7. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Mục tiêu
Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện TTHQĐT trên toàn quốc với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoạt động thông suốt và các quyết định do Hệ thống đưa ra đảm bảo tính chính xác cao, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật theo các mục tiêu sau:
Tất cả người khai hải quan điện tử và cán bộ công chức hải quan cần phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp và phải có chứng chỉ hợp lệ thì mới được khai hải quan điện tử.
Nhằm hướng tới một “Hải quan mọi lúc, mọi nơi” vào năm 2020 (công chức hải quan có thể làm việc mọi lúc mọi nơi; người khai hải quan có thể thực hiện thủ tục hải quan, được cung ứng dịch vụ hải quan mọi lúc, mọi nơi) thì giai đoạn từ nay đến 2015, việc triển khai thủ tục hải quan điện tử được đẩy mạnh không chỉ trong nội bộ ngành Hải quan mà với cả các cơ quan ban ngành, các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp bên ngoài, tập trung vào 5 trụ cột chủ chốt sau:
Thứ nhất là eClearance: Thông quan điện tử;
Thứ hai là eManifest: Tiếp nhận thông tin bản lược khai hàng hóa và các chứng từ liên quan, thực hiện thông quan phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, tiến tới thông quan trước khi hàng đến;
Thứ ba là ePermit: Quản lý và trao đổi thông tin giấy phép, C/O điện tử; Thứ tư là ePayment: Thanh toán thuế điện tử;
Thứ năm là eOffice: Quản lý văn phòng điện tử.
Đây cũng là nền tảng cho triển khai cơ chế một cửa quốc gia, một cửa Asean và thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.