Quá trình triển khai TTHQĐ Tở Việt Nam từ 2005 đến nay

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thủ tục hải quan điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 36)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.2.Quá trình triển khai TTHQĐ Tở Việt Nam từ 2005 đến nay

Thực hiện lộ trình cải cách hành chính, hiện đại hoá hải quan và dựa trên Luật Hải quan sửa đổi năm 2005 đồng thời từng bước cải cách hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với chuẩn mực của hải quan hiện đại trong khu

vực và thế giới; chuyển đổi từ thủ tục hải quan thủ công sang thủ tục hải quan điện tử, để góp phần cải cách hành chính trong ngành hải quan. Ngày 1/6/2005, Bộ Tài Chính đã làm tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép thực hiện thí điểm TTHQĐT. Ngày 20/6/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 149/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử vào tháng 9/2005 tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng và Cục Hải quan TP.Hồ Chí minh.

Tính đến ngày 21/12/2012, Bộ Tài chính – Tổng cục Hải quan đã triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn I (9/2005 - 11/2009): giai đoạn thí điểm hẹp theo Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử;

Giai đoạn II (12/2009 - 12/2012): giai đoạn thí điểm mở rộng theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTG ngày 12/8/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 149/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử.

Sau khi kết thúc giai đoạn I triển khai thí điểm TTHQĐT theo Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 50/2005/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải Quan đã tổ chức hội nghị tổng kết quá trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử theo Quyết định nêu trên để đánh giá rút kinh nghiệm, xây dựng phương hướng, lộ trình tiếp tục triển khai thủ tục hải quan điện tử. Kết quả thực hiện thí điểm giai đoạn I (9/2005 - 11/2009),sau khi có đầy đủ cơ sở pháp lý và các nguồn lực để thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, tháng 9/2005 Tổng cục hải quan ban hành quyết định chính thức vận hành hệ thống thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan điện tử Hải Phòng - Cục Hải quan TP. Hải Phòng; tại Chi cục Hải quan điện tử Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù, giai đoạn này có nhiều điểm tiến bộ song phần lớn quy trình nghiệp vụ thủ tục vẫn thực hiện bằng phương pháp thủ công; một số bước, một số khâu còn chồng chéo; quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục

hải quan điện tử chưa xác định rõ; chưa có quy định cho việc tham gia của thủ tục hải quan.

Triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử Giai đoạn II (12/2009 - 12/2012) với mục tiêu thực hiện thí điểm mở rộng TTHQĐT trên cơ sở những kết quả đạt được và chưa đạt được khi thực hiện Quyết định 149/2005/QĐ-TTg, Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan nhận thấy những vấn đề đã thực hiện thành công, cần nhanh chóng tiếp tục mở rộng phạm vi thực hiện (loại hình kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu) cho các Chi cục của Cục Hải quan trọng điểm, cho tất cả các DN được tham gia.

Ngày 12/8/2009, Chính phủ đã ban hành Quyết định 103/2009/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 149/2005/QĐ-TTg về việc thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Trong lần mở rộng này, việc lựa chọn đơn vị triển khai TTHQĐT dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, đa dạng của các loại hình XNK, các cơ chế HQ đồng thời hướng tới các chuẩn mực quốc tế và quản lý HQ.

Địa bàn thí điểm từ 2 cục Hải quan tỉnh, thành phố mở rộng 13 Cục Hải quan tỉnh, thành phố gồm: Cục Hải quan TP. Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Đối tượng áp dụng bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa với 03 loại hình chính (hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, gia công, sản xuất hàng xuất khẩu) và 6 loại hình khác (chế xuất ưu tiên, tạm nhập tái xuất, XNK dự án đầu tư, XNK tại chỗ, XNK trả lại, chuyển cửa khẩu);

Nội dung điện tử hóa bao gồm:

- Thứ nhất, khai báo, tiếp nhận thông tin và phản hồi thông tin qua phương tiện điện tử 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần;

- Thứ hai, hồ sơ hải quan dựa trên chứng từ điện tử: Tờ khai hải quan được điện tử hóa và có giá trị như tờ khai giấy, các chứng từ khác điện tử hóa thông qua hình thức chuyển đổi chứng từ giấy sang thông tin điện tử và khai tới cơ quan hải quan (theo quy định của Luật giao dịch điện tử);

- Thứ ba, xử lý thông tin khai hải quan tự động: kiểm tra hợp lệ, hợp

chuẩn thông tin khai báo; cảnh báo chính sách mặt hàng kiểm tra, đối chiếu giữa thông tin khai trên tờ khai hải quan điện tử với các chứng từ của bộ hồ sơ hải quan đã được điện tử hóa kiểm tra, đối chiếu thông tin khai với các yêu cầu của từng chế độ quản lý hải quan.

TTHQĐT giai đoạn này đã áp dụng phương thức quản lý dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro để đánh giá độ tuân thủ và phân luồng hàng hóa dựa trên bộ tiêu chí quản lý rủi ro và hồ sơ tuân thủ doanh nghiệp thay cho việc kiểm soát từng giao dịch xuất nhập khẩu.

Với quyết tâm, nỗ lực của ngành HQ, giai đoạn này ngành HQ đã đạt được một số kết quả khả quan:Quyết định 103/2009/QĐ-TTg có vai trò to lớn, làm tiền đề cho việc đẩy nhanh tiến độ cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan nói chung cũng như triển khai TTHQĐT nói riêng, đảm bảo nguyên tắc vừa tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan.

Về ưu điểm, mở rộng đối tượng và phạm vi thực hiện so với giai đoạn I. Theo đó, tất cả các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có nhu cầu đều được tham gia thực hiện TTHQĐT; địa bàn thực hiện TTHQĐT từ 2 Cục Hải quan tăng lên 21 Cục Hải quan tỉnh, thành phố;

Mở rộng loại hình thí điểm: so với giai đoạn 1 TTHQĐT mới chỉ thực hiện đối với 3 loại hình thủ tục và 1 chế độ quản lý hải quan (hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, hàng hóa gia công, hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu và hàng hóa chuyển cửa khẩu) thì giai đoạn 2 TTHQĐT được thực hiện với cho 3 loại hình chính (hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, gia công, sản xuất hàng xuất khẩu) và 6 loại hình khác (chế xuất

ưu tiên, tạm nhập tái xuất, XNK dự án đầu tư, XNK tại chỗ, XNK trả lại, chuyển cửa khẩu);

Việc triển khai mở rộng TTHQĐT theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp, góp phần giảm thời gian thông quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu… đồng thời góp phần thống nhất về nhận thức, hành động của đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành Hải quan về công tác cải cách hiện đại hóa nói riêng cũng như cải cách thủ tục hành chính nói chung, góp phần thực hiện thành công Đề án 30 của Chính phủ trong lĩnh vực Hải quan.

Trong quá trình thực hiện giai đoạn II phát sinh một số tồn tại, hạn chế như:

- TTHQĐT thực hiện theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg trong thời gian qua vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào trong quy trình thông quan hàng hóa. Việc triển khai TTHQĐT trong việc tiếp nhận, xử lý các thông tin về lược khai hàng hóa trước thông quan chưa được tiến hành đồng bộ và mới ở trong giai đoạn ban đầu. Việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia tại các Bộ, Ngành mới chỉ dừng ở giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị về mặt pháp lý mà chưa được thực hiện trên thực địa cũng làm hạn chế hiệu quả tổng thể của TTHQĐT nói chung;

- Do công tác chuẩn hóa danh mục quản lý chuyên ngành, những hạn chế của việc trao đổi thông tin giữa các Bộ, Ngành với cơ quan Hải quan nên mức độ tự động hóa của Hệ thống TTHQĐT chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

- Hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ cho việc thực hiện TTHQĐT của cả cơ quan Hải quan cũng như của doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự ổn định, còn phát sinh nhiều các lỗi về đường truyền mạng gây ra những ảnh hưởng trong quá trình thông quan hàng hóa. Việc triển khai chữ ký số còn nhiều bất cập do hạn chế của các cơ quan chứng thực, làm hạn chế khả năng sử dụng chứng từ điện tử an toàn để thay thế chứng từ giấy theo tinh thần của Quyết định 103/2009/QĐ-TTg.

- Thủ tục hải quan điện tử thực chất chỉ là một phương thức thực hiện và chỉ có thể phát huy được hiệu quả tối đa nếu các chế độ quản lý HQ được chuẩn hóa

theo thông lệ quốc tế và năng lực thực hiện của các cơ quan liên quan. Việc thực hiện TTHQĐT theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg cơ bản vẫn dựa trên các chế độ quản lý hải quan hiện hành được quy định tại Luật Hải quan và một số Luật khác có liên quan. Do đó, vẫn chịu sự tác động của các hạn chế do Luật Hải quan hiện hành mang lại;

- Cơ sở vật chất của các cửa khẩu cảng biển, cảng hàng không, đường bộ... của Việt Nam chưa được đầu tư đồng bộ, còn manh mún, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chung của việc thực hiện TTHQĐT.

Sau 4 năm thí điểm TTHQĐT theo quyết định số 149/2005/QĐ - TTg ngày 20/6/2005 của Thủ trướng Chính phủ, đến nay TTHQĐT đã được cộng đồng các DN quan tâm thực hiện. Có thể thấy, việc triển khai áp dụng TTHQĐT dựa trên hệ thống công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ đơn giản, hài hoà thống nhất, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế đã đem lại nhiều lợi ích cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp.

Mô hình TTHQĐT hiện đang được áp dụng tại Việt Nam, cụ thể tại hai Chi cục Hải quan điện tử Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh và mở rộng áp dụng cho các chi cục hải quan điện tử theo quyết định số 103/2009/QĐ - TTg có thể được mô tả như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp sử dụng chương trình phần mềm cập nhập các thông tin khai hải quan bao gồm: tờ khai điện tử, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép. Dữ liệu khai điện tử được đóng gói, ký, mã hoá, sau đó được gửi đến Trung Tâm của tổ chức truyền nhận dữ liệu điện tử (gọi tắt là VAN). Hệ thống xử lý dữ liệu VAN sẽ kiểm tra xác thực doanh nghiệp khai điện tử, nếu được chấp nhận, dữ liệu khai điện tử sẽ được truyền xuống chi nhánh đặt tại chi cục hải quan điện tử (dữ liệu khai điện tử tại thời điểm này vẫn được đóng gói và đảm bảo VAN không biết được nội dung các thông tin khai điện tử của doanh nghiệp).

Dữ liệu khai điện tử được truyền xuống hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Chi cục hải quan điện tử. Tại đây, hệ thống thông quan điện tử sẽ kiểm tra chữ

ký điện tử của doanh nghiệp, giải mã dữ liệu khai điện tử, kiểm tra các thông tin khai và cấp số tờ khai thuế trong trường hợp dữ liệu được chấp nhận. Thông tin được phản hồi lại cho doanh nghiệp trong trường hợp dữ liệu khai hải quan của người khai hải quan không được chấp nhận.

Căn cứ vào chính sách mặt hàng, bộ tiêu chí rủi ro, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử phân luồng xanh, vàng hoặc đỏ. Sau khi phân luồng, hệ thống tự động gửi thông báo hướng dẫn thủ tục hải quan điện tử đến doanh nghiệp, doanh nghiệp dựa trên thông báo hướng dẫn thủ tục hải quan điện tử thực hiện các bước tiếp theo của quy trình hải quan điện tử.

Trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm TTHQĐT mở rộng theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23/10/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2012/NĐ-CP của Chính Phủ đưa TTHQĐT trở thành một phương thức thực hiện thủ tục hải quan chính thức từ ngày 01/01/2013 và đến nay cũng đạt được những thành công bước đầu. Nổi bật là vấn đề tự động hóa của Hệ thống được nâng cao tạo thuận lợi hơn cho hoạt động XNK và đảm bảo công tác quản lý của cơ quan Hải quan.

2.2. Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được của việc thực hiện TTHQĐT ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thủ tục hải quan điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 36)