Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thủ tục hải quan điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 70)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.6.Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan

Trong môi trường hải quan điện tử, các doanh nghiệp được ưu tiên tối đa về thủ tục hải quan và thời gian thông quan. Việc buôn lậu, gian lận qua đó có nguy cơ tăng nhanh nếu cơ quan hải quan không có các biên pháp răn đe, phòng ngừa và ngăn chăn kịp thời, có hiệu quả. KTSTQ được coi là hàng rào cuối cùng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Để làm tốt việc này, công tác KTSTQ cần tập trung vào các vấn đề sau:

Điều tra cơ bản DN làm thủ tục hải quan trên địa bàn để phân tích, tổng hợp, đánh giá tình thình, đặt biệt đối với DN có các lô hàng luồng xanh;

Đối chiếu giữa các DN có hoạt động XNK, đầu tư, sản xuất tương tự cùng ngành hàng, nhóm hàng, mặt hàng để phân tích và đánh giá;

Nắm tình hình hoạt động của các DN, việc tuân thủ pháp luật của các DN qua thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Thực hiện tốt công tác thu thập, phân tích thông tin: ra soát, kiểm tra thường xuyên, kịp thời phát hiện các đối tượng, lĩnh vực có dấu hiệu nghi vấn, có nhiều khả năng xảy ra gian lận để tổ chức kiểm tra. Nhanh chóng giải quyết ấn định thuế và xử lý theo quy định đối với các trường hợp phát hiện gian lận. Tập trung vào kiểm tra các DN và các nhóm ngành hàng có độ rủi ro cao về hồ sơ, tên hàng, chủng loại, mã số, thuế suất, chứng từ, giá khai báo, các chính sách thuế, đồng thời tổng hợp đưa vào quản lý rủi ro danh mục hàng hóa và doanh nghiệp trọng điểm.

Thường xuyên trao đổi với các phòng nghiệp vụ của Cục KTSTQ, các Chi cục KTSTQ của các tỉnh, thành phố khác để thu thập thông tin, tham khảo phương pháp, cách thức xử lý, và đúc rút ra các bài học kinh nghiệm.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong Cục như: Quản lý rủi ro, Đội kiểm soát hải quan, Chi cục KTSTQ, các Chi cục thông quan để chia sẻ thông tin, phối hợp xử lý và hỗ trợ lẫn nhau trong xử lý công việc. Đặc biệt, thông tin QLRR hỗ trợ tích cực cho hoạt động KTSTQ bằng việc đưa ra các cảnh báo, chỉ dẫn về tình hình chấp hành pháp luật của các DN để có cơ sở tiến hành KTSTQ có trọng tâm, trọng điểm.

Cho phép các cán bộ công chức KTSTQ được truy cập, khai thác và sử dụng các chương trình phần mềm nghiệp vụ hải quan phục vụ thu thập thông tin trực tiếp, nhanh chóng, chính xác và thuận tiện.

Do đặc thù nghiệp vụ của KTSTQ là rất tổng hợp, các công chức được lựa chọn phải có kiến thức, kinh nghiệm. Các hỗ trợ khác như máy tính xách tay, các chế độ ưu đãi, phụ cấp,…cũng cần được quan tâm nhiều hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thủ tục hải quan điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 70)