6. Bố cục luận văn
1.2.2. Phân tâm học
Phân tâm học tính đến nay đã được hơn một thế kỷ (~126 năm), tức là đã lâu hơn môn vật lý về thuyết tương đối của Einstein một vài năm. “Người ta có quyền tin rằng với tất cả mọi người tính chất phong phú, giàu sức sinh sôi của các giả thuyết phân tâm học là không thể bác bỏ, rằng ngày nay không còn có ai trách móc cái bà già ấy là đã mặc những bộ đồ lót hấp dẫn để khêu gợi những kẻ mất hướng trong một xã hội Thanh giáo nghiêm cách”.
Phân tâm học ( Psychoanalysis) là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng. Nó được khởi thảo bởi Sigmund Freud, một bác sĩ người Áo. Phân tâm học chuyên sâu nghiên cứu về con người. Phân tâm học chia bản năng con người ra làm ba phần: cái ấy (es), cái tôi (ich) và cái siêu tôi (überich). Trong đó nói rõ con nguời luôn bị chi phối bởi bản năng tính dục và mọi hoạt động của con người đều nhằm thỏa mãn hoặc ức chế nhu cầu đó. Học thuyết này không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực y học mà còn được vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật. Với tính chất của một xã hội tiêu thụ, với ảnh hưởng lối sống tự do theo kiểu văn hóa Âu Mỹ, phân tâm học cũng như các học thuyết khác của phương Tây có điều kiện phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực đời sống trong đó có sáng tác và phê bình văn học.
Ở Việt Nam, vào thời kì thuộc Pháp, phân tâm học đã bước đầu đi vào văn học mà tiêu biểu là các sáng tác của Vũ Trọng Phụng như Số đỏ, Làm đĩ, Giông tố,.. Riêng ở lĩnh vực phê bình văn học, từ năm 1936 đã có một số tác phẩm ứng dụng phân tâm học vào nghiên cứu văn học như Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương của Trương Tửu đăng trên báo Tiến Hóa số 1, Hồ Xuân Hương: tác phẩm, thân thế và văn tài của Nguyễn Văn Hanh. Đến năm 1940, trong Kinh thi Việt Nam Trương Tửu lại vận dụng học thuyết Freud để phân tích mảng ca dao dâm và tục và thơ Hồ Xuân Hương. Năm 1942, với bút danh Nguyễn Bách Khoa, ông lại tiếp tục ứng dụng phân tâm học để phê bình
Truyện Kiều khi viết tác phẩm Văn chương Truyện Kiều.
Nếu ở lĩnh vực sáng tác, các nhà văn ứng dụng một số phạm trù của học thuyết Freud nhưng tập trung nhất là mặc cảm Oedipe và tính dục thì ở lý luận - phê bình, các nhà nghiên cứu ứng dụng hầu hết các phạm trù trong phân tâm học để phê bình các hiện tượng văn học cũng như giải mã tâm lý
sáng tạo của nhà văn như vấn đề vô thức, tính dục, ám ảnh tuổi thơ, vấn đề dự phóng trong sáng tạo…
Một trong những vấn đề mấu chốt của học thuyết Freud là ông đã chứng minh quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ không chỉ có ở ý thức, tiềm thức mà có ngay trong vô thức. Vì vậy, phân tâm học rất đề cao yếu tố vô thức trong sáng tạo nghệ thuật. Không chỉ có vô thức cá thể như phát kiến của Freud mà sau này Jung còn nói đến cả vô thức tập thể. Như vậy, vô thức có vai trò rất quan trọng trong sáng tạo của người nghệ sĩ. Đây cũng là điều các nhà phê bình văn học quan tâm khi nghiên cứu quá trình sáng tạo của nhà văn. Tác phẩm văn chương chính là sản phẩm được sáng tạo trong vô thức của nhà văn. Bởi lẽ “Không có gì bảo đảm trăm phần trăm rằng ngoài cái ý thức mà tác giả đem đến cho một tác phẩm, tác phẩm đó lại không thể phản ảnh một điều gì khác. Freud gọi điều đó có thể có này là sản phẩm của một ý thức chưa được nhận biết bởi chính người mang ý thức”(Uyên Thao)
Học thuyết Phân tâm học được xây dựng trên khái niệm vô thức. Freud quan niệm: Tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lí của con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tuỳ theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những qui luật khác hẳn với ý thức.
Không chỉ vận dụng những khái niệm vô thức, tiềm thức, dự phóng để lý giải quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ, các nhà phê bình còn vận dụng phạm trù tính dục trong học thuyết phân tâm để lý giải tâm lý sáng tạo của nhà văn. Bởi lẽ vô thức có liên quan đến nội dung tính dục. Và đây là hai phạm trù cơ bản trong học thuyết của Freud. Vì theo ông, bản năng tính dục là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Freud trên con đường xây dựng phân tâm học. Công trình này làm rõ cơ sở lí thuyết về chứng nhiễu tâm, giải thích nhu cầu dồn nén và những nguồn năng lực xúc cảm nằm dưới vận động và những ứng xử có ý thức và vô thức của con người. Freud gọi năng lực đó là libido. Công trình này khi được công bố nằm trong dự kiến trước của Frued đã bị công kích khá nhiều bởi những phát hiện của Freud đi ngược lại với nhiều quan điểm cũ về đời sống tình dục. Ông cho rẳng: “Trong các loại vô thức thì đam mê tính dục có một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ đời sống tâm lí của con người. Đam mê tính dục tạo ra nguồn năng lượng cực kỳ mạnh mẽ (gọi là libido), cội nguồn của mọi cội nguồn tinh thần, nguyên nhân mọi bệnh tâm thần cũng như khả năng lao động sáng tạo ở con người” [77; tr. 2]. Lý thuyết về phân tâm học lý giải vì sao, trong văn học hậu hiện đại, kiểu nhân vật đắm mình triền miên trong dòng chảy tâm thức và kiểu nhân vật luôn khát khao yêu đương, tìm về với cái tôi và ham muốn nhục cảm trở nên đông đảo hơn bao giờ hết.
Việc ứng dụng phân tâm học vào phê bình văn học đã góp phần lý giải quá trình sáng tạo của nhà văn, mà nếu chỉ nhìn với quan điểm xã hội học thô thiển, nhiều khi không giải mã được quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ, nhất là ở những nghệ sĩ có cá tính và phong cách. Không những thế, khuynh hướng phê bình phân tâm học cũng mở ra cánh cửa cho người tiếp nhận đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong của nhà văn để từ đó nắm bắt được tư tưởng, tình cảm của nhà văn một cách trung thực nhất.
Trong văn học Nhật Bản, Từ Genji monogatari, “phức cảm Genji” được đặt trong mối liên hệ với “mặc cảm Eudipe” - thuật ngữ dùng trong học thuyết phân tâm học trở thành một kiểu xúc cảm mang tính “cổ mẫu” của văn học Nhật Bản. Các nhà văn lớn của Nhật Bản như Kawabata (Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc), Tanizaki (Cầu mộng),… và đến Haruki Murakami (Kafka bên bờ biển) đều đề cập đến kiểu “phức cảm” này.
Cảm thức truyền thống của văn hóa, văn học Nhật Bản đã được Murakami phóng chiếu vào xã hội và con người Nhật Bản hiện đại một cách tinh tế, độc đáo. Trong Kafka bên bờ biển, nhà văn đã xây dựng mối quan hệ “bất thường” giữa Kafka Tamura và Miss Saeki. Mối quan hệ ấy là sự phóng chiếu của tâm lí AMAE (từ dùng của Takeo Doi- tiến sĩ tâm lí học nổi tiếng người Nhật) và lối tư duy Nhật Bản. Murakami đã triển khai “phức cảm Genji” trong Kafka bên bờ biển bằng phương thức biểu hiện mới: cảm quan phương Tây và phân tâm học Freud.
Miss Saeki - người phụ nữ ở tuổi ngũ tuần, mang nhiều ẩn ức, có cuộc đời huyền thoại, được Murakami miêu tả như biểu tượng của “tính nữ vĩnh cửu”. Nhà văn đã xử lí khéo léo dấu hiệu vô thức ở Saeki bằng lí thuyết phân tâm học để hóa giải sự thật khó chấp nhận thành một điều tất yếu, biến cái phi lí thành cái có lí. Đây cũng là đặc điểm nổi trội trong cảm quan tự sự của Murakami: mọi điều đều có thể xảy ra trong thế giới mà chúng ta đang sống, vì thế giới này là một thế- giới- không- hoàn- hảo. Động lực chính để Murakami miêu tả, lí giải mối quan hệ Saeki- Kafka là “phức cảm Genji” nhưng cũng không thể phủ nhận phương diện “vô thức” trong mỗi con người. Vì vậy, hành vi của Kafka còn chịu sự chi phối của một “lực đẩy vô hình” của “bản năng”, “xung năng sống” ở cậu bé 15 tuổi.
Murakami không bình luận. Ông để cho độc giả cảm nhận và suy ngẫm về câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố “ma ảo” của cậu bé Kafka. Hình ảnh Kafka trở về thế giới thực tại cuối tác phẩm là một ẩn dụ ám ảnh. Sau bao giông tố, vòng xoáy nghiệt ngã của số phận, điều gì sẽ chờ đón cậu bé? Liệu Kafka có đủ bản lĩnh để tiếp tục sống khi trái tim nhỏ bé của cậu đã hằn vết sẹo số phận? Người đọc sẽ “phán xét” thế nào về Kafka? Ai cũng có thể tìm thấy một lời giải đáp của mình khi cùng tham gia vào chuyến du hành định mệnh của Kafka, để rồi mang theo những ám ảnh cho riêng mình.
“Phức cảm Genji” đã tạo “hiệu ứng” cho Kafka bên bờ biển, chuyển tải thông điệp của Murakami đến với độc giả. Thông điệp về “bản ngã”, “bản năng” của
Sự dung hợp hài hòa của niềm bi cảm (aware), của cảm thức truyền thống Nhật Bản với văn chương phương Tây hiện đại cũng được tìm thấy trong rất nhiều sáng tác của Murakami, trong đó có Rừng Na-uy. Tiếp thu yếu tố phân tâm học trong việc xây dựng thế giới nội tâm nhân vật đã tạo thành phong cách riêng của Murakami - tiểu thuyết gia văn học đương đại của Nhật Bản. Murakami không tìm kiếm sự tĩnh lặng và những khoảng chân không ngưng đọng của mỹ học truyền thống như Kawabata - tác giả của những trang văn tinh tế, giàu chất thơ. Nhật Bản truyền thống trong Murakami là sự tiếp tục khám phá những tồn tại sâu kín, khó giải đoán của bản thể con người, luận giải những vấn đề tồn vong của xã hội hiện đại, khi mà ánh hào quang của quá khứ Nhật Bản đã lùi xa. John Updike trên tờ The New Yorker đã xác tín điều này: “Đằng sau những cuộc phiêu lưu điên rồ và bất ổn theo lối biểu tượng của nhân vật chính, còn có một lực đẩy trong tiềm thức gần ngang bằng với lực đẩy của sex và tuổi trưởng thành: lực đẩy về phía hư vô, về khoảng trống, về sự rỗng không đầy hoan lạc”[20; tr.6].
Tìm hiểu yếu tố phân tâm học đã góp phần lý giải quá trình sáng tạo của nhà văn, mà nếu chỉ nhìn với quan điểm xã hội học thô thiển, nhiều khi không giải mã được quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ, nhất là ở những nghệ sĩ có cá tính và phong cách như Haruki Murakami. Không những thế, khuynh hướng phê bình phân tâm học cũng mở ra cánh cửa cho người tiếp nhận đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong của tác giả để từ đó nắm bắt được tư tưởng, tình cảm của người viết một cách trung thực nhất. Lẽ dĩ nhiên, trong bất cứ thời đại nào, các nhà văn, đặc biệt là các nhà văn bậc thầy không bao giờ chịu ảnh hưởng của một hay vài học thuyết tư tưởng, nhưng chắc chắn vẫn có những học thuyết, tư tưởng được xem là chủ đạo. Với những sáng tác của Haruki Murakami, và đặc biệt là với kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng Na-uy hay Kafka bên bờ biển ,… cảm thức truyền thống của văn học Nhật Bản và lí thuyết phân tâm học Freud đã làm nên sức cuốn hút kì diệu của những cuốn
tiểu thuyết “ẩn chứa nhiều tham vọng nhất và cũng thành công nhất của Haruki Murakami cho đến nay”.