7. Kết cấu của đề tài
1.4.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho hải quan Việt Nam
Qua nghiên cứu mô hình thủ tục HQĐT các nước, mặc dù mỗi nước đều có một quá trình phát triển riêng với việc ứng dụng những mô hình khác nhau. Tuy nhiên, những mô hình này đều có những điểm chung và bài học kinh nghiệm quý báu cho HQ Việt Nam trong quá trình thực hiện TTHQĐT như sau:
* Về mô hình thủ tục HQĐT:
Mô hình thủ tục HQĐT của các nước đều gồm có 3 thành phần:
- Người khai báo (cá nhân, công ty, tổ chức, đại lý HQ): Các nước có lực lượng đại lý HQ phát triển mạnh thì TTHQ có điều kiện phát triển mạnh và cơ quan HQ có nhiều thuận lợi trong hoạt động quản lý. Ví dụ: Hàn quốc, Nhật Bản.
- Cơ quan hay tổ chức truyền nhận dữ liệu (VAN): Là tổ chức trung gian kết nối DN với cơ quan HQ. Tổ chức này có thể là công ty tư nhân hoặc Nhà nước. Ví dụ: Inter Commercer (Philippin), KT-Net (Hàn Quốc), NACCS (Nhật Bản).
- Cơ quan HQ: Để triển khai thủ tục HQĐT được tốt, hầu hết các nước đều lựa chọn phương án thiết lập các TTDL Trung ương và các TTDL vùng. Việc áp dụng mô hình này vừa tiết kiệm chi phí đầu tư trang thiết bị, giảm bớt nhân lực và bộ máy tổ chức, vừa nâng cao hiệu quả trong quản lý, phù hợp với ý nghĩa không biên giới của phương tiện điện tử. Ví dụ: Nhật Bản (9 vùng), Hàn Quốc (6 vùng), Philippin (chỉ có 1 trung tâm ở trung ương).
* Về phương pháp thực hiện:
Hầu hết các nước đều có sự lựa chọn triển khai thí điểm trước khi đưa mô hình vào thực hiện chính thức. Ví dụ: Philippin: thí điểm đối với hàng xuất tại một cảng, sau đó áp dụng đối với hàng NK và mở rộng ra các cảng khác.
* Về mức độ thực hiện:
Việc thực hiện khai HQĐT có thể ở 3 mức độ khác nhau:
- Các chứng từ khai điện tử thay thế toàn bộ bộ hồ sơ giấy phải nộp (Nhật Bản, Hàn Quốc).
- Các chứng từ khai điện tử không thay thế hoàn toàn cho bộ hồ sơ giấy, người khai vẫn có trách nhiệm nộp bộ hồ sơ giấy sau khi thông quan hàng hoá. Cơ quan HQ dựa trên bộ hồ sơ khai điện tử để làm thủ tục thông quan. (Đa số
các nước đang áp dụng hệ thống thông quan tự động thực hiện theo phương án này).
- Sau khi khai HQĐT, người khai vẫn phải nộp bộ hồ sơ giấy và trên cơ sở đó cơ quan HQ làm các thủ tục HQ tiếp theo (HQ Philippin).
Trong tất cả các trường hợp, khi khai HQĐT người khai chỉ phải khai một số chứng từ trong quy định của bộ hồ sơ HQ chứ không phải khai hết tất cả các loại chứng từ. Các nước áp dụng khai điện tử ở mức độ cao đã có Luật Thương mại điện tử, chữ ký điện tử, giao dịch điện tử hoặc tương đương và là những nước có tiềm năng trong phát triển hạ tầng cơ sở CNTT.
* Điều kiện thực hiện:
- Phần lớn các nước đều có hệ thống EDI của quốc gia hoặc hệ thống thông quan tự động hoặc tổ chức VAN làm nền tảng cho việc áp dụng thủ tục HQĐT. Những nước có hệ thống EDI hoàn chỉnh, thương mại điện tử phát triển và CP điện tử mạnh thì việc triển khai thủ tục HQĐT sẽ thuận lợi và có điều kiện phát triển.
- Nguồn lực tài chính để hiện đại hóa HQ trong đó có việc thực hiện thủ tục HQĐT là nguồn nội lực và nguồn vốn vay từ bên ngoài.
- Khi triển khai thực hiện, hầu hết các nước đều có mục tiêu, chiến lược rõ ràng, cụ thể. Cơ sở pháp lý là Luật thương mại điện tử và các quy định có liên quan.
- Phát triển thủ tục HQĐT đi đôi với áp dụng phương pháp QLRR, nghiệp vụ KTSTQ, thông tin tình báo HQ (thu thập, xử lý thông tin) và tăng cường các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho việc kiểm tra.
- Nguồn nhân lực thực hiện (bao gồm HQ, đại lý HQ, DN) phải phù hợp và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Riêng đội ngũ HQ, các nước đều chú trọng xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, cử đi đào tạo tại WCO và các nước phát triển trên thế giới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỦ TỤC HẢI