- Không hấp khử trùng: nguyên liệu được chất đống ngoài nắng và phủ lên trên bằng lớp vải nhựa (nilong) để gia nhiệt Thời gian ủ từ 2 – 3 ngày sau đó trộn đều trước kh
1. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRONG TRỒNG NẤM
1.1. CÁC BỆNH TRONG QUÁ TRÌNH TRỒNG NẤM
Tương tự như bất kỳ vật nuôi hay cây trồng khác, nấm cũng có thể bị rất nhiều bệnh. Trong đó, thường gặp là bệnh làm giảm sản lượng và chất lượng nấm, nghiêm trọng hơn là gây thất thu cho người trồng nấm.
Thường những nơi mới trồng hoặc trồng ở gia đình mức độnhỏ, bệnh chưa phải là vấn đề lớn. Nhưng đối với những cơ sở nuôi trồng và sản xuất có qui mô lớn, cần chú ý đến việc phòng bệnh.. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình nuôi trồng nấm và gồm chủ yếu có hai dạng: bệnh sinh lý và bệnh nhiễm.
1.1.1. Bệnh sinh lý
Sợi tơ nấm rất mỏng manh và yếu ớt. Do đó, sợi nấm rất dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, pH, nồng độ CO2, oxy, ẩm độ của môi trường. Điều kiện nuôi cấy không thích hợp, tơ nấm mọc chậm lại, tơ thưa và rối lại như bông hoặc thành nhiều lớp, đậm lợt khác nhau. Thường tơ yếu dần đến sức đề kháng giảm, dễ bị nhiễm bệnh và tơ nấm dần dần chết đi.
Đối với quả thể nấm, khi phát triển trong điều kiện không thuận lợi sẽ có những biểu hiện bất thường: quả thể nấm có dạng bông cải, teo đầu ( ở nấm rơm, nấm mèo), Cuống nấm dài và mũ nấm nhỏ lại ( nấm mèo, nấm đông cô,…) hoặc thịt nấm bị mềm nhũn, trở vàng dễ hư thúi ( nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm rơm,…) hoặc cuống nấm chia thành nhiều nhánh, thường tạo chum, tai nấm nhỏ ( nấm bào ngư). Đặc biệt là tai nấm có tình trạng chết non, chất lượng giảm, gây thiệt hại cho người trồng.
Thành phần dinh dưỡng trong môi trường giá thể trồng nấm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nấm. Dinh dưỡng kém, tơ nấm mọc thưa hoặc lão hóa sớm ( tơ chảy nước vàng, tiết sắc tố, chuyển màu,….). Qủa thể sẽ khó tạo thành hoặc nếu có thì quả thể sẽ nhỏ và tơ nấm phát triển rất thưa, thông thường thì tai nấm sẽ dị dạng. Bệnh sinh lý không kèm theo mầm nhiễm và xảy ra thường xuyên trong quá trình nuôi trồng tự nhiên.
1.1.2. Bệnh nhiễm
Yếu tố gây bệnh rất đa dạng, chủ yếu là các nhòm vi sinh vật như: vi khuẩn, nấm mốc, nấm nhày, nấm dại. Các tác nhân gây bệnh này, ảnh hưởng gián tiếp lên sinh trưởng và phát triển của nấm, bằng cách cạnh tranh nguồn thức ăn và thay đổi pH của môi trường. Đây là nguyên nhân làm cho tơ nấm mọc chậm lại, thưa, thậm chí ngừng phát triển. Qủa thể không tạo thành hoặc bị dị dạng, năng suất giảm hẳn.
Nhiều khi tơ nấm bị vàng hoặc thúi rửa hoặc mất từng lõm. Qủa thể ngừng phát triển, hư hỏng hoặc bị bủng từ gốc lên cuống. Trong trường hợp này, ngoài yếu tố mầm bệnh ( vi sinh vật gây hại) còn có sự tham gia của côn trùng. Chung1ta61n công trực tiếp lên tơ nấm hoặc quả thể, đồng thời làm lây nhiễm các mầm bệnh khác. Thường bệnh lan tràn rất nhanh và ảnh hưởng mạnh đến sản lượng hoặc phẩm chất của sản phẩm nấm.
Đối với bệnh nhiễm thì việc phát hiện mầm bệnh không phải là khó, nhưng trừ bệnh lại là vấn đề không đơn giản. Do đó, người trồng nấm cần hiểu biết về các nguyên nhân gây bệnh và tìm biện pháp phòng ngừa là cách làm tích cực nhất.