C. Các phương pháp trồng nấm
K. Thu hái nấm
2.1.4. Phương pháp trồng nấm trong nhà (phương pháp thanh trùng)
Đây là phương pháp đòi hỏi phải có đầu tư về kĩ thuật, thiết bị và nhà trồng nên chưa thật sự phổ biến rộng rãi. Phương pháp này cho năng suất gấp đôi so với trồng ngoài trời. Nguyên liệu sử dụng chủ yếu là rơm. Ngoài ra, có thể sử dụng nguồn mạt cưa thải (trồng nấm mèo, nấm bào ngư … ) hoặc những mạt cưa gỗ mềm đã ủ hoai. Nấm rơm được trồng theo phương pháp này được coi là nấm sạch có chất lượng cao. Đặc biệt là nấm trồng bằng nguyên liệu rơm rất được thị trường ưa chuộng, có giá thành cao gấp rưỡi so với nấm trồng ngoài trời.
Theo Lê Duy Thắng và Trần Văn Minh (2001) – quy trình trồng nấm rơm trong nhà có thể tóm tắt như sau:
Sơ đồ 7. Quy trình trồng nấm rơm trên mạt cưa trong nhà 2.1.5. Bảo quản và chế biến nấm rơm
Nấm rơm là loại nấm dễ biến đổi và hư hỏng nhanh so với các loài nấm trồng khác do đó việc bảo quản nấm rơm tươi tương đối khó khăn hơn.
Nấm rơm được thu hoạch theo nguyên tắc bẻ từng quả thể ở giai đoạn hình trứng hoặc hình cầu. Được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi, nấm tươi có thể giữ được trong 4 ngày ở điều kiện nhiệt độ 10 – 15oC. Dụng cụ vận chuyển bằng thùng gỗ hoặc sọt tre có lót lưới nhựa.
Ngoài ra có thể giữ nấm ở dạng muối. Nấm được luộc 10 – 15 phút trong nước. Vớt ra làm nguội nhanh bằng nước lạnh để hạ nhiệt độ xuống dưới 30oC. Nước muối có tỉ lệ 10 nước: 4 muối, đun nóng cho đến khi muối không tan được nữa (khoảng 23oBeume). Thêm vào một ít phèn chua, lọc để được nước muối trong có nồng độ bão hòa. Sau đó, điều chỉnh pH = 3 – 3,5 rồi cho nấm vào, nước muối phải ngập mặt nấm. Thời gian bảo quản như vậy đươc vài tháng.
Phơi khô bề mặt khuôn 2 – 3 nắng. Nuôi ủ tơ 7 – 10 ngày. Trộn meo giống (200g giống/25 kg mạt cưa) Làm ẩm ủ đống 15 – 20 ngày bổ sung ẩm bằng nước vôi 5% Làm tơi ra Thêm vôi 5% Ủ đống 2 – 3 ngày Bổ sung dinh dưỡng
Mạt cưa thải
(sau trồng nấm mèo)
Mạt cưa nguyên
(các loại gỗ mềm)
Đóng khối
(khay hay khuôn)
Tơ giăng mạng nhện
Thu hoạch quả thể
Nấm rơm có thể vận chuyển đến các nhà máy đóng hộp hoặc có thể chế biến thành dạng khô bằng phương pháp phơi hay sấy. Nấm được sấy ở nhiệt độ 40 – 45oC trong 8 giờ. Nấm khô đạt tỉ lệ trọng lượng bằng 10% nấm tươi.