Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom! của William Faulkner (Trang 34)

Luận án đặt mục đích nghiên cứu, làm rõ những đặc thù thời gian trong Âm

thanh và cuồng nộAbsalom, Absalom!, giúp bạn đọc thấy được cái độc đáo trong

cách xử lí nghệ thuật của Faulkner. Qua đó, luận án khẳng định tài năng không thể thay thế của Faulkner trên văn đàn văn chương hiện đại.

Từ kỹ thuật viết, luận án hướng đến những triết lí sâu sắc và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Faulkner, nhằm định hình phong cách sáng tạo của nhà văn để phần nào cảm nhận được sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Faulkner nói riêng và tiểu thuyết phương Tây hiện đại nói chung.

Luận án này có thể giúp bạn đọc Việt Nam tiếp cận sâu hơn với tác phẩm của Faulkner. Ngoài ra luận án còn là tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, đối chiếu giữa các tác phẩm của Faulkner cũng như giữa các nhà văn hiện đại của thế giới.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: – Phương pháp tiếp cận thi pháp học được vận dụng nhằm làm nổi bật những đặc trưng về thủ pháp nghệ thuật thời gian mà nhà văn đã vận dụng thông qua tác phẩm để tạo nên phong cách riêng độc đáo. Đồng thời việc vận dụng phương pháp tiếp cận thi pháp để có thể khảo cứu, hệ thống hóa các yếu tố nghệ thuật trong toàn bộ thế giới nghệ thuật của tác phẩm được khảo sát.

– Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn học, triết học, lịch sử, ngôn ngữ học) được vận dụng xuất phát từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết là một thể loại dung

hợp, thâu tóm nhiều đề tài, thể loại. Bên cạnh đó, một tác phẩm tiểu thuyết được đánh giá cao, bao giờ cũng song hành với việc sử dụng ngôn ngữ phải tinh xảo, tài tình và điêu luyện.

Những thao tác nghiên cứu chính mà luận án sử dụng là:

– Khảo sát văn bản, thống kê, hệ thống các chi tiết nghệ thuật để tìm hiểu các cấp độ thời gian dựa vào cứ liệu cụ thể.

– So sánh tổng hợp được vận dụng để đối chiếu tìm ra những đặc điểm chung và riêng của đối tượng nghiên cứu.

– Mô tả, phân tích, tổng hợp được vận dụng để tái hiện, cắt nghĩa và đánh giá đối tượng.

7. Bố cục luận án

Luận án gồm phần Mở đầu, nội dung ba chương, kết luận, tài liệu tham khảo.

Nội dung cụ thể của các chương như sau:

CHƢƠNG 1. THỜI GIAN BIÊN NIÊN

CHƢƠNG 2. THỜI GIAN PHI TUYẾN TÍNH CHƢƠNG 3. THỜI GIAN ĐỒNG HIỆN

Chƣơng 1. THỜI GIAN BIÊN NIÊN

Trên cơ sở là nền tảng cho các chương tiếp theo, ở chương này, chúng tôi chọn thời gian biên niên là trọng tâm khảo sát, với các tiểu mục sau: Trật tự thời gian, Kỹ thuật trật tự thời gian truyện kể, biểu hiện thời gian biên niên, tổng quan cấu trúc lớn qua các chương, biên niên qua các nhân vật, biên niên qua các biến cố lịch sử – xã hội.

1.1. Trật tự thời gian

Việc nghiên cứu trật tự thời gian (Trật tự thời gian trong truyện kể) được hiểu như là trật tự sắp xếp các sự kiện trong truyện theo niên biểu. Trật tự này nằm trong mối liên quan giữa hai cấp độ lớn về nghệ thuật xử lý thời gian, đó là: thời gian của việc kể chuyện và thời gian của sự kiện được kể. Trong lời giới thiệu cuốn Logic học về các thể loại văn học của Käte Hamburger, Genette cho rằng bộ môn tự sự học coi câu chuyện được kể “như là việc xảy ra để nghiên cứu những mối liên hệ giữa cái được coi như đã xảy ra với cái mà người ta thể hiện nó”. Điều đó cũng có nghĩa là “người ta đã giả vờ chấp nhận sự tồn tại (hư cấu) của một câu chuyện để kể lại trước khi có truyện kể” [30, 16-17]. Trình tự biên niên trong truyện kể bao gồm một hệ thống sự kiện được người kể sắp đặt một cách logic. Loại trình tự biên niên coa mặt trong tiểu thuyết của Balzac, quá khứ nhân vật luôn được gợi lên trong tác phẩm và nó đóng vai trò là cái “nguyên nhân” tạo nên cái hiện tại của nhân vật. Thời gian của nhân vật là một quá trình liên tục đi từ quá khứ đến hiện tại gần với thời gian của dòng chảy tự nhiên. Điều đó sẽ giúp cho bạn đọc phân tích, lý giải và đánh giá nhân vật. Quá khứ của nhân vật Grandet, từ khi là một bác phó thùng đến lúc trở thành triệu phú của thị trấn Saumur được hình thành từ năm 1789 đến 1819 là cơ sở để lý giải bản chất khôn ngoan lọc lỏi của lão và những bi kịch trong gia đình của Grandet. Hay bi kịch cuộc đời của lão Goriot có căn nguyên sâu xa từ những hành động, cách dạy dỗ của lão đối với hai cô con gái Delphine và Anastasie. Thời gian là yếu tố làm tròn đầy nhân vật trong tính lịch sử của nó, mà còn lý giải những căn nguyên sâu xa bắt nguồn từ quá khứ đã tác động đến hành động của nhân

vật trong thời khắc hiện tại trong tác phẩm. Các nhà văn thuộc chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX đã khắc họa đầy đặn và chi tiết về tiểu sử, ngoại hình, tính cách và xung đột… Kiểu thời gian này đã bị phá vỡ và được cách tân trong tiểu thuyết hiện đại.

Trong tiểu thuyết hiện đại, các nhà văn đã thay đổi trật tự thời gian niên biểubằng việc phá vỡ cấu trúc của truyện kể, sử dụng kỹ thuật đồng hiện, ghép mảnh nhằm tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ cho tác phẩm. Chính vì vậy, người nghiên cứu vấn đề thời gian trong tác phẩm là phải tìm hiểu, sắp xếp lại chúng để lý giải được ý đồ nghệ thuật của tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Trên thực tế, có hai trình tự kể cơ bản: dạng đơn giản là trật tự tuyến tính của sự tiếp nối có tính chất biên niên và dạng phức tạp, bao gồm một số loại thời gian đón trước, ngoái lại, đồng hiện... Trong Figure III, Genette đã nghiên cứu Trật tự thời gian trên cơ sở: “Những mối quan hệ giữa trật tự thời gian tiếp diễn của các biến cố trong câu chuyện và trật tự giả-thời gian của sự sắp xếp chúng trong truyện kể” [126,78]. Hiểu một cách cụ thể đó là mối liên hệ giữa trật tự các sự kiện xuất hiện trong văn bản với trật tự thời gian mà tác giả bố trí vào truyện. Tại các thời điểm trên trục thời gian tuyến tính, tác giả sẽ tạo ra vô vàn móc nối để phát triển. Bắt đầu của truyện kể là cái chết của nhân vật, sau đó, cuộc đời của anh ta trong quá khứ mới được kể lại. Tìm hiểu về nghệ thuật thời gian là nghiên cứu về hình thức tồn tại của tác phẩm để thấy được tầm quan trọng của thời gian đối với truyện kể. Thời gian vừa là khách thể vừa là chủ thể, lại đồng thời là công cụ phản ánh văn học. Văn học ngày càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian. Vì vậy,thời gian cũng là yếu tố nghệ thuật cần tìm hiểu trong toàn bộ cấu trúc chỉnh thể tác phẩm. Nghệ thuật xử lý thời gian khác nhau mang đến cảm quan nghệ thuật hoàn toàn “lạ hoá”, về nội dung, kết cấu, ngôn từ, nhân vật… tạo nên sức sống riêng biệt cho tác phẩm văn học.

Cũng trong Figure III, Genette rất chú trọng đến thời gian của việc đọc theo lần lượt của văn bản truyện kể, tức là trật tự thời gian về mặt vật chất bên ngoài. Còn trật tự thời gian có tính chất nghệ thuật, bên trong, là mối quan hệ giữa sự xuất hiện lần lượt của các biến cố và việc sắp xếp chúng trong truyện kể. Theo Genette,

quan niệm trật tự thời gian chủ yếu là ở thời gian mang tính nghệ thuật bên trong của truyện: có hai loại trật tự thời gian lớn là trật tự thời gian của các sự kiện (biến cố) và trật tự thời gian của việc sắp xếp chúng. Từ nội dung khái niệm trên, cho ta thấy Genette rất chú trọng đến sự sai trật ngày tháng (anachronie) và có thể coi nó là chiếc chìa khóa để giải mã tác phẩm; nó bao trùm lên tất cả. Theo Genette, mỗi vấn đề trong năm vấn đề (thực chất là sáu vì tầm và biên độ được đưa vào một mục) đều chỉ là một kiểu trong sự sai trật ngày tháng: trước, sau, trong, ngoài, xa, gần xoay quanh trục phân tích trên cơ sở cấp độ cú pháp. Về một sự kiện nào đó trên trục thời gian của truyện, Genette gọi đó là phân tích “vi-cấu trúc” (micro-structure); còn phân tích theo thời gian của những đoạn, chương lớn bám sát cuộc đời người kể chuyện từ lúc mới sinh ra anh ta theo trật tự niên biểu với sự sai trật trong việc xếp các biến cố đó trong toàn bộ tác phẩm được gọi là “vĩ-cấu trúc”(macro-structure) [chuyển dẫn 37,37] Từ lý thuyết của Genette, luận án đem soi chiếu hai tác phẩm

Âm thanh và cuồng nộAsaloom, Asaloom! của William Faulkner để thấy những

sai trật ngày tháng mà ông sử dụng trong tác phẩm như là ẩn dụ nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện đại.

Khi nói đến thời gian trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của Faulkner, hai nhà nghiên cứu Doãn Quốc Sĩ và Nguyễn Văn Nha đã có nhận định như sau: “Phải nói rằng ông cố viết một cách uẩn khúc, thiếu sáng sủa để diễn tả những cái phức tạp tối tăm của nhân thế. J-P.Sartre và Jean Pouillon khi khảo sát về tác phẩm của Faulkner đã nêu ra cái rắc rối khó hiểu chính yếu là vì quan niệm thời gian của ông. Nói cách khác, ông đã sử dụng thời gian trong tác phẩm một cách hết sức khác thường. Một đoạn truyện tối nghĩa thường được chú dẫn bằng những tình tiết xảy ra từ hai, ba mươi năm về trước, có khi tới cả thế kỷ. Ông bắt đầu bằng đoạn áp chót gỡ mối lần bằng các sự kiện đã xảy ra trong dĩ vãng. Điểm đặc sắc này của ông là gạt bỏ thứ tự thời gian như nhân vật Quentin trong Âm thanh và cuồng nộ phá vỡ thời gian niên biểu (đập bỏ đồng hồ)... Quan niệm đích xác về thời gian là cả cái quá khứ bao trùm lên cái hiện tại, mà hiện tại chỉ có vì những sự kiện trong dĩ vãng. Quá khứ được ví như một tên khổng lồ đã đứng choán lấy hiện tại, mà hiện tại chỉ là

cái hậu quả của dĩ vãng”. Còn nhiều công trình nghiên cứu về thời gian của Faulkner của các tác giả khác nữa nhưng tựu trung lại đều thống nhất là: Faulkner phá vỡ trật tự thời gian và đó là thủ pháp quan trọng nhất chi phối toàn bộ tác phẩm. Việc đan xen, ghép mảnh hai trục thời gian quá khứ và hiện tại trong tác phẩm, Faulkner đã tạo ra sự đa dạng về bức tranh tâm trạng của nhân vật và chính kiểu thời gian đó đã phản ánh hiện thực như cuộc sống vốn là.

Xuất phát từ ý thức cần phải cách tân những giá trị văn học truyền thống, Faulkner đã làm một cuộc cách mạng về nhiều phương diện của tiểu thuyết trong đó có thời gian như chúng tôi đã trình bày. Một số học giả phương Tây cho rằng dấu hiệu của tính hiện đại trong văn học chính là cuộc đấu tranh chống lại ý nghĩa. Và, đối với thời gian, cách tốt nhất để chống lại ý nghĩa là trả lại cho sự vật tính khách quan của nó, cho nó một vị trí quan trọng hơn con người. Phải chăng con người sống trong thời gian, chạy đua với thời gian và bị thời gian chi phối như một định mệnh nghiệt ngã. Con người không vượt qua được quy luật sinh tử cũng đồng nghĩa với việc không thoát khỏi quy luật của thời gian, con người được đếm bằng số tuổi, bằng năm… tất cả là dấu hiệu của thời gian. Vì vậy, văn học hiện đại đã nhìn nhận lại thời gian với tất cả chiều sâu, vỉa tầng của nó trong ảnh hưởng đối với con người. Tại sao mãi đến thế kỷ XX, các nhà văn như Marcel Proust, Jame Joyce, Faulkner, các nhà Tiểu thuyết Mới ở Pháp… đổ xô nhau đi tìm thời gian? Phải chăng, văn học đã nhiều thế kỷ trôi qua ngủ quên trong trật tự thời gian với nhịp điệu trôi chảy đơn điệu. Thế kỷ XX, những biến động dữ dội về khoa học kỹ thuật, triết học hiện sinh, thuyết Phân tâm học của Freud, Jung, hội hoạ siêu thực của Paul Gauguin, Salvador Dali, hội hoạ lập thể của Picasso...Văn học cũng đổi mới về thi pháp để có thể phản ánh được bức tranh hỗn tạp của đời sống. Một trong những sự bức phá của các nhà văn hiện đại, đó là cách tân về quan niệm nghệ thuật thời gian trong tác phẩm văn chương.

Một số nhà nghiên cứu về Faulkner đã phát hiện hiện tượng miêu tả phá vỡ thời gian và thời gian phá vỡ miêu tả. Vấn đề này, xuất hiện trong tác phẩm của Faulkner là do sự chi phối của những hoang tưởng, lầm lẫn giữa thực tế và tưởng

tượng, giữa quá khứ đan xen với hiện tại của các nhân vật. Faulkner đạt đến cái hiện tại vĩnh cửu là nhờ vào thời gian, nhưng đó là hiện tại giả, hiện tại thường xuất hiện trong giấc mơ, ảo giác của chúng ta. Kiểu thời gian này đã đem lại diện mạo mới cho tiểu thuyết từ kết cấu ghép mảnh, nhân vật không còn nguyên phiến, ngôn từ đứt gãy…

Việc vận dụng nghệ thuật thời gian mà Faulker muốn đạt đến trong tác phẩm đã tạo nên kết cấu tháo lắp, tính chất lặp, lồng ghép, sơ đồ cấu trúc vòng tròn … Và, thời gian đã thực sự trở thành phương diện hình thức cơ bản của hình tượng nghệ thuật. Nó bao hàm trong nó những sáng tạo của nhà nghệ sĩ và đặc biệt trong nghệ thuật kể chuyện, thời gian bao giờ cũng được lưu ý đặc biệt.

Qua những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra những nhận định như sau: Mặc dù nhà văn cố tình đảo lộn các sự kiện trong truyện kể nhưng bất cứ truyện kể nào cũng có trật tự thời gian; nhưng mức độ sử dụng và ý thức sáng tạo của mỗi nhà văn sẽ có sự khác biệt. Cũng một câu chuyện nhưng cách xử lý thời gian của mỗi nhà văn khác nhau sẽ dẫn tới những hiệu quả thẩm mỹ cho tác phẩm sẽ khác nhau. Có thể nói, văn chương hiện đại được đánh dấu bằng những bước đột phá về nghệ thuật thời gian. Chính nghệ thuật thời gian hiện đại mới có thể chuyển tải những bức tranh tâm trạng đầy bất an, lo lắng, nhiều suy tư của con người trước vấn đề của thời đại.

Nghiên cứu trật tự thời gian trong tiểu thuyết của Faulkner chính là nghiên cứu trật tự “giả-thời gian” (pseudo-temps). Trong đó, các sự kiện sẽ được sắp xếp lại, hoán cải cho nhau như thế nào; phát hiện các mối liên hệ bên trong của các sự kiện; xem xét ý nghĩa, giá trị của cấu trúc mới được tạo lập và xu hướng quan niệm của người kể. Thời gian trong tác phẩm Faulkner không phải là thời gian xác định hay cố định, nó có thể nằm trong bất cứ dòng chảy nào trong lịch sử thời gian. Nghiên cứu trật tự thời gian là khám phá lại bản chất của quá trình sáng tạo, chỉ ra tầm quan trọng của yếu tố thời gian. Việc truy tìm yếu tố này, tức là tìm quan niệm nghệ thuật, cái nhìn về thế giới, con người của nhà văn, qua đó khám phá ra vẻ đẹp sáng tạo sâu kín, độc đáo của nhà văn được gửi gắm qua tác phẩm.

1.2. Kỹ thuật trật tự thời gian truyện kể

Trước những đổi thay như vũ bão ở thế kỷ XX của triết học, âm nhạc, hội họa, điện ảnh và của khoa học kỹ thuật công nghệ,… Faulkner cũng như những nhà văn hiện đại phải tích cực tạo nên những phương thức sáng tác mới để chuyển tải những cảm thức và những nhãn quan mới về thời đại. Dấu hiệu biến đổi mà các nhà nghiên cứu, phê bình cũng như bạn đọc cảm nhận được cụ thể và rõ nét, đó là trình tự thời gian trong tiểu thuyết truyền thống bị phá vỡ để chuyển tải những nội dung mới.

Một phần của tài liệu Thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom! của William Faulkner (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)