6. Bố cục luận văn
3.2.1. Không gian vật thể
Cũng như thời gian, không gian nghệ thuật vừa là hình thức tồn tại của hình tượng nhân vật, vừa là một trong những lĩnh vực rất quan trọng thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và chiếm lĩnh thế giới của văn học. Tùy theo nội dung cảm hứng của từng trào lưu, bộ phận văn học mà sản sinh ra những bút pháp tạo hình không gian khác nhau. Nếu trong thơ, không gian nghệ thuật là tính chất ít xác định của nó thì đến văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết, không gian được dễ dàng xác định bởi khuôn khổ của nội dung cốt truyện và môi trường hoạt động của nhân vật.
Như đã nói ở trên, Haruki Murakami là nhà văn của hiện thực và say mê ân ái. Thời gian trong tác phẩm của ông nghiêng hẳn về trục hiện tại. Đó là khoảng thời gian con người ý thức được sự tồn tại của mình, đang được sống,
được yêu và được nếm trải,.. Vì vậy, không gian nghệ thuật trong tác phẩm của ông tất yếu phải là không gian trần thế. Đó là những không gian gắn với những cảm xúc vui buồn của nhân vật và là dung môi, địa tầng cho những cuộc kiếm tìm.
Trong tiểu thuyết hậu hiện đại, không gian vật thể không đơn thuần là những không gian đơn lẻ mà là sự nhào trộn, lắp ghép và chắp nối những không gian mà nhân vật đi qua trong cuộc hành trình của chính mình. Chính nhờ thế, nhân vật có điều kiện trải mình trên nhiều cấp độ của cuộc đời; nếm trải đẩy đủ những cay đắng, lạc lõng mất phương hướng; đốn ngộ ra những mất mát để từ đó quyết tâm kiếm tìm cái tôi và tình yêu đích thực, tìm kiếm hạnh phúc trong sự giao hòa giao cảm của xác thịt và có khi là cả cái chết.
Với một nhà văn tài năng như Murakami, không gian nghệ thuật luôn đan cài, ghép nối. Ở đó những biến cố, sự kiện và những cảm xúc mới mẻ được hình thành. Nó là không gian vật thể gắn trực tiếp với mỗi nhân vật chứ không phải thứ không gian nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm. Bảng thống kê không gian vật thể trong Rừng Na-uy sẽ nói lên điều đó.
STT Tên nhân vật Không gian vật thể
1 Toru Wantanabe
- Khu học xá
- Những con đường ở Tokyo
- Căn hộ của Naoko
- Căn hộ của Midori
- Giảng đường đại học
- Nhà ăn
- Khu an dưỡng Ami
- Căn nhà trọ
- Bệnh viện nơi bố Midori nằm
- Bãi biển
- Rạp chiếu phim “con heo”
- Ga tàu điện 2 Naoko - Căn hộ của nàng
- Những con đường ở Tokyo
- Khu an dưỡng Ami 3 Midori - Hiệu sách Kobayashi
- Bệnh viện
- Giảng đường đại học
- Quán ăn
4 Reiko - Căn nhà của chị trước khi đến khu an dưỡng Ami
- Khu an dưỡng Ami
- Căn hộ của Toru
- Ga tàu điện 5 Kizuki - Quán bi-a
- Chiếc xe hơi N- 360 trong nhà để xe 6 Nagasawa - Khu học xá
- Quán ăn
- Nhà nghỉ
- Quán bar 7 Hatsumi - Quán ăn
- Quán bi-a
- Căn hộ của nàng
Bảng thống kê không gian vật thể trong Rừng Na-uy.
Qua bảng thống kê trên, ta thấy không gian vật thể là vô cùng phong phú. Nhưng điều quan trọng hơn mà theo chúng tôi phải làm là chỉ ra ý nghĩa của nó trong mối quan hệ khép kín với nhân vật và hệ thống nhân vật.
Khu học xá nơi chàng thanh niên mười tám tuổi và là sinh viên năm thứ nhất lần đầu tiên đến Tokyo ký túc. Căn phòng của chàng sạch sẽ đến tinh tươm như một “phòng ướp xác” bên cạnh những căn phòng ngập đầy rác rưởi, bụi đen và những thứ mùi gớm ghiếc. Chính nơi đây chàng bắt đầu một cuộc sống mới, cố quên đi hình ảnh của ”chiếc bàn bi-a màu xanh nâu, chiếc xe N- 360 màu đỏ, những vòng hoa trắng và những đám khói của nhà thiêu xác”[20; tr.64]. Đây cũng chính là điểm khởi đầu mở ra những không gian khác trong thế giới vật thể của nhân vật hành trình. Từ việc ở cùng phòng với Quốc xã đến việc gặp gỡ Nagasawa và bắt đầu hành trình ngủ với những cô gái lạ mặt mới quen. Cũng từ những không gian quán ăn, giảng đường, chàng gặp gỡ với Midori… Toru dấn thân và thế giới của hình sắc và tạp niệm để đốn ngộ về chính thể và tha nhân.
Ngay từ lúc đầu gặp lại Naoko, cùng nàng sải bước trên những con đường của thành phố Tokyo. Con đường tưởng như vô tận ấy lại đối nghịch với nhận thức thế giới của nàng. Những con đường dài và rộng ra bao nhiêu thì cảm nhận về thế giới của nàng lại ngắn và hẹp bấy nhiêu. Những chuyến đi bộ vô đích “ theo một lộ trình ngoằn ngoèo, lên đồi, qua sông và những con đường tàu, cứ thế đi mãi mà không biết đích ở chỗ nào. Chúng tôi cứ nhằm thẳng phía trước mà đi, như thể việc đi bộ là một nghi lễ tôn giáo sẽ chữa lành đôi linh hồn bị tổn thương của chúng tôi. Nếu trời mưa chúng tôi sẽ dùng ô che, nhưng vẫn sẽ đi cho dù thế nào” [20; tr.68]. Và thế “hai chúng tôi cứ đi mãi trên những con phố Tokyo, trong khi Naoko cứ tìm kiếm lời lẽ trong không gian trống vắng” [20; tr.71]. Toru cùng nàng trải nghiệm cuộc sống của những con người “méo mó” mà chàng yêu quý trên những cuộc hành trình, trong khu an dưỡng Ami,… Naoko chính là biểu tượng cho cái đẹp xưa, cái đẹp làm người ta tôn thờ, ngưỡng mộ. Cái đẹp xưa ấy phải lẩn trốn lên vùng
này đến chốn khác để trải nghiệm sự hòa hợp giữa con người với con người, giữa con người và thế giới. Gạt bỏ đi tất cả, những nhân vật trong Rừng Na-uy
luôn sống thực với bản ngã và tha nhân.
.
Trong thế giới đa địa tầng của không gian vật thể, trên những cuộc hành trình dai dẳng, cũng có những lúc nhân vật cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy có một “cục khí vón” trong mình. Khi Naoko tự tử, Wantanabe đã vứt bỏ tất cả để tìm tới hang đá bên bờ biển. Ở đó, giữa những cơn sóng đang gầm thét, gào rú, giữa những mỏm đá chênh vênh, một mình Wantanabe quằn quại, vật vã trong nỗi đau cùng cực. Sự dữ dội, tàn nhẫn và bao la của thiên nhiên làm nổi bật lên sự nhỏ bé, bất lực, đau đớn của Wantanabe. Có những cuộc kiếm tìm đi đến tận cùng khám phá. Nhưng cũng có những cuộc hành trình không thể nào tìm đến được hạnh phúc đích thực. Lúc đó, nhân vật sẽ tự tìm đến lựa chọn riêng của mình để giải quyết mọi bế tắc. Từ đó họ rút ra ý nghĩa đích thực của sự tồn tại.
Tất cả không gian vật thể là nơi nhà văn đặt nhân vật vào đó với những dụng ý nhấn mạnh hành trình trong thế giới mà họ kiếm tìm, trải nghiệm và chia sẻ. Đó là khu an dưỡng Ami nơi Toru tìm đến với Naoko, gặp gỡ Reiko, lắng nghe những bản nhạc mà chị đàn cũng như câu chuyện về cuộc đời của chị. Là căn hộ của Midori, nơi tình yêu được xác lập. Là quán bi-a, là chiếc xe hơi N-360,… nhưng không gian mà người ta trải nghiệm nhiều lẽ sống chết ở đời.
Nhìn chung lại, có thể nhận thấy hai đặc điểm trong cách xác lập không gian vật thể của Murakami. Thứ nhất, trong tác phẩm của ông không gian vật thể xuất hiện một cách dày đặc, luân chuyển tạo nên tính phức tạp ngổn ngang và đầy thử thách cho những cuộc kiếm tìm. Thứ hai, từ sự thống kê không gian vật thể của Rừng Na-uy, những đứa con tinh thần của Murakami đại đa số được đặt trong những không gian nhỏ hẹp, chật chội, u tối và như được
định sẵn, vừa khít với số phận và cuộc đời nhân vật. Đây là nguyên nhân vì sao những nhân vật của ông luôn cô đơn, bế tắc, đánh mất chính mình, sự tìm đến cái “tôi”, tình yêu, khát khao nhục thể, thậm chí là cái chết như một tất yếu không thể cưỡng lại được. Một không gian khác được mở ra.