Kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên mạt cưa

Một phần của tài liệu bài giảng công nghệ nuôi trồng nấm (Trang 38)

- PGA Bộ sưu tập giống

3.5.4. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên mạt cưa

Nấm bào ngư là loại nấm phá gỗ nên việc trồng trên gỗ hay trên mạt cưa đều có ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên nuôi trồng trên mạt cưa có một số ưu điểm sau:

• Chế biến và bổ sung dinh dưỡng dễ dàng

• Có thể khử trùng để hạn chế nhiễm

• Chăm sóc và thu hái thuận tiện hơn

• Thời gian thu hái rút ngắn lại

Cách trồng có thể có nhiều kiểu khác nhau nhưng có 2 phương pháp chính:

• Nguyên liệu được chế biến và khử trùng chặt chẽ trước khi cấy giống ( dạng túi)

• Nguyên liệu chế biến đơn giản và không khử trùng ( dạng khối)

A. Dạng túi

Mạt cưa thường dùng là mạt cưa cao su.Tuy nhiên nếu không có , vẫn có thể dùng mạt cưa tạp để sản xuất. Các loại dinh dưỡng và liều lượng cần thiết tối đa khi bổ sung vào mạt cưa như sau: Mạt cưa cao su được trộn với nước vôi 1% ủ đống (lên men) từ 2 – 3 ngày. Nếu quá thời gian 3 ngày, nhiệt độ giảm, cơ chất có nhiều thức ăn đơn giản, các loại nấm mốc, vi trùng sẽ phát triển dành mất phần dinh dưỡng, kết quả là mạt cưa bắt đầu đổi màu, chất lượng của nguyên liệu bị biến đổi, dẫn đến năng suất trồng nấm giảm.

Mạt cưa đã đóng vào bịch tốt nhất là khử trùng ngay. Nếu vì lí do gì không kịp hấp, thì cũng không nên để quá 12 giờ và trong suốt thời gian này đừng vội đậy nút bông . Các nhóm vi sinh vật hiện diện trong bịch mạt cưa sẽ tiếp tục hoạt động và thải ra nhiều khí độc như NH3 hay SO2 … các khí này không thể thoát ra ngoài , bị giữ lại trong túi nên gây độc đối với nấm. Kết quả là tơ không bám được vào cơ chất. Cách khử trùng phổ biến hiện nay là dùng nhiệt ẩm (hơi nước nóng ) với áp suất hoặc không áp suất.

Thiết bị khử trùng là nồi cao áp ( autoclave). Nồi này giữ áp suất do hơi nước cung cấp và vì thế sẽ làm nhiệt độ nâng lên cao, diệt bào tử của vi trùng, nấm mốc… Với phương pháp này, môi trường được tiệt trùng tương đối triệt để , nhưng nhiều thành phần dinh dưỡng sẽ bị hủy ở nhiệt độ cao.

Hấp khử trùng không áp suất

Cách hấp này không đòi hỏi thiết bị đắt tiền lại có thể khử trùng số lượng lớn bịch cùng 1 lúc và quan trọng hơn là các chất dinh dưỡng trong nguyên liệu không bị phá hủy bởi nhiệt độ. Tuy nhiên, khả năng tiệt trùng chỉ tương đối, nhất là các bào tử nấm sẽ không bị tiêu diệt hoàn toàn.

Nguyên tắc chung của phương pháp này là đun sôi nước (chứa trong thùng phuy hoặc chảo của tủ hấp), hơi nước nóng sẽ đi ngang qua bịch và tiếp xúc với thành bịch . Quá trình trao đổi nhiệt làm cho hơi nước nóng truyền vào trong mạt cưa, sẽ gia nhiệt dần khối nguyên liệu đến nhiệt độ cao đủ khả năng diệt các mầm bệnh có trong túi mạt cưa.

Ủ: Bịch nấm đã được cấy giống chuyển vào phòng ủ, đặt trên giá hoặc để trực tiếp trên nền

đất theo chiều hướng nút bông lên trên. Nhà ủ cần thoáng mát, sạch sẽ, không cần ánh sáng. Thời gian ủ kéo dài khoảng 25 -30 ngày. Sợi nấm phát triển, ăn dần vào nguyên liệu tạo nên màu trắng đồng nhất, bịch rắn chắc là tốt. Nếu không ăn kín nguyên liệu hoặc không phát triển có thể là do nguyên liệu đã bị nhiễm bệnh, nên vứt bỏ ngay các túi đó. Trường hợp nhìn thấy bịch nấm màu xanh, đen do bị nhiễm nấm mốc cũng nên loại ngay.

Rạch bịch: bịch nấm sau khi phát triển 25 -30 ngày (kể từ lúc cấy giống ), dùng dao nhọn, sắc

rạch 4 - 6 đường xung quanh. Khoảng cách giữa các đường rạch đều nhau, chiều dài vết rạch từ 3 - 4 cm. Sau khi tơ ủ đầy bịch bắt đầu chuyển sang giai đoạn tưới đón nấm bào ngư

• Bịch có thể treo thành xâu trong nhà trồng

• Bịch cũng có thể xếp thành nhiều lớp nằm ngang, sao đó mở miệng để tưới đón nấm, nấm sẽ tập trung ở mặt mở ra ngoài.

Nhà trồng trong thời gian này cần phải giữ ẩm tốt, nhất là khi treo bịch. Tùy lượng nấm ra nhiều hay ít, to hay nhỏ, độ ẩm không khí cao hay thấp để điều chỉnh số lần tưới và lượng nước tưới trong ngày. Không trực tiếp tưới nước vào tai nấm non vì có thể làm chết nấm (tai mềm nhũn và rũ xuống). Về nguyên tắc tưới nước dưới dạng phun sương, lượng ít nhưng kéo dài thời gian tưới trong một lần sao cho nhìn bề mặt mũ nấm lúc nào cũng có một lớp nước đọng trên. Trung bình một ngày tưới 4 -6 lần. Trong giai đoạn này nấm rất cần độ ẩm, nếu thiếu nước, cây nấm ra cằn cỗi, nhẹ cân, ăn rất dai. Ngược lại, nếu tưới quá nhiều, nấm có màu vàng thối rữa. Sau khi thu hái hết một đợt thì ngưng việc tưới nước, khoảng 5 -7 ngày sau nấm ra tiếp đợt 2,3,4, 5… Mỗi đợt cách nhau từ 7 – 10

ngày, càng về sau khoảng cách giữa các đợt thưa dần và tai nấm cũng nhỏ đi. Các yếu tố về thông thoáng và ánh sáng cũng rất quan trọng, nó không những giúp cho nấm phát triển mà còn có tác dụng ngăn ngừa các mầm bệnh.

B. Dạng khối

Nguyên liệu cũng làm ẩm bằng nước vôi 1.0% nhưng không phải qua chế độ khử trùng cẩn thận như cách làm bịch. Có 2 trường hợp:

Một phần của tài liệu bài giảng công nghệ nuôi trồng nấm (Trang 38)