Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh

Một phần của tài liệu bài giảng công nghệ nuôi trồng nấm (Trang 31)

C. Các phương pháp trồng nấm

3.4.Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh

K. Thu hái nấm

3.4.Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh

Ngoài các chất dinh dưỡng, sự sinh trưởng và phát triển của nấm còn liên quan đến nhiều yếu tố khác của môi trường như: nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, oxy…

Nấm bào ngư mọc được ở biên độ nhiệt độ tương đối rộng. Trong thực tế có các chủng loại nấm bào ngư thích ứng khác nhau với nhiệt độ của môi trường. Người ta chia thành 6 loại :

• Loại ưa lạnh : nhiệt độ thích hợp để hình thành quả thể biến động trong phạm vi khoảng 5- 15°C, nhiệt độ thích hợp nhất 8-13°C.

• Loại chịu rét : quả thể có thể hình thành ơ nhiệt độ 5-20°C, tốt nhất là ở 10-18°C. Chúng thuộc loài Pleurotus ostreatus, thường có chu kỳ sản xuất ngắn .

• Loại ưa ấm : quả thể hình thành ở nhiệt độ 8-25C°, tốt nhất ở 12-22°C. Phần lớn cũng thuộc loài Pleurotus ostreatus, quả thể có màu tro hay màu trắng tro, mũ nấm dầy.

• Loại thích nghi khá rộng : quả thể hình thành ờ nhiệt độ 8-28°C, tốt nhất là 12-24°C , thuộc loại

đối cao quả thể có màu trắng sữa, có tính kháng tạp nấm, tạp khuẩn cao. Sợi nấm có hoạt tính cao đối với việc phân giải chất sơ, gỗ.

• Loại thích nghi rộng : quả thể hình thành ở nhiệt độ 7-33°C, tốt nhất ở 15-25°C, cũng thuộc loài Pleurotus ostreatus. Các chủng này khi nhiệt độ cao mũ nấm có màu gần trắng, khi nhiệt độ thấp mũ nấm có màu tro hay màu nâu tro. Nhiệt độ càng lạnh màu càng thẫm. Quả thể khá lớn ,cuống dài ít bào tử .Ở nhiệt độ thích hợp và thoáng khí cuống nấm ngắn. Khi lạnh và kém thoáng khí cuống nấm dài.

• Loại ưa nhiệt ; quả thể được hình thành ở nhiệt độ 20-30°C. Khi nhiệt độ cao lên đến 35°C trong 1 thời gian ngắn cũng không ảnh hưởng gì. Các chủng trong nhóm này thuộc về 2 loại :

Pleurotus sajor-caju và Pleurotus cystidiosus.

Bảng 12. Nhiệt độ thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể của vài loài nấm bào ngư Loài nấm bào ngư Nhiệt độ thích hợp

cho tăng trưởng tơ

Nhiệt độ thích hợp ra nấm P.ostreatus 20°-30°C 15°C P.florida 25°-30°C 20°C P.sajo-caju 25°-30°C 25°C P.cortinatus 27°-32°C 28°C P.cystidiosus 27°-32°C 25°-28°C P.fabellatus 20°-28°C 20°-25°C P.eryngii 20°-30°C 20°-22°C P.tuber-regium 35°C 28°-30°C P.abalonus 27°-32°C 25°C P.cornucopiae 25°C 15°-25°C

Độ ẩm cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của quả thể. Trong thời kỳ tưới đón nấm, độ ẩm không khí không được dưới 70%, tốt nhất ở 70-95%. Độ ẩm thấp hơn 70% quả thể bị vàng và khô mép. Ở 50% nấm ngừng phát triển và chết, dạng bán cầu lệch và dạng lá bị khô mặt và cháy vàng ở bìa mép mũ nấm. Ngược lại, độ ẩm cao (95%) chưa hẳn đã tốt cho nấm, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống.

Cơ chất khi chế biến thường có những biến đổi về pH. Đối với nấm bào ngư khả năng chịu đựng sự dao động của pH tương đối tốt, pH môi trường có thể giảm xuống 4.4 hoặc tăng lên 9, tơ nấm vẫn mọc được. Tuy nhiên pH thích hợp đối với hầu hết các loài bào ngư trong khoảng 5.0-6.0, pH thấp làm quả thể không hình thành được và ngược lại pH quá kiềm tai nấm bị dị hình.

Ánh sáng chỉ cần thiết cho việc tạo nụ nấm. Ánh sáng tốt nhất là khoảng 2000 lux, cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ ngăn cản việc hình thành nụ nấm, còn ánh sáng yếu lầm chân nấm dài ra, mũ hẹp. Đặc biệt quá trình nẩy mầm của bào tử và tăng trưởng của tơ nấm bào ngư có liên quan đến nồng độ CO2 cao (22%), nhưng khi cần ra nấm thì nồng độ CO2 phải giảm và lượng oxy tăng lên. Nếu không mũ nấm sẽ hẹp lại trong khi chân dài ra, dẫn đến tai nấm bị dị hình.

Một phần của tài liệu bài giảng công nghệ nuôi trồng nấm (Trang 31)