- PGA Bộ sưu tập giống
3.5.3. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên gỗ khúc
A. Nguyên liệu và xử lí
Nấm bào ngư mọc được trên hầu hết các cây lá rộng (trừ các cây có tinh dầu như tràm , khuynh diệp, dầu con rái…), đặc biệt các cây như so đũa , cao su , sung … cho sản lượng khá cao. Thông thường cây gỗ mem, tơ nấm ăn nhanh, nhưng thời gian thu hái ngắn; còn với các cây gỗ cứng, thời gian ra nấm chậm nhưng thu hái lâu hơn. Việc chọn nguyên liệu tùy theo thời kì dinh dưỡng của cây, nghĩa là trước khi ra hoa hoặc sau khi rụng lá (khoảng tháng 11, 12), cây sử dụng có đường kính không dưới 10cm. Sau khi đốn, thường cây còn tươi sẽ ngăn cả tơ nấm không mọc được , nhưng nếu phơi cây ngoài nắng hoặc dùng chất khử như formalin thì cây sẽ chết nhanh và các mô bị ngộp không thể vận chuyển các chất hữu cơ đi ngược về thân . Tốt nhất là giữ cây trong mát từ 7 – 10 ngày , để cây chết từ từ và cac chất dinh duỡng cũng tập trung về thân.
B. Vô meo và nuôi ủ
Meo giống bào ngư được làm trên trấu, mạt cưa hoặc gỗ miếng. Meo thường sử dụng tốt nhất khi tơ ăn đầy bịch hoặc chai 2 ngày. Meo đầy, tơ nấm sẽ phủ trắng toát không có quần thâm hoặc màu xám tối. Riêng P.ostreatus , P.abalonus ở bề mặt hệ sợi xuất hiện những đốm đen lấm tấm (là dịch nhầy chứa bào tử vô tính).
Đối với phương pháp đục lỗ: tạo lỗ trên thân cây, đưa meo giống vào từng khuc gỗ một. Tùy diện tích bề mặt hay kích thước của cây mà có số lỗ tương ứng , nhờ vậy mà rút ngắn được thời gian nuôi ủ tơ nấm. Thông thường các lỗ cách nhau 20cm, do đó tơ nấm ở 2 lỗ kế tiếp sẽ giao nhau khoảng ngày thứ 15. Rồi đậy nắp lại, trét parafin lên.
Theo phương pháp Hungari thì meo được gieo thành lớp , chèn giữa các khúc gỗ với nhau (thưòng 3 – 4 lớp). Các khúc gỗ giữ chồng lên nhau bằng 2 thanh nẹp (đóng đinh hoặc buộc) hoặc chỉ dùng những khúc rời. Sau khi giao meo, bề mặt khuc gỗ được đậy bằng miếng gỗ dày. Quá trình nuôi ủ tơ được tiến hành trong các hầm đào sâu dưới đất. Nếu các khúc gỗ không chồng lên nhau thì chỉ cần sâu 40cm, còn ngược lại phải đào từ 1,2 – 1,5m . Diện tích hầm tùy thuộc số lượng gỗ sử dụng.
Đáy hầm đuợc rắc 1 lớp meo phủ mặt, sau đó mới xếp cây vào. Cây xếp sát nhau để giữ ẩm và ấm.Miệng hầm phủ rơm hoặc sậy , rồi rãi lên một lớp đất. Đất phải xử lí diệt côn trùng và làm ẩm bằng nước trước khi đem phủ lên mặt, thời gian ủ thường kéo dài cả năm.
C. Chăm sóc và tưới đón nấm
Các khúc cây sau thời gian ủ, được chuyển ra bãi trồng. Bãi trồng nên chọn dưới các thân cây để có bóng mát và tránh nắng chiếu gay gắt nhưng cũng không nên quá rậm, che tối nấm lúc ra tai. Bãi
cần dọn sạch và phát quang cho trống trải, đào lỗ và đặt khúc gỗ xuống sâu khoảng 30 cm. Nếu chỗ xếp không đủ bóng mát, phải phủ thêm lá hoặc rơm để che cho gỗ.
Thời gian đầu , công việc chủ yếu là tưói nước. Nước tưới nhằm giữ ẩm cho cây và kích thích tơ nấm ra quả thể.