−ợc xem nh− là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất và có chức năng kiểm tra th−ờng xuyên, liên tục, toàn diện, không hạn chế đối với toàn

bộ công tác quản lý và sử dụng ngân sách Nhà n−ớc, nghĩa là trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà n−ớc. Hoạt động kiểm toán đ−ợc thực hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên thông qua việc thẩm định dự thảo ngân sách Nhà n−ớc, thẩm định các dự án công trình, dự án đầu t− xây dựng cơ bản, cho đến các báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo quyết toán tài chính hàng năm cũng nh− báo cáo quyết toán vốn đầu t− xây dựng cơ bản hoàn thành.

Có thể nói rằng, trong toàn bộ hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát của Nhà n−ớc, chức năng kiểm tra th−ờng xuyên, liên tục và toàn diện của KTNN đã tạo cho KTNN có khả năng phát hiện các sai lệch thông tin tài chính, thực hiện sai các quy định pháp luật hoặc trình độ năng lực quản lý yếu kém. Đây là những yếu tố dẫn đến tham nhũng, lãng phí, chính do ngăn chặn đ−ợc các yếu tố này đã làm cho KTNN có điều kiện, khả năng và vị thế quan trọng trên mặt trận chống tham nhũng, lãng phí mà không một cơ quan, tổ chức nào có thể thay thế đ−ợc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng về tham nhũng lãng phí trong các chương trình dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách và các giả pháp đặt (Trang 35)