Ngoái lại bên trong qua chi tiết

Một phần của tài liệu Thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom! của William Faulkner (Trang 113)

7. Bố cục luận án

2.2.2. Ngoái lại bên trong qua chi tiết

Luận án tìm hiểu những đoạn quay ngược bên trong của người kể chuyện (NKC) qua một số chi tiết qua các chương trong hai cuốn tiểu thuyết, trên hai cấp độ hoàn trảgợi nhớ.

Với cái nhìn tổng thể truyện kể, thì tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ thuộc về quay ngược: NKC đã trưởng thành nhớ lại ngày xưa. Nhưng đồng thời cũng có quay ngược bên trong gợi nhớ về tiếng gọi Caddie, tấm gương, mùi hoa kim ngân, tiếng tích tắc của đồng hồ, lửa, về bà nội, Caddy, bố, Quentin…

Sự ngoái lại bên trong giao thoa với các thời điểm của truyện kể thứ nhất. Âm

thanh và cuồng nộ dựa trên những vấn đề có “thực” nghĩa là nằm trong truyện kể

thứ nhất như sau:

Bắt đầu từ ngày sinh nhật lần thứ 33 của Benjy (7/4/1928), khi anh ta nghe tiếng người chơi golf gọi “Caddie” thì anh ta bỗng khóc rống lên vì nhớ chị gái Caddy.

1. “Lại đây,Caddie”. Anh ta vụt. Họ đi ngang qua bãi cỏ. Tôi bám lấy hàng rào vào nhìn theo họ.

“Nào, cậu nói tôi hay”. Luster nói “Ba mươi ba tuổi rồi, cậu tưởng cậu còn bé lắm à… thôi cậu đừng rền rĩ nữa” [26,9].

Khi nhân vật Benjy nhìn thấy lửa, cậu ta cũng hoài nhớ về người chị Caddy:

2. “Em nhìn lửa nhìn gương nhìn cả nệm nữa này, Caddy nói” [26,79].

Từ hiện tại, Benjy nhớ về những năm tháng tuổi thơ, những ngày đi chơi lang thang cũng anh chị trong gia đình Compson, rồi đám tang bà nội mất, Jason cắt vụn con búp bê của Benjy vì vậy mà Caddy đánh nhau với Jason. Đến tối, Benjy vẫn khóc rền rĩ, Luster dỗ mãi cũng không nín. Đêm đến, Dilsey cắt bánh sinh nhật cho Benjy, Benjy thôi khóc và chuẩn bị lên giường đi ngủ.

Đến Chương II, lại quay ngược về 28 năm về trước (2/6/1910). Lúc này nhân vật Quentin chuẩn bị tự tử ở Massachusetts. Bắt đầu vào khoảng 7, 8 giờ sáng, khi Quentin nghe tiếng đồng hồ quả quýt, anh ta nhớ lại những lời triết lý của Bố khi cho Quentin chiếc đồng hồ. Từ chiếc đồng hồ như một nguyên cớ để Quentin ngoái lại ngày cưới của Caddy, nghĩ đến tội loạn luân, nghĩ đến trách nhiệm quá lớn của bản thân khi Bố đã kỳ vọng nhiều về anh ta đã bán đồng cỏ của Benjy cho Quentin đi học ở Harvard. Những nỗi ám ảnh đó vây bủa những thời khắc trong hiện tại, khi mà anh như nghe tiếng khóc rống của Benjy cứ lặp lại trong tâm trí. Những sự kiện quá khứ đau đớn ấy, tạo nên áp lực, thúc giục anh ta chuẩn bị tự tử. Đến cuối cái ngày định mệnh (2/6/1910), Quentin quyết định đeo bàn là vào chân để nhảy sông tự tử.

3. “Tiếng chuông cuối vang lên. Sau cùng nó ngừng rung động và bóng tối lại im lặng” [26,212].

Truyện kể ở đây vẫn tiếp tục tiến triển, nhưng lại không ngừng quay ngược về những kỷ niệm.

Chương III (6/4/1928), quay ngược trước một ngày so với Chương I, kể về chuyện Jason và Quentin cháu cãi nhau gay gắt vì tiền của Caddy gửi về. Bắt đầu dòng độc thoại của Jason là việc Jason nói với mẹ về tình trạng bỏ học, theo trai hư hỏng của Quentin cháu.

4. “Đã điếm thì điếm suốt đời, tôi đã bảo mà …” [26,214].

Cuộc sống hiện tại của gia đình Compson đều phụ thuộc vào Jason, anh ta cay cú và oán giận ngoái nhìn quá khứ, từ việc bố nghiện ngập rồi chết, Caddy có con vô thừa nhận và đứa con đó bây giờ Jason phải cưu mang. Trong hồi ức của Jason quay ngược về quá khứ với những lần lén lút gặp Caddy, anh ta đã ngã giá khi Caddy muốn gặp con. Hàng năm, Caddy vẫn gửi tiền nuôi con qua Jason, Quentin cháu theo dõi và biết được số tiền đó. Khoảng 10 giờ Jason ra khỏi nhà gặp gã chào hàng và mời gã đi làm vài lon cô ca, lúc này Quentin cháu đã đi học. Khi Jason ngồi trong cửa hàng ngoái lại trong quá khứ khoảng 28 năm về trước về ngày bố chết (1911), việc Bố bán đồng cỏ để Quentin đi học ở Harvard và Bố cũng là người đi đón Quentin cháu về nhà. Ngày bố chết, Caddy về thăm bố và muốn thấy mặt con nên phải đưa tiền theo thỏa thuận của Jason.

5. “Chị quan tâm quá đấy, bố chết là lẻn ra đây ngay… “nếu cậu thu xếp để chị thấy con bé một phút thôi, chị sẽ biếu cậu 50 đô la”. [26,240]

Lúc 12 giờ Jason trở về nhà ăn trưa gặp Quentin cháu, cô ta hỏi Jason về mẹ cô ta có gửi thư và tiền cho cô ta không. Sau đó hai cậu cháu cãi nhau vì tiền của Caddy. Buổi chiều (6/4/1928), Jason đi làm về muộn, ăn tối cùng gia đình, ở đây hai cậu cháu lại cãi nhau, Quentin cháu trách cứ Jason về việc anh ta theo dõi cô suốt ngày. Khép lại chương III là cảnh Jason vừa lấy hộp ra đếm tiền vừa lẩm bẩm nguyền rủa Benjy và hai mẹ con Caddy. “Tôi đã bảo mà cái thứ điếm đàng ấy thì vô phương” [26,308]. Như vậy chi tiết dạo đầu “đã điếm thì điếm suốt đời” là lối quay

ngược lấp đầy bằng những sự kiện, cảm xúc của ngày (6/4/1928) và nó hoàn thiện

một cảnh khi lặp lại ở cuối chương qua chi tiết, “Tôi đã bảo mà cái thứ điếm đàng ấy thì vô phương” như đã phân tích ở trên.

Ở Chương cuối cùng (8/4/1928), đó là buổi sáng chủ nhật ngày phục sinh. khi Vú Dilsey chuẩn bị dẫn Benjy đi nhà thờ. Luster đưa Benjy ra ngoài sân nắng chơi sát cạnh hàng rào, khi người đánh golf lại gọi Caddie, trong tiềm thức Ben lại ngoái về với Caddy và cậu ta khóc rống lên. Với thủ pháp ngoái lại gợi nhắc, tiếng gọi Caddie của người chơi golf đã trở thành nỗi ám ảnh suốt đời không thể nào phôi pha

của nhân vật Benjy. Tiếng gọi đó, bắt đầu từ Chương I và lặp lại ở Chương IV, ở những thời điểm khác nhau nhưng nhân vật Benjy đều khắc ghi một thói quen nhớ nhung đến quay quắt người chị đã vắng bóng.

6.“Chúng xem bốn người chơi trên thảm cỏ xanh, và họ đi ra, rồi đến chỗ giao bóng và vụt. Ben nhìn, rền rĩ và chảy dãi. Khi bốn người kia đi, nó bám theo dọc hàng rào, lúc lắc và khóc thút thít. Một người nói.

“Này Caddy. Xách túi đi”.

“Nín đi, Benjy”, “Luster nói, nhưng Ben cứ lóng ngóng chạy, bám lấy bờ rào, rên rĩ bằng cái giọng khàn khàn vô vọng của hắn…” [26,366].

Nhìn chung, thủ pháp ngoái lại bên trong qua chi tiết được Faulkner sử dụng trong Âm thanh và cuồng nộ chủ yếu là lối gợi nhớ. Ở chương I, lối gợi nhớ được sử dụng trong chi tiết tiếng gọi Caddie. Ở Chương II, lối gợi nhớ ở chi tiết chiếc đồng hồ của bố. Ở Chương IV, lối gợi nhớ được lặp lại từ tiếng gọi Caddie. Riêng Chương III, Faulkner sử dụng lối ngoái lại hoàn trả khi NKC Jason nhận định về Quentin cháu điếm đàng được treo ngay ở đầu chương, rồi lấp đầy bằng những sự kiện, những hồi tưởng... sau đó, lặp lại chi tiết ban đầu như là hệ quả mà NKC đã phán đoán trước đó.

Tiếp tục, chúng tôi khảo sát thủ pháp ngoái lại bên trong qua chi tiết trong tác phẩm Absalom, Absalom!

Bắt đầu từ Chương I, NKC Rosa với cái cớ khi hay tin Quentin cháu nội của Tướng Compson – một người quen cũ của Rosa, chuẩn bị đi học ở đại học Harvard với tham vọng sau này trở thành một nhà văn miền Nam, cô Rosa gọi Quentin đến nhà để kể câu chuyện về tuổi trẻ của mình, về sự tàn lụi của cuộc đời và gia đình cô. Cô cho Quentin biết nguyên nhân vì sao cuộc chiến thất bại là do miền Nam nằm trong tay những người như Sutpen. Từ chi tiết được NKC tiết lộ ở đầu tác phẩm, nó sẽ được lấp đầy liên tiếp bằng những bi kịch của gia đình Sutpen đan xen với bi kịch nội chiến Nam – Bắc Mỹ, kéo dài suốt chiều dài cả chín chương của tác phẩm. Trong Chương I, từ nguyên nhân mà NKC Rosa gọi Quentin đến nhà để làm rõ về vấn đề miền Nam trong đó có liên quan đến Sutpen, một người đã trở thành huyền thoại của miền Nam. Từ cái cột mốc mà NKC treo ở đầu câu chuyện, NKC

tiếp tục giãn ra bằng cách lấp đầy những sự kiện như Sutpen đến Jefferson vào năm 25 tuổi cùng với đoàn nô lệ da đen; Sutpen mua 100 dặm vuông đất của người da đỏ; Sutpen cùng với kiến trúc sư Pháp xây dựng trang trại Sutpen‟s Hundred. Trong Chương I, lại xuất hiện thêm tuyến truyện thứ hai sẽ trở thành trung tâm của cuốn tiểu thuyết: vụ ám sát vị hôn phu của Judith, bởi nhân vật Henry (con trai của Sutpen) ngay trước cổng trang trại Sutpen‟s Hundred. Sự kiện này cũng được treo ngay ở Chương I và lại tiếp tục bổ sung ở những Chương kế tiếp. Đặc biệt, với NKC Rosa thì khẳng định Thomas Sutpen là một con quỷ không như huyền thoại anh hùng mà người miền Nam thêu dệt. Chi tiết này cũng góp phần làm cho câu chuyện trở nên gay cấn và hấp dẫn ở những chương sau.

Sang Chương II, có sự thay đổi về NKC. Ông Compson (bố Quentin) lại kể về cuộc đời Sutpen cũng bắt đầu từ lúc Sutpen 25 tuổi đi vào Jefferson. Sutpen lại đi ra khỏi thị trấn một thời gian ngắn và khi quay trở lại với những thùng hàng quý không có nguồn gốc; chính quyền địa phương bắt Sutpen vì nghi hoặc số của cải; ông Coldfield là bố của Rosa và bố vợ tương lai của Sutpen đã cứu anh ta ra khỏi; kết thúc Chương II, là cảnh đám cưới của Sutpen và Ellen ở nhà thờ Methodist bị người dân địa phương ném rác, phản đối. Hai vợ chồng trẻ lên xe ngựa đã chờ sẵn phi nhanh về trang trại. Chương này ngoái lại Chương I nhưng ở cấp độ tăng tiến.

Chương III, NKC ông Compson lại tiếp tục kể cho Quentin nghe về quá khứ đầu đời của cô Rosa bị mất mẹ, rồi mất bố, người chị Ellen cũng đau bệnh mà qua đời và trăn trối là muốn Rosa đến cứu lấy hai cháu nhỏ Henry và Judith. NKC đề cập đến tuyến truyện thứ hai: Henry đi học đại học Mississippi quen Charles Bon; rồi việc Henry sát hại Bon sau nội chiến.

Ta cùng theo dõi những sự kiện sau:

1. “Họ đã đến từ trường đại học để trải qua lễ giáng sinh ở đó. Judith, Ellen và Sutpen đã thấy anh ta lần đầu tiên – Judith người đàn ông mà cô gặp khoảng thời gian trôi qua 12 ngày. Tuy nhiên để nhớ bốn năm sau (anh ta không bao giờ viết thư cho cô ta trong suốt thời gian ấy), khi cô nhận được lá thư từ anh ta, trong thư viết: Chúng ta đợi thời gian quá lâu, cô ta và Clytie bắt đầu đi sắm váy cưới…” [120,84].

Đó là nguyên nhân để cô Rosa chuyển ra trang trại Sutpen‟s Hundred sống với cháu gái Judith và cô gái da đen Clytie (con của Sutpen với nô lệ da đen). Câu chuyện lại tiếp tục được kéo ra, trong hồi ức của NKC về mùa hè đầu tiên Henry đưa Bon về nhà, Sutpen nhận ra Bon là con trai của mình với người vợ đầu tiên ở New Orleans. Sutpen can ngăn Henry không để Judith yêu Bon, hai cha con cãi nhau, Henry khước từ quyền thừa kế và cưỡi ngựa cùng Bon đi đến New Orleans. Lúc này, Rosa đang sống một mình ở thị trấn thì nghe tiếng người nô lệ của Sutpen (Wash Jones) đến trước cửa gọi tên cô.

Chương IV, NKC Compson đưa bức thư cũ của Henry gửi cho Judith và Judith lại đưa bức thư ấy cho bà nội Quentin. Dựa trên bức thư cũ đó, NKC bắt đầu ngoái lại về những năm tháng xa xưa, khi Henry còn rất yêu quý Bon đến nỗi học luôn phong cách của Bon. Khi Henry đưa Bon về nhà, Judith nhìn thấy là đã mê mẩn. Sau đó, là cuộc chiến giữa Henry và Sutpen về người tình lai 1/8 da đen của Bon. NKC lại tiếp tục hồi tưởng về cuộc đối đầu giữa Sutpen và Henry. Trong bốn năm nội chiến Henry chờ Bon từ bỏ người phụ nữ lai 1/8 da đen đó. Sau nội chiến, Bon viết thư cho Judith nói rằng sự nhịn nhục đã kết thúc và tuyên bố ý định kết hôn với Judith. Đây là lá thư định mệnh mà NKC đã treo từ đầu chương. Cuối chương là khoảnh khắc hiện tại, người nghe chuyện Quentin hồi tưởng cảnh Henry giết Bon.

Chương V, Câu chuyện quay trở lại với NKC Rosa, khi cô ta cùng Quentin đi đến trang trại Sutpen‟s Hundred. Cô Rosa giải thích cho Quentin câu chuyện mình đính hôn với Sutpen như thế nào. Câu chuyện bắt đầu từ chi tiết Wash Jones phi ngựa đến nhà Rosa báo việc Henry giết Bon.

2. “... Judith đang ở trong phòng may áo cưới, thì có tiếng súng nổ. Sau đó Henry đẩy cửa bước vào – vẻ dữ tợn của Henry rất giống Sutpen…” [120,111].

Liền sau đó, Rosa thu xếp đồ đạc cùng Wash Jones đến trang trại Sutpen‟s Hundred, rồi ở lại đó với Judith và Clytie chờ Sutpen từ nội chiến trở về; Sutpen trở về vừa khôi phục kinh tế gia đình, đính hôn với Rosa, anh ta ra điều kiện nếu Rosa sinh con trai mới cưới; Rosa cảm thấy bị xúc phạm nên bỏ về thị trấn Jefferson;

NKC Rosa nhận định về tính vô đạo đức của Sutpen. Cuối Chương V, trở lại với thời điểm hiện tại, Rosa nói với Quentin là Clytie đã “có giữ cái gì sống trong đó” [102,143], khi mà họ đang trên đường đi đến trang trại.

Chương VI, NKC Shreve trao bức thư của ông Compson cho Quentin, trong thư, ông Compson nói với Quentin về cái chết của cô Rosa.

3. “Con trai thân mến, cô Rosa Coldfield đã được chôn cất ngày hôm qua. Cô ta vẫn trong tình trạng hôn mê hai tuần và cách đây hai ngày cô đã qua đời...” [120,145].

Shreve quá ngạc nhiên khi thấy Quentin quan tâm nhiều về cái chết của cô Rosa. Vì vậy, Shreve đặt câu hỏi với Quentin: Vì sao Rosa chết và người miền Nam đang làm gì, mục đích họ sống để làm gì? Quentin kể với Shreve câu chuyện về cô Rosa, Sutpen và gia đình Sutpen. Tiếp thu thêm câu chuyện từ Quentin, Shreve kể lại thật chi tiết câu chuyện của Quentin để làm sáng tỏ thêm. NKC Shreve kể nối tiếp câu chuyện đầu đời của cô Rosa và những năm sau này, khi mà Sutpen bắt đầu sa sút. Qua câu chuyện, Shreve rút được hai điều từ Sutpen: nội dung sự sỉ nhục Rosa và sự thật sau nội chiến, Sutpen đã rơi vào nợ nần nên phải kết hợp với Wash Jones làm ăn nhằm khô phục lại kinh tế. Sutpen khủng hoảng sau cái chết của con trai Charles Bon, con trai Henry bỏ trốn, con gái Judith trở thành góa bụa, Rosa từ hôn bỏ về quê… ông ta đã tiếp tục cuộc đời với đứa cháu gái người nô lệ Wash Jones, Milly mới 15 tuổi để kiếm con trai nối dõi. Nhưng Milly lại sinh con gái, Sutpen quá thất vọng nên đã sỉ nhục Milly. Ông ngoại của Milly là Wash Jones đã rửa hận điều đó bằng việc đương đầu với Sutpen và giết Sutpen. Judith, bây giờ đã 30 tuổi, mượn hai con la để mang xác cha cô tới nhà thờ Methodist nơi ông ta gặp mẹ cô. Hai con la lồng lên và xác Sutpen rơi ra ngoài, nhưng Judith đã đẩy cái xác trở lại và đánh xe tới một lùm cây tuyết tùng, nơi cô ấy đọc lễ mai táng một mình.

Câu chuyện lại chuyển sang hướng mới, khi Shreve nhờ Quentin kể về nghĩa trang của gia đình Sutpen. Từ đây, NKC Quentin lại ngoái lại về quá khứ khi Quentin và cha mình (Compson) đứng trên khu nghĩa trang của Sutpen. Câu chuyện về người vợ lai 1/8 da đen và con trai (Valery Bon) con của Charles Bon đến khóc ở

nghĩa trang Sutpen; một năm sau đó, Clytie đi New Orleans đón Valery Bon về sống ở trang trại Sutpen‟s Hundred; do mặc cảm dòng máu da đen, Valery Bon sa vào uống rượu và luôn gây sự với người da trắng; khi anh ta bị đi tù thì người vợ sinh ra Jim Bond (đứa cháu duy nhất cuối cùng của dòng họ Sutpen); sau này Judith và Valery Bon chết vì bệnh sốt vàng da. Quay trở lại với thời điểm hiện tại của câu

Một phần của tài liệu Thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom! của William Faulkner (Trang 113)