Ngoái lại bên ngoài

Một phần của tài liệu Thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom! của William Faulkner (Trang 104)

7. Bố cục luận án

2.2.1. Ngoái lại bên ngoài

“Trong một truyện kể, đứng về mặt thời gian, theo Genette là có hai truyện kể: truyện thứ nhất và truyện kể thứ hai. Hiểu một cách giản dị, về mặt hình thức truyện kể thứ nhất nằm trọn vẹn từ chữ đầu đến chữ cuối cùng của tác phẩm; về nội dung, thời gian các sự kiện, nhân vật nằm trọn vẹn trong tiến triển của cốt truyện” [chuyển dẫn 37,96]. Trong tiểu thuyết cổ điển ngoái lại quá khứ của nhân vật là “nguyên nhân” của nhân vật đó. Nó là yếu tố giúp cho người đọc phân tích, lý giải và đánh

giá nhân vật. Tiêu biểu như trong tiểu thuyết của Balzac, các nhân vật của ông hiện ra như một con người có đầy đủ quá khứ. Nó là yếu tố làm tròn đầy tính lịch sử của nhân vật, lý giải nguồn gốc, căn nguyên sâu xa của những hành động nhân vật ở thời điểm hiện tại của nhân vật.

Âm thanh và cuồng nộ; Absalom, Absalom! việc ngoái lại quá khứ, ngoài

những chức năng của tiểu thuyết cổ điển, quá khứ còn là nỗi ám ảnh giày vò nhân vật hay nói đúng hơn nhân vật sống với quá khứ trong cái hiện tại, quá khứ vây bủa hiện tại, thời gian hiện tại luôn ảo giác với quá khứ. Với kiểu ngoái lại bên ngoài, Faulkner đã làm một cuộc tra tấn tinh thần mà nhân vật mình phải chịu đựng để làm bật ra ở họ những lời tự ý thức đi tới giới hạn cuối cùng – chính cái đó cho phép hình tượng nhân vật đi vào trong cái thế giới tự ý thức và tự phát ngôn của nhân vật. Trong Âm thanh và cuồng nộ, người kể chuyện thứ nhất – Benjy ở thời điểm hiện tại đã trưởng thành lại hoài nhớ đến hình ảnh người bà trong quá khứ, nhớ mùi cây của Caddy khi anh ta mới bốn tuổi. Hồi tưởng của Benjy quay ngược về lúc anh ba tuổi cho đến thời điểm hiện tại khi anh ta đã 33 tuổi (ngày 7 tháng 4 năm 1929 – Chương I). Sự kiện của quá khứ hiện lên lấp đầy những khoảng trống đầy ẩn ý của người kể chuyện và quãng đời từ ấu thơ cho đến khi trưởng thành của Benjy gắn với những sự kiện quan trọng, từ đó mạch chuyện kéo dài để tiếp cận với thời điểm hiện tại. Việc ngoái lại bên ngoài tạo ra độ căng cho thời gian, nhân vật như chìm sâu trong những ám ảnh của quá khứ, sâu đến nỗi quên lãng luôn sự hiện hữu của mình trong hiện tại. Nhân vật bị quá khứ mê hoặc lôi đi trong dòng bất tận của thời gian. Ở đó, nhân vật sống với hiện thực thứ hai của mình đó chính là hiện thực trong tâm tưởng. Tính hiện đại của loại thời gian này là thế giới nội tâm của con người bị lộn trái ra ngoài, nó phơi bày những hiện thực sâu kín của tiềm thức, vô thức mà con người tìm cách che giấu dưới “mặt nạ nhân cách” (chữ dùng của Karl Gutstave Jung). Có thể nói rằng, lối ngoái lại bên ngoài đã góp phần tạo nên sự thay đổi trong quan niệm về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nó vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả.

Truyện kể về nhân vật Benjy có trước khi xuất phát của truyện kể thứ nhất về mặt thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ, ngay cả đoạn hồi cố về thời thơ ấu của Benjy. Ngoái lại bên ngoài có chức năng duy nhất làm cho câu chuyện bị căng ra bằng việc cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đã xảy ra trước đó. Lối

ngoái lại bên ngoài trong Âm thanh và cuồng nộ; Absalom, Absalom! được thể hiện

là, hầu hết các nhân vật của Faulkner đều có quá khứ để bổ sung cho chiều cắt của thời điểm tiến hành câu chuyện. Nếu trong tiểu thuyết cổ điển, sự ngoái lại quá khứ được đề cập như là “cái tích” của nhân vật, đem đến cho người đọc cái nhìn toàn vẹn và tính lịch sử về chúng; thì trong tiểu thuyết của Faulkner ngoái lại quá khứ theo một trật tự phi lôgic, quá khứ trong tâm tưởng của nhân vật là “ký ức vụn”, rải rác khắp nơi, quá khứ ở đây không chỉ có ở một nhân vật mà trong nhiều nhân vật, nó soi chiếu nhau tạo ra những hiện thực khác nhau, tạo nên hình tượng nghệ thuật mơ hồ, huyền hoặc, pha tạp…

Thời gian ở các chương trong Âm thanh và cuồng nộ đã được tác giả đảo lộn ở các chương: câu chuyện của gia đình Compson xoay quanh trong bốn chương. Chương I là ngày 7/4/1928 nhưng sang Chương II là mười tám năm về trước (ngày 2/6/1910). Chương III là ngày trước Chương I một ngày (6/4/1928). Còn Chương IV là sau Chương I một ngày (8/4/1928).

Độc thoại nội tâm của Benjy lại gắn với Caddy, đó là sự ngoái lại bên ngoài. Sự ngoái lại bên ngoài góp phần đắc lực trong việc bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật thông qua những hồi ức về quá khứ ám gợi lên trong hiện tại. Sự ám gợi này có thể do hoàn cảnh tương đồng tạo nên, nhờ sự đánh thức của mùi hương, hình ảnh, âm thanh… mang dấu hiệu tâm linh như trong tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất, nhân vật Proust thông qua “mẩu bánh nhỏ” madeleine đã mang lại cái cảm giác ngon lành tan loãng trong tách trà để từ đó Proust nhớ về tuổi thơ, về tình yêu… Trong Âm thanh và cuồng nộ thì tiếng gọi “lại đây, caddie” (caddie: người xách đồ cho các cầu thủ chơi Golf) trùng lặp với cái tên người chị Caddy. Từ sự tương đồng về tên gọi, ký ức của Benjy đã được đánh thức để rồi nỗi nhớ về tuổi thơ gắn với hình ảnh người chị yêu quý. Còn trong ký ức của nhân vật Quentin thì “mùi hoa

kim ngân” gợi cho anh ta nhớ về những năm tháng tuổi thơ gắn với hình ảnh người em gái Caddy. Hay tiếng tích tắc của cái đồng hồ quả quýt, gợi lên trong Quentin nỗi buồn đau trong quá khứ gắn với cái chết của người bà, đám cưới của em gái Caddy, triết lý của người bố về chiếc đồng hồ và tội loạn luân nối dài với giờ khắc hiện tại Quentin chuẩn bị tự tử. Lối ngoái lại bên ngoài qua dòng liên tưởng của nhân vật giữa hiện tại với quá khứ đã tạo ra ảo giác về thời gian, nhân vật sống với quá khứ trong cái hiện tại. Từ đó, những khoảnh khắc thời gian như giam hãm vây chặt nhân vật trong một hiện tại vĩnh cửu. Thời gian ở đây là bi kịch lớn cứ ám ảnh đời người không sao thoát nỗi. Tất cả những dòng chảy thời gian trong ký ức của nhân vật không hề can thiệp gì vào truyện kể thứ nhất.

1. “Caddy gỡ cho chúng tôi và tôi chui qua. … Em cho tay vào túi đi, Caddy nói. Không thì cóng đấy. Đừng để cóng tay trong đêm giáng sinh” [26,10].

2. “Tôi không nghe thấy tiếng nước nữa và Caddy mở cửa choàng tay ôm tôi “em lại tìm thấy Caddy phải không,” chị nói. “Em tưởng Caddy đi mất rồi phải không”. Caddy có mùi cây” [26,52].

Thoạt nhìn trên văn bản, chúng ta thấy bức tranh hiện thực hiện lên sống động. Nó sống động đến nỗi ta còn nghe thấy cả những lời trao đổi tâm tình, cả tiếng sột soạt, cả cái cảm giác của các nhân vật. Nhưng thực ra, nó là hình ảnh còn lưu giữ lại trong tâm tưởng của nhân vật, là bức tranh hiện thực được tái tạo trong đầu óc con người mà năm tháng không phai nhạt. Điều kỳ lạ là kiểu hiện thực thứ hai này không hề phai nhạt qua thời gian mà càng khắc sâu đến nỗi, nhân vật như bị nhấn chìm trong kiểu thời gian này không thoát ra được. Như vậy, Faulkner đã thành công khi ông sáng tạo ra kiểu thời gian tâm tưởng mà chỉ với kiểu thời gian này mới chuyển tải đúng và sát với hiện thực của đời sống con người. Điều mà các nhà văn hiện đại đã cố làm, đó là phản ánh cuộc sống với những bề bộn của đời thường, những cái phức tạp vi tế nhất trong tâm hồn con người mà các nhà văn cổ điển như Balzac, Gustave Flaubert... chưa chạm vào vỉa tầng sâu kín đó.

Với nhân vật Quentin, lối quay ngược về quá khứ liên quan đến sự kiện những tháng ngày đau khổ, sự bất lực của Bố trước khi mất; sự kiện Caddy lấy chồng ảnh

hưởng đến việc tự tử của anh ta (vào ngày 2/6/1910 – Chương II). Cả một quãng đời từ khi anh ta sống với gia đình, sự kiện quan trọng là gia đình Compson bán đồng cỏ cho Quentin đi học đại học Harvard được sống lại với thời gian quá khứ tạo cho nhân vật một quá trình dài, ở đó quá khứ được soi sáng mãi đến thời điểm hiện tại là những giờ phút anh ta sắp từ giã cõi đời vào 1910. Trong dòng hồi ức của nhân vật, chỉ được đánh thức và trỗi dậy mạnh mẽ qua những chi tiết độc đáo, chi tiết đó gắn với những kỷ niệm xưa cũ mang theo nỗi luyến nhớ, day dứt trong lòng. Vấn đề này cũng cho thấy, lối ngoái lại bên ngoài liên quan đến cái mà những nhà tâm lý học đã đề cập là mặc cảm bề sâu, có nghĩa trong cái hộp tiềm thức, ký ức của con người nó chỉ lưu giữ những chi tiết độc đáo và chi tiết đó có liên quan đến cái hiện tại bây giờ thì mới xuất hiện, còn những cái gì bình thường trôi qua thì ký ức không lưu giữ vì vậy nhiều sự kiện xảy ra trong quá khứ, chúng ta có muốn nhớ cũng không nhớ nỗi. Văn chương thế kỷ XX có thể sáng tạo từ những chi tiết tưởng chừng bình thường vặt vãnh của đời sống đã tạo nên tác phẩm với kết cấu về mặt thời gian rất thâm u, đồ sộ. Tác phẩm Ulysses, với cốt truyện vừa đủ cho một truyện ngắn mà James Joyce kéo nó dài đến gần 800 trang. Ông viết đủ thứ hổ lốn trên đời. Các nhân vật đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, nói, nhìn, đi chơi … và suy tưởng, rồi tưởng tượng, có lúc rơi vào ảo giác, chuyện nọ xọ chuyện kia. Tác phẩm Ghen của Roble- Grillet thể hiện một nhân vật phi tâm lý, không tên tuổi, không hình dạng, mờ mờ nhân ảnh. Từ đầu chí cuối tác phẩm chỉ thể hiện sự ghen tuông ám ảnh con người. Và, tác phẩm của Faulkner cũng sử dụng các thủ pháp tương tự. Trong Âm thanh và

cuồng nộ, một tiếng gọi “Caddie”, một ánh lửa, một mùi hương kim ngân, một tiếng

tích tắc của đồng hồ… cũng dội về trong tâm thức của nhân vật bao nhiêu kỷ niệm sống động. Từ những chi tiết tưởng chừng vụn vặt ấy, người kể đã dệt nên chương này đến chương khác trong tác phẩm.

Lối ngoái lại bên ngoài này, cũng tìm thấy trong tác phẩm của Faulkner ở mức

độ nhiều hơn. Ở đây, thời gian ngoái lại không chỉ dừng lại trong hồi ức của một nhân vật mà được thực hiện ở nhiều nhân vật, làm cho thời gian ký ức được xếp chồng lên nhau, các chi tiết được lặp lại và biến thể tạo nên sự mơ hồ, cấu trúc tác

phẩm như tách ra từ những phiến đoạn tưởng như rời rạc của văn bản truyện kể. Chi tiết Quentin đi học đại học ở Harvard mà phải bán 40 héc ta đồng cỏ, được ngoái lại trong độc thoại nội tâm của Benjy, Jason và của chính anh ta thể hiện trong ba chương của tác phẩm.

3. “… Không: bốn mươi lăm phút. Rồi chỉ còn mười phút. Rời bỏ Harvard giấc mơ của Mẹ người đã bán đồng cỏ của Benjy – để...”. [26,122].

4. “Bằng gì bằng tiền học của anh tiền bán đồng cỏ để anh đi học Harvard anh thấy không bây giờ anh phải học cho xong nếu anh không học xong bố sẽ không có gì cả …” [26,148-149].

Quá khứ của nhân vật Jason là dòng hồi tưởng về quá trình suy sụp của gia đình Compson từ lúc manh nha là tín hiệu bà nội mất, cho đến lúc kết thúc với việc Quentin cháu bỏ nhà ra đi (6/4/1928)… Đứng trên tổng thể của truyện kể thì Âm

thanh và cuồng nộ là sự ngoái lại về thời thơ ấu của ba nhân vật Benjy, Quentin và

Jason. Nhân vật đã trưởng thành và nhớ lại ngày xưa.

Trong Absalom, Absalom! ngay ở Chương I là sự ngoái lại bên ngoài qua hồi tưởng của Rosa. Nhân vật này hồi tưởng qua dòng chảy ký ức về những năm đầu Sutpen xuất hiện ở Jefferson lúc 25 tuổi, năm 1833; cái chết đói trên gác mái của ông Coldfield, bố của cô ấy; Sutpen kết hôn với Ellen; cái chết của Ellen chị gái của Rosa. Trong tuyến truyện thứ hai trở thành trung tâm của tiểu thuyết này: vụ ám sát vị hôn phu của Judith vào ngày cưới của họ, bởi người anh trai Henry ngay trước trang trại Sutpen‟s Hundred.

1. “Tháng 6 năm 1833 đó là lần đầu tiên cậu ấy cưỡi ngựa đi vào thị trấn, kéo theo một quá khứ không rõ ràng và giành được mảnh đất mà không ai biết như thế nào và đã xây nhà, lâu đài và kết hôn với Ellen Coldfield và sinh ra được hai người con – người con trai và người con gái chưa làm cô dâu…” [120,4].

Trong Chương II, người kể chuyện là ông Compson hồi tưởng về những năm đầu của Sutpen ở Jefferson, được bổ sung thông tin từ cô Rosa. Rồi việc Sutpen kết hôn với Ellen bị người dân thị trấn phản đối.

2. “… Anh ta xuất hiện trong thị trấn. Năm nay 25 tuổi đến từ phía Nam vì vậy anh đến thị trấn họ muộn. Bởi vì độ tuổi anh ta vào thời điểm này chắc có lẽ không đoán được vì anh ta trông giống người đàn ông bị bệnh”… [120,25-26].

3. “Và bởi vì anh ta đã đi, như thể là sau ba năm, anh ta có thể tự tin vào đôi mắt mình để xem xét… Hai tháng sau, anh ta và cô Ellen kết hôn. Vào tháng 6 năm 1838, dường như đã năm năm kể từ buổi sáng chủ nhật khi anh đang cưỡi con ngựa lang về làng. Nó (buổi tiệc cưới) trong nhà thờ ở Methodist, nơi anh ta gặp Ellen lần đầu tiên” [120,40].

Chương III, người kể chuyện là ông Compson, dựa vào bằng chứng của bố mẹ ông ấy và sự suy đoán của riêng ông ta. Quá khứ lại hiện lên, ngoái lại về cái chết ông Coldfield, Rosa 20 tuổi đến Sutpen‟s Hundred sống với cháu Judith và Henry, lúc này Ellen đã qua đời. Rồi năm 1866, Sutpen từ cuộc chiến trở về và thấy Rosa sống với Judith, Clytie. Sau một thời gian Sutpen hứa hôn với Rosa, do mâu thuẫn giữa Rosa và Sutpen, cô ta đã bỏ về nhà của bố cô, chỉ gặp lại khi Sutpen hấp hối. Henry đã học đại học Oxfort 1 năm, đưa Charles Bon về trong lễ giáng sinh, lúc đó Judith 16 tuổi để rồi Bon và Judith yêu nhau. Wash Jones cưỡi la không yên đến báo tin cho Rosa biết Henry giết Charles Bon.

Cho đến Chương IV, người kể tiếp tục ngoái lại quá khứ trong hồi ức của Compson. Chi tiết bức thư của Charles Bon mà Judith đưa cho bà nội của Quentin như môt cái cớ để từ đó NKC giải thích sự thật về mối quan hệ về Henry, Judith và Charles Bon. Sutpen tiết lộ cho con trai Henry biết Bon chính là anh trai cùng cha khác mẹ với anh ta; nhưng Henry yêu thương Bon, đã phủ nhận quyền thừa kế của mình đối với Sutpen. Sau đó, Bon giới thiệu người vợ da đen của mình, Henry biết mà vẫn chờ trong bốn năm để Bon từ bỏ người phụ nữ đó. Bốn năm nội chiến bao phủ miền Nam đổ nát. Sau bốn năm, Bon cuối cùng viết cho Judith bức thư, chính là bức thư ông Compson đang đưa cho Quentin, bức thư với lời tuyên bố của Bon về ý định kết hôn với Judith, Bon nói: “chúng ta đã chờ đợi đủ lâu”, Judith bắt đầu may áo cưới. Đó là lý do dẫn đến việc Henry giết Bon.

Trong Chương V, truyện kể được thực hiện qua hồi ức của Cô Rosa đang giải thích việc cô đã đính hôn với Thomas Sutpen như thế nào. Chương này sẽ mở ra với việc Wash Jones phi ngựa đến cửa nhà Rosa để công bố rằng Henry Sutpen đã giết Charles Bon. Rosa rời đi cùng Wash Jones tới Sutpen‟s Hundred. Wash Jones đóng

Một phần của tài liệu Thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom! của William Faulkner (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)