Nhân vật và kiểu nhân vật

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami (Trang 46)

6. Bố cục luận văn

2.1.1.Nhân vật và kiểu nhân vật

Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống lịch sử nhất định nào đó. Nghiên cứu nhân vật, chính là nghiên cứu cách nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa về con người như thế nào và bằng cách nào trong văn chương của mình. Bởi lẽ, nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định.

Đối lập với nhân vật của tiểu thuyết truyền thống, nhân vật trong tiểu thuyết hậu hiện đại chỉ là một cá thể không xác định, không nắm bắt và không nhìn thấy được, một “cái tôi vô danh”. Xung quanh nhân vật chính hư vô này là những nhân vật khác, mà nó chỉ là những giấc mơ, nỗi ám ảnh, điều hoang tưởng. Nhân vật có điểm chung là ở trong trạng thái vận động không ngừng trong thế giới thực hoặc trong tưởng tượng. Họ tiến hành những cuộc hành trình khác nhau đi tìm thiên đường của tự do và lẽ công bằng. Nhân vật đảm nhận những chức năng khác nhau trong kết cấu tác phẩm: tự sự, trữ tình,... Để đáp ứng những vai trò của mình, nhân vật được kiến tạo từ những chất liệu rất đa dạng và đặc sắc, từ những thành tố của tự nhiên cho đến ngôn ngữ biểu đạt. Nhân vật xuất hiện với nhiều tư

cách khác nhau: nhân vật thể hiện một tư tưởng; nhân vật là “tác nhân” hành động, là hành động thúc đẩy diễn biến cốt truyện; nhân vật là người kể chuyện... Cùng với những thành tố cấu tạo khác của tiểu thuyết, nhân vật trong tiểu thuyết hậu hiện đại đã làm “biến động khuôn khổ của tiểu thuyết”

Việc xóa bỏ nhân vật trong tiểu thuyết gắn liền với cuộc khủng hoảng về con người ngoài xã hội. Giai đoạn của tiểu thuyết hậu hiện đại là giai đoạn của nhân vật tín hiệu hoặc nhân vật hình bóng. Tính hư hư, ảo ảo, mờ mờ, đã khiến nhân vật trở thành miếng đất màu mỡ của vô số cách đánh giá và giải thích khác nhau. Với một số phát triển tìm tòi về kỹ thuật tiểu thuyết, tiểu thuyết hậu hiện đại thực sự là một sự tiếp nối cực đoan của tiểu thuyết hiện đại hơn là một đỉnh điểm của tìm tòi sáng tạo.

Những tìm tòi, đổi mới trong kỹ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết hậu hiện đại xảy ra ở nhiều cấp độ, nhưng tập trung nhiều vào những vấn đề liên quan đến tâm lý, tính cách và sự dịch chuyển điểm nhìn. Đối với tâm lý nhân vật, xuất hiện khuynh hướng gợi mở hơn là miêu tả và phân tích tâm lý. Đặc biệt là sự đổi mới của kỹ thuật viết độc thoại nội tâm nhằm thể hiện tâm trạng cô đơn, trống rỗng của con người trong xã hội hiện đại, độc giả đọc thẳng suy nghĩ của nhân vật và suy nghĩ này vẫn đương mầy mò, mờ ảo, rất gần với giấc mơ, cuốn đi một cách lộn xộn những hình ảnh ở những thời điểm khác nhau trong sự kéo dài của nó.

Các tác giả cận đại, hiện đại và đặc biệt là hậu hiện đại có ý thức về xây dựng cá tính cho nhân vật, qua đó biểu hiện cá tính trong sáng tác của nhà văn. Từ đó khái niệm “Kiểu nhân vật” xuất hiện. Đó là sản phẩm của thời kỳ phát triển cao của văn học.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami (Trang 46)