PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI NẤM ĂN

Một phần của tài liệu bài giảng công nghệ nuôi trồng nấm (Trang 138)

- Không hấp khử trùng: nguyên liệu được chất đống ngoài nắng và phủ lên trên bằng lớp vải nhựa (nilong) để gia nhiệt Thời gian ủ từ 2 – 3 ngày sau đó trộn đều trước kh

6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI NẤM ĂN

Xã hội phát triển, nhu cầu nấm ăn tăng nên sản xuất nấm ăn đang ngày càng phát triển mạnh. Sâu bệnh hại nấm ăn là một vấn đề cần được giải quyết, chúng đã làm giảm sản lượng, chất lượng, thậm chí còn không cho thu hoạch. Trong cả quá trình sinh trưởng phát triển cho nấm ăn có quan hệ với môi trường xung quanh bao gồm động thực vật và vi sinh vật, trong đó có sâu bệnh hại. Môi trường sống của nấm ăn có quan hệ mật thiết với sâu bệnh hại .

* Dinh dưỡng: phần lớn nấm ăn sống hoại sinh cần nguồn dinh dưỡng giá thể, nguyên liệu của giá thể

là phân chuồng, rơm rạ, vỏ hạt bông, bã mía, bông thải, cám, trấu, chúng có nhiều prôtêin, đường và vitamin. Những chất đó cũng là thành phần dinh dưỡng của các nấm bệnh và sâu, nên trong quá trình nuôi trồng nấm ăn thông thường xuất hiện một số loài nấm tạp và sâu hại

* Nước: nấm ăn có hàm lượng nước rất cao, trong quá trình sinh trưởng phát triển nấm ăn hấp thu nhiều nước. Trong điều kiện ẩm ướt nấm tạp và sâu hại luôn có điều kiện phát sinh gây nguy hại. nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp đối với nấm ăn thường là 25-350C, thể quả phát triển vào khoảng 7-320

C. Trong phạm vi nhiệt độ đó cũng thích hợp cho nấm tạp và sâu hại nấm ăn.

* Không khí: trong quá trình hô hấp, nấm ăn thường thải CO2 hấp thu O2, nên trong quá trình nuôi dưỡng ta phải luôn cung cấp đủ oxy và do đó nấm tạp và sâu hại cũng có điều kiện sinh sôi nảy nở.

* pH: phần lớn nấm ăn ưa điều kiện hơi chua, gần trung tính và trong quá trình trao đổi chất chúng sản sinh ra chất có tính chua làm tăng thêm tính chua của chất dinh dưỡng, môi trường chua rất thích hợp cho các loài nấm tạp phát sinh

* Ánh sáng: một số nấm ăn trong quá trình sinh trưởng phát triển yêu cầu ánh sáng tán xạ, một số loài

chỉ trong điều kiện tối mới phát triển bình thường. Trong điều kiện thiếu ánh sáng trực xạ lâu dài thường tạo điều kiện cho nấm tạp phát triển.

Tất cả những điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh phát triển trên đã gây ra những khó khăn cho việc phòng trừ. Bởi vì chúng ta khó tách chúng ra mà áp dụng một biện pháp phòng trừ đơn độc. Đồng thời nấm ăn thường dễ bị sâu bệnh hơn nấm tạp. Mỗi lần sâu bệnh hại nấm ăn phát sinh lại khó phòng trừ bằng thuốc hóa học gây độc hại cho nấm và cho con người. Sau đây là một số sâu bệnh hại nấm thường gặp.

6.1. Nấm tạp, bệnh hại nấm ăn và biện pháp phòng trừ.

Căn cứ vào nguồn lây bệnh, triệu chứng và môi trường sinh trưởng người ta chia ra bệnh ký sinh- trực tiếp xâm nhiễm sợi nấm và thể quả nấm ăn; bệnh gây nhiễu- nấm bệnh tiết ra chất độc ức chế sợi nấm và thể quả; bệnh cạnh tranh - chiếm vị trí và tranh giành dinh dưỡng của nấm. Căn cứ vào

Một phần của tài liệu bài giảng công nghệ nuôi trồng nấm (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)