Yếu tố môi trường và điều kiện nuôi trồng 1 Nhiệt độ

Một phần của tài liệu bài giảng công nghệ nuôi trồng nấm (Trang 122)

- Không hấp khử trùng: nguyên liệu được chất đống ngoài nắng và phủ lên trên bằng lớp vải nhựa (nilong) để gia nhiệt Thời gian ủ từ 2 – 3 ngày sau đó trộn đều trước kh

2.1.Yếu tố môi trường và điều kiện nuôi trồng 1 Nhiệt độ

2. CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM PHÁT SINH BỆNH

2.1.Yếu tố môi trường và điều kiện nuôi trồng 1 Nhiệt độ

2.1.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ chi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm. Mặc dù, khoảng dao động nhiệt độ đối vớn nấm rất rộng: Nhiệt độ thấp, tơ mọc chậm lại, đặc biệt là các loài nấm nhiệt đới. Tơ nấm rơm, để dưới 12oC trong 48 giờ, không có khả năng tái sinh khi cấy chuyền sang môi trường mới. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến khả năng kết quả thể, nhiệt độ không thích hợp tơ nấm sẽ không kết nụ được. Khi nụ nấm hình thành, mà nhiệt độ thay đổi cũng có thể gây bất lợi cho nấm, nấm có thể chết non hoặc biến dạng. Nấm mèo bị lạnh đột ngột, tai nấm sẽ khô cứng ở bìa mép, không thể tiếp tục phát triển. Nấm đông cô thường cho mũ nấm nhỏ lại và cuống nấm dài ra ở nhiệt độ trên 16oC. Nấm rơm sẽ chết hàng loạt khi nhiệt độ tăng lên 35 à 36oC ở giai đoạn nụ.

2.1.2. Ánh sáng

Không cần cho quá trình sinh trưởng của nấm. Cường độ ánh sáng mạnh kiềm chế sự sinh trưởng của sợi nấm, có trường hợp giết chết sợi nấm. Ánh sáng có thể phá vỡ một số vitamin và enzym cần thiết, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của sợi nấm. Phòng ủ nấm không nên quá tối, sẽ gây trở ngại cho việc phát hiện bệnh và nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, côn trùng phát

triển. Trong giai đoạn nuôi hệ sợi tạo quả thể, ánh sáng có tác dụng kích thích hệ sợi nấm kết hạch (nụ nấm). Tiếp xúc với ánh sáng ( 50 lux) liên tục trong thời gian ủ tơ, nấm đông cô sẽ không tạo được quả thể.

Một phần của tài liệu bài giảng công nghệ nuôi trồng nấm (Trang 122)