7. Kết cấu của đề tài
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp
3.3.1.Về phía Tổng cục Hải quan
3.3.1.1. Xây dựng chiến lược quản lý
Một trong những yêu cầu quản lý là phải phát hiện, nắm bắt, đánh giá và phân tích những nhân tố mới xuất hiện tác động đến hoạt động của tổ chức. Các tác động đó có thể là của nhóm các yếu tố bên ngoài, khách quan như chính sách kinh tế, xã hội của nhà nước, xu hướng phát triển khoa học, công nghệ của thế giới,... hoặc do nhóm các yếu tố chủ quan thuộc môi trường bên trong như phong cách quản lý, cơ cấu, thể chế hoạt động của tổ chức,... Khi các yếu tố này thay đổi sẽ tác động đến môi trường làm việc của tổ chức, tạo ra nhiều cơ hội hơn, nhưng cũng có thể phá vỡ mối quan hệ cân bằng, đe doạ sự tồn tại và phát triển của tổ chức, buộc các nhà quản lý phải có biện pháp, bước đi thích hợp để
thích nghi với điều kiện môi trường mới. Đó được gọi là sự thay đổi tổ chức. Quá trình này diễn ra liên tục và là nhân tố quan trọng thúc đẩy tổ chức hoàn thiện hơn.
Trước sự phát triển nhộn nhịp và biến động thường xuyên của hoạt động thương mại quốc tế, ngành Hải quan Việt Nam phải có những thay đổi kịp thời để thích nghi và không bị tụt hậu. Tuy TCHQ đã có một số thay đổi về cơ cấu tổ chức, cách thức vận hành với công nghệ và phương pháp quản lý mới, nhưng chưa đồng bộ và thiếu một chiến lược quản lý dài hạn ảnh hưởng đến kết quả thực hiện.
Vì vậy, dù phải đối mặt với khối lượng công việc rất lớn từ chuẩn bị nhân sự, nguồn lực... nhưng xây dựng chiến lược quản lý sự thay đổi là việc làm thiết thực và cần tiến hành ngay để phát huy tối đa những lợi ích thay đổi đó. Trước hết, chiến lược quản lý sự thay đổi cần phải tập trung vào các vấn đề sau:
Tái cơ cấu tổ chức, mạng lưới hải quan:
Với cơ cấu tổ chức theo 3 cấp quản lý gồm TCHQ; 34 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh; 183 Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương, bộ máy hoạt động của TCHQ tương đối cồng kềnh, có quá nhiều người làm việc ở cấp độ trung gian và trùng lặp về công việc, làm hạn chế mối liên hệ giữa Tổng cục và cấp thừa hành (Chi cục), kéo theo sự thiếu hụt về thông tin chỉ đạo và phản hồi, hoặc các thông tin đến chậm, kém hiệu quả.
Do vậy, cần sắp xếp lại cơ cấu tổ chức mạng lưới hải quan trên toàn quốc theo hướng giảm các cấp quản lý trung gian, giảm bớt số lượng Cục Hải quan địa phương, tăng tính tự chủ và linh hoạt cho các Chi cục. Có thể xây dựng Cục Hải quan vùng căn cứ vào quy mô, tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, chức năng, khối lượng công việc, tính chất phức tạp của hàng hoá... nhưng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai... với số lượng dao động khoảng từ 8 đến 10 đơn vị, chứ không phải theo cách phân chia truyền thống dựa vào số lượng cán bộ công chức hoặc theo phân vùng địa lý như hiện nay.
Ngoài ra, cần có quy chế phối hợp chặt chẽ chức năng, cùng hợp tác giữa các đơn vị và giữa các cấp trong ngành. Hợp lý hoá tổ chức bằng cách giảm bớt các cấp độ chỉ huy, kiểm soát, cải thiện cơ chế liên lạc và phản hồi thông tin.
Xây dựng quy trình TT HQĐT hiện đại:
Trọng tâm của Công ước Kyoto sửa đổi là đòi hỏi sự hài hoà và đơn giản hoá thủ tục hải quan. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục tiêu này và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Điều quan trọng trong việc xây dựng các quy trình thủ tục HQĐT hiện đại là phải đơn giản hoá cho cả cơ quan hải quan và các bên có liên quan, tạo thuận lợi cho hải quan, nhưng không được gây khó khăn cho cộng đồng DN. Quá trình này không dễ dàng, cần có sự hỗ trợ từ nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan:
Thứ nhất, có thể đơn giản hoá TTHQĐT bằng cách cho phép DN được thông quan hàng hoá trước khi hàng đến. Dựa trên cơ sở tự đánh giá, các DN tuân thủ khai báo hồ sơ, giải quyết các vấn đề vướng mắc trước khi hàng đến thông qua hệ thống khai báo điện tử. Cơ quan hải quan có nhiều thời gian hơn để đánh giá rủi ro và kiểm tra hàng hoá nếu cần thiết, còn DN chủ động hơn trong các kế hoạch vận chuyển, cung cấp hàng hoá để kiểm tra với chi phí thấp hơn. Dây chuyền tiếp nhận được giảm đi, cũng có nghĩa là giảm tắc nghẽn tại các cảng biển, sân bay, làm giảm áp lực công việc cho các cơ quan Hải quan và DN.
Thứ hai, việc thu nộp thuế XNK, lệ phí thủ tục của DN có thể đơn giản hơn nếu luật pháp cho phép DN thanh toán một lần các khoản nợ trong tháng thay vì phải thanh toán từng lô hàng riêng rẽ theo thời gian ân hạn thuế như quy định hiện hành. Điều đó không gây ảnh hưởng đáng kể nào tới hoạt động thu ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan mà còn giúp DN giảm thời gian theo dõi nợ thuế. Mặt khác, hệ thống thanh toán thuế mới còn tạo thuận lợi cho việc phát triển các Đại lý khai thuê hải quan thành một ngành nghề thực sự và góp
phần chia sẻ rủi ro thu thuế XNK giữa cơ quan Hải quan với các tổ chức tài chính, các DN XNK.
Tuy nhiên, khi mới triển khai, hệ thống thu thuế này chỉ nên áp dụng với các DN, các đại lý lớn có mức độ rủi ro tài chính thấp và có sự tham gia bảo lãnh của ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính có uy tín, chứ không phải cho tất cả các đối tượng, như các DN, đại lý khai thuê nhỏ, hoạt động không thường xuyên sẽ không được khuyến khích áp dụng.
Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá:
Con người là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định dối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Nếu triển khai triển lược quản lý sự thay đổi chỉ tập trung vào hệ thống máy móc, quy mô tổ chức, quy trình thủ tục,... mà ít chú ý đến nhân tố con người, các cá nhân ngại thay đổi cách làm việc theo kiểu cũ, không sẵn sàng tiếp nhận tư duy, phương thức quản lý, kỹ năng thao tác mới thì các nỗ lực thay đổi khó thành công được.
Mặc dù TCHQ đã thành lập Trường Hải quan Việt Nam, nhưng trang thiết bị, cơ sở đào tạo, nội dung, phương pháp đào tạo còn thiếu, đội ngũ giáo viên chủ yếu là kiêm nhiệm, thiếu giáo viên chuyên trách, các chiến lược phát triển nguồn nhân lực vẫn chưa được triển khai toàn diện. Vì vậy, ngay từ bây giờ, phải thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại dựa trên năng lực, nhu cầu công việc để đảm bảo tất cả các cán bộ Hải quan “đa năng”, có đủ trình độ, hiểu biết, có khả năng phát triển toàn diện, sẵn sàng tiếp nhận sự cải cách, đổi mới và cung cấp những “dịch vụ” chất lượng hoàn hảo, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng và các nhà đầu tư. Khi từng cán bộ công chức Hải quan được trang bị đầy đủ kiến thức, hiểu rõ và thấy được hiệu quả của phương pháp quản lý mới sẽ không ngại và sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi để có một môi trường làm việc hiện đại, minh bạch hơn.
Ngoài ra, TCHQ phải tổ chức, sắp xếp lại nhân sự theo năng lực, những người không đáp ứng được công việc phải chuyển công tác hoặc nghỉ việc, phù hợp với cơ cấu tổ chức hải quan gọn nhẹ, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Thường xuyên tiến hành luân chuyển cán bộ nhằm đạo tạo tại chỗ và toàn diện về nghiệp vụ cho cán bộ, đồng thời, tránh để một người làm tại một vị trí quá lâu, dễ nảy sinh tình trạng tiêu cực, sách nhiễu DN. Tuy nhiên, việc làm này cần được thực hiện minh bạch, công khai, tránh sự hiểu lầm, thắc mắc giữa những người có liên quan.
Trang bị hệ thống máy móc, thiết bị làm việc hiện đại
Lưu lượng hàng hoá, giao dịch thương mại ngày một nhiều hơn, trong khi hầu hết máy móc, trang thiết bị hỗ trợ công việc đều cũ, lạc hậu, kém hiệu quả, nguồn nhân lực thiếu nên các cán bộ hải quan phải làm việc dựa trên các thao tác thủ công là chính. Để giảm áp lực cho cơ quan hải quan, tạo điều kiện đơn giản hoá thủ tục khi thông quan và kiểm sát hàng hoá XNK hiệu quả, cần phải ưu tiên trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị kiểm tra hải quan hiện đại để chuyển từ thực hiện thủ tục hải quan thủ công vẫn còn tồn tại sang thủ tục hải quan hiện đại.
Trước hết, cần lắp đặt camera giám sát tại sân bay, cảng biển, các cửa khẩu biên giới - nơi có lưu lượng hàng hoá và người qua lại đông, khó kiểm soát được bằng các thao tác thủ công. Đồng thời, rà soát lại tính hiệu quả tại các đơn vị đã được lắp đặt camera như Sân bay Nội Bài, Sân bay Tân Sơn Nhất... nếu thiết bị cũ, chất lượng không đảm bảo thì cần sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
Ngoài ra, do tầm quan trọng của an ninh toàn cầu, vấn đề buôn lậu và vận chuyển hàng hoá trái phép gia tăng nên nhu cầu mua sắm các thiết bị kiểm soát như cân ô tô, máy soi hàng hoá, máy soi container, các thiết bị phân tích, phân loại hàng hoá đang tăng cao. Khi được trang bị các thiết bị hiện đại, công việc giám sát của cơ quan hải quan sẽ đơn giản hơn, hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ và hoàn toàn thiết thực khi áp dụng kỹ thuật QLRR. Tuy nhiên, chi phí mua sắm thiết bị rất lớn, cần người sử dụng được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm do vận hành phức tạp và các thiết bị sửa chữa, bảo dưỡng tốn kém. Do vậy, trước mắt, các thiết bị này sẽ không thích hợp nếu đặt ở những vùng xa xôi, nơi không có sẵn các kỹ sư bảo dưỡng có trình độ và khó cung cấp được phụ tùng
thay thế kịp thời mà chỉ nên trang bị tại các cảng biển, cửa khẩu đường bộ chính, các đô thị lớn, nơi có khối lượng công việc nhiều như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng... Như vây, vừa điều tiết hợp lý chi phí mua sắm nhưng vẫn phát huy được tối đa hiệu quả của các thiết bị này.
Coi công nghệ thông tin là chìa khoá đạt mục tiêu
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, Hải quan Việt Nam đang triển khai thử nghiệm mô hình thông quan điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng với những kết quả đáng khích lệ: Thời gian làm thủ tục hải quan giảm từ 7-8 giờ xuống còn 2-3 phút, giảm tối đa giấy tờ nộp cho cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này cần phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin từ Tổng cục tới các Chi cục sao cho phù hợp, đồng thời cần nâng cao kỹ thuật, áp dụng vào tất cả các bước, các thao tác trong quy trình thủ tục vì điều này sẽ giúp việc sử dụng các chuẩn mực quốc tế trong việc trao đổi dữ liệu điện tử được rộng rãi hơn. Mặt khác, cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của công nghệ thông tin với chương trình cải cách ngành Hải quan nhưng không phải là tất cả. Quy trình HQĐT theo đúng chuẩn quốc tế mới là ưu tiên hàng đầu trong cải cách, nếu không lưu ý đến điều này thì ứng dụng công nghệ thông tin sẽ chỉ là một sự lãng phí.
Chắc chắn, khi triển khai chiến lược quản lý sự thay đổi như trên sẽ có nhiều phản ứng khác nhau từ phía những người liên quan như ủng hộ chính sách, đánh giá cao sự thay đổi lề lối làm việc, nhưng cũng có không ít chỉ trích, chống đối từ những cá nhân mang tư tưởng bảo thủ e ngại sự thay đổi sẽ phá vỡ môi trường ổn định, hoặc bị mất quyền lợi, lợi ích mà họ đang được hưởng. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược, TCHQ cần phải cân nhắc kỹ những tác động của sự thay đổi, đồng thời lắng nghe ý kiến phản hồi để hoàn thiện.
3.3.1.2. Hoàn thiện quy trình QLRR
- Bổ sung, hoàn thiện bộ tiêu chí QLRR. Hiện nay, bộ tiêu chí QLRR bao gồm 76 tiêu chí, bao quát được hầu hết các yếu tố phát sinh và đối tượng rủi ro, nhưng vẫn còn thiếu nhiều tiêu chí trong khi có những tiêu chí khác bị trùng lặp.
Vì vậy, cần rà soát lại và điều chỉnh ngay những thiếu sót để bộ tiêu chí quản lý được đầy đủ, hoàn thiện hơn, là cơ sở để nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro và xác định hình thức xử lý rủi ro phù hợp nhất.
- Kết quả đánh giá, phân luồng hàng hoá còn chưa phù hợp với các quy định của pháp luật và thực tiễn, vì vậy cần phải kiểm tra, tính toán lại các mức độ điểm số từng tiêu thức rủi ro trong hệ thống cơ sở dữ liệu, phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro. Việc giả định điểm số không chính xác khiến cho kết quả đánh giá rủi ro chưa sát với thực tế, nhiều DN chấp hành tốt pháp luật vẫn bị đánh giá và không được hưởng chính sách ưu tiên hơn so với các DN không chấp hành tốt pháp luật khác. Bên cạnh đó, cần hiệu chỉnh lại hệ thống phần mềm QLRR cho tương thích với các hệ thống phần mềm quản lý đa chức năng khác để kết quả đánh giá rủi ro được chính xác và có biện pháp xử lý rủi ro phù hợp hơn. Việc làm này không những làm giảm thời gian giải quyết vướng mắc của các cán bộ công chức hải quan thừa hành, mà còn khuyến khích các DN tăng cường tuân thủ pháp luật, góp phần tăng tính hiệu quả của công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật hải quan.
- Ngoài ra, cần quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng cấp QLRR trong TCHQ nhằm gắn trách nhiệm của từng cấp với công việc cụ thể họ phải đảm trách, nhất là trong khâu thu thập, truyền, nhận thông tin. Việc đánh giá, giám sát và phản ánh kịp thời các thông tin về rủi ro thu thập mới sẽ là cơ sở để thực hiện QLRR chính xác, hiệu quả hơn.
3.3.1.3. Nâng cao hiệu quả KTSTQ
KTSTQ là hoạt động thông thường nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của DN và phát hiện những sai sót của cơ quan hải quan trong quá trình thông quan hàng hoá. Thực chất đó là khâu nghiệp vụ tiếp theo của kiểm tra hải quan nhằm thu thập thêm thông tin, đảm bảo sự tự nguyện tuân thủ pháp luật của DN. Do vậy, cần phải đánh giá đúng vai trò của KTSTQ, coi đó là bộ phận cấu thành không thể thiếu khi áp dụng phương pháp QLRR.
Trên cơ sở thu thập thông tin từ các nguồn trong nước, nước ngoài, bằng phương tiện thủ công và tự động, với số liệu lưu trữ về hoạt động XNK, các công cụ, phương pháp phân tích thống kê, phân tích rủi ro, cán bộ KTSTQ sàng lọc đối tượng, chủ động đặt mục tiêu kiểm tra các giao dịch có rủi ro cao, các sai phạm và mô tả sai lệch. Kế hoạch kiểm tra cũng được lập theo kế hoạch chu kỳ hàng năm và tập trung thẩm định mức độ tuân thủ về chính sách thương mại hiện thời về khai báo trị giá, xuất xứ, phân loại hàng hoá, kê khai thuế và nộp thuế.
Từ kết quả kiểm tra thu được, cơ quan hải quan triển khai lập hồ sơ về rủi ro của DN, hàng hóa,... và thường xuyên cập nhật vào hệ thống dữ liệu làm cơ sở để giảm bớt các thao tác kiểm tra tại cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho