Con người trong tư tưởng nghệ thuật của Haruki Murakami

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami (Trang 40)

6. Bố cục luận văn

1.3.2. Con người trong tư tưởng nghệ thuật của Haruki Murakami

Nhân vật văn học là con người. Để hiểu nhân vật văn học, không thể nào không tìm hiểu quan niệm về con người của tác giả cũng như của thời đại và sự chi phối của quan niệm ấy đến việc khắc hoạ nhân vật. Tính quan niệm ấy ở mỗi nhà văn lại có những khác biệt, cái mà chúng ta gọi là phong cách nghệ thuật. Với Haruki Murakami, điều đáng ngại và cũng là điều hấp dẫn nhất trong những cuốn sách của ông là chúng luôn được nhiều hơn phần mình.

Chúng kháng cự lại những cố gắng định nghĩa, chúng nhân danh cho một cái gì đó không gọi được thành tên, chúng dường như có được một cuộc đời ngoài chúng. Bởi thế, “Murakami từ lâu đã bị ám ảnh với những thực tại nằm dưới tầng sâu kín; những câu chuyện của ông thường quanh co trong những địa tầng của thể xác tâm lý. Và tại cái nhân tĩnh lặng của cuốn tiểu thuyết tầng tầng lớp lớp nhất của ông là một mệnh lệnh bất di bất dịch: Mang ý nghĩa cho tới sự vô nghĩa… Murakami không chỉ là người kể ra những chuyện vô vị của cuộc sống đời thường với một sự chân xác khiến người ta như chạm tới được, ông còn gợi lên sự cộng sinh của một cái gì không thể đặt tên, và vì vậy mà càng trở nên kỳ lạ”[ 20; tr.5]

Một nhà thơ Đức đã nói: “Phương pháp sáng tác đích thực là phương pháp mang tính người đích thực”. Trong văn học hậu hiện đại, mà Murakami là đại diện, đó là nỗi buồn ẩn hiện thông qua những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, vắng lặng; là những ám ảnh về sự cô đơn, về sự sống, cái chết trong cuộc đời vô định và phù phiếm; là khúc bi ca sầu tư và hài hước về đời sống tình dục, là những khoảnh khắc hiện sinh ngắn ngủi thấm đượm triết lý về những gì bất biến vẫn tồn tại trong cuộc đời con người. Nói cách khác, nỗi buồn bi cảm ấy thoát thai từ sự cô đơn trống vắng khi con người muốn đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống, tình yêu, tình dục và cái chết. Phải nắm bắt được cái tối cao và là cái khó nhất trong nghệ thuật - tức là hiểu được cái cá nhân, thì mới thoát khỏi được quyền lực của tư tưởng.

Haruki Murakami luôn hướng ngòi bút của mình về những con người trẻ tuổi: “Tôi thích viết về thế hệ trẻ hơn- lớp người sống trong thời hiện đại và vẫn tiếp tục trưởng thành”, ông muốn đi sâu vào thế giới tâm hồn họ để khám phá và lục tìm hiện thực. Những câu hỏi liên tiếp hiện ra trong tâm trí Haijme trong Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời, về ý nghĩa cuộc đời cũng như

hư, chân thành và giả tạo, quy tắc và ngoại lệ… Những hồi ức đau buồn về cái đã qua đi và cái có thể xảy ra, những suy tư sầu cảm về sự bất khả của tình yêu trong Rừng Na-uy. Hay những lực đẩy tiềm thức, sự trống rỗng đầy hoan lạc trong Kafka bên bờ biển. Những cuộc hành trình vào những địa tầng xa xôi nhất của tinh thần con người trong sự đối diện với bản thể, nỗi đau, sự sống, cái chết trong Biên niên ký chim vặn dây cót,… Tất cả những điều kỳ diệu và huyền hoặc đó, là câu trả lời cho những “bóng tối sống động nào đó ở trong chính con người” Murakami đi tìm hình bóng của xứ Phù Tang ở cả hiện tại và tương lai. Đấy phải chăng là quan niệm của ông về con người trong cuộc đời này.

Toàn bộ sáng tác của nhà văn đều hướng đến thể hiện một cái nhìn mới về thế giới, về vị trí và vai trò của con người trong vũ trụ. Nhân vật của ông hóa thân cho những hoàn cảnh thực hoặc tình huống cụ thể và là biểu tượng cho những thái độ cốt lõi của con người trong cuộc sống. Những công trình của các nhà nghiên cứu và phê bình đều chứng minh tư tưởng của Murakami đã tiến triển như thế nào qua những tác phẩm, kể cả phải dò dẫm qua những đoạn đường đôi khi quanh co, dích dắc để hướng đến những vấn đề triết học truyền thống, với khát vọng cứu những giá trị của nền văn minh nhân loại, chống lại mọi sự xuyên tạc, bóp méo và làm thương tổn nền văn minh này.

Con người phải đương đầu với một xã hội tiêu thụ mưu toan biến họ thành những nô lệ của chủ nghĩa hưởng thụ, đương đầu với thế giới của nền khoa học, công nghệ cao “lập trình hóa” con người, thách thức với những trói buộc của xã hội toan tính nô lệ hóa con người, đối mặt với những bạo lực của những kẻ hiếu chiến, phân biệt màu da, sắc tộc. Đó là những thách thức đối với con người hiện đại trong tiểu thuyết của Murakami. Họ có thể bị nghiền nát hoặc theo đuổi những con đường

khác nhau để đạt được mục đích là: bảo vệ giá trị của tự do cá nhân, của nhân cách và tinh thần để tạo nên con người đích thực. Nhà văn xây dựng những nhân vật chứa đựng sức mạnh nội tại, tiềm ẩn cho phép con người hòa nhập với sự vận động, tác động tới cái tột độ, sâu thẳm, siêu phàm và trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ chấp nhận hoặc chiến thắng số phận.

Nhân vật của Murakami “vặn vẹo” cốt truyện tiểu thuyết cổ điển bằng cách xóa bỏ những đặc điểm kịch tính trong những chi tiết được coi là chứa đựng nhiều kịch tính. Cho dù sự có mặt của những thành tố kịch tính, thì cốt truyện vẫn nằm trong phạm vi của việc thể hiện những thái độ của nhân vật trong cuộc hành trình: đó là sự chối bỏ xã hội tiêu thụ, cái khiếp sợ tồn tại, nỗi nhớ quê hương cội nguồn. Những chủ đề vốn được coi là quan trọng trong tiểu thuyết: tình yêu, tình dục, tham vọng về sự nghiệp được phản ánh nhưng ở mức độ đơn giản, sơ lược.

Với Murakami, cá nhân là riêng tư, cá thể, không trộn lẫn với ai và không có phiên bản khác. Mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ bí ẩn. Không ai hoàn toàn hiểu nó, và bản thân nó cũng không thể hiểu được người khác dù luôn có ý thức muốn được hiểu và hiểu được người khác. Bởi vì, tâm trạng ấy đã tác động đối với quá trình lịch sử trong từng thời kỳ và trên nhiều bình diện của lịch sử. Khi tìm hiểu cặn kẽ tâm trạng của từng cá nhân, ắt sẽ tìm được hằng số chung biểu lộ tâm trạng của quần chúng đã tạo nên những nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh cách ứng xử hay hành động của nhiều nhóm xã hội lớn trong cộng đồng quốc gia hay dân tộc. Toru Wantanabe, Naoko (Rừng Na- uy), Hajime, Shimamoto-san, Izumi (Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời), Toru Okada, Kumiko (Biên niên ký chim vặn dây cót), Kafka Tamura, Quạ, Kochi Tamura (Kafka bên bờ biển ),… tất cả những nhân vật đó là những nét

khám phá thế giới tinh thần của cá nhân con người, tìm hiểu chân tơ kẽ tóc tâm lý riêng của từng đơn vị người trong tâm lý chung của con người. Vì, phải chăng điển hình tinh thần của con người hiện đại là quá trính phát triển ý thức và vô thức, những diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp trong chiều sâu của con người? Nói như thế không có nghĩa là tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, đề cao con người trần trụi, cô đơn, bản năng, hạ thấp con người lý tưởng trên cái nền hiện thực biến động, phức tạp. Bằng trí tưởng tượng siêu việt của mình, Murakami đã đưa người đọc đến những thế giới cực kỳ phức tạp và lạ lùng, thực và ảo, quá khứ và hiện tại,… và quan trọng nhất là con người trong tư tưởng nghệ thuật của Murakami luôn tồn tại với những gì người nhất đó là vấn đề sống và chết, tình yêu và tính dục. Kỳ quặc hết sức, phi hiện thực hết sức nhưng nó lại ôm trọn cuộc sống xã hội đầy hoang mang của nước Nhật sau chiến tranh.

Ở tác phẩm của ông ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh như cuộc đời nhân vật, tác giả “đẩy” anh ta vào đấy, mặc cho anh ta sợ hãi, mặc cho anh kêu gào thảm thiết đến mức tuyệt vọng, nhà văn cũng không đưa tay ra cứu vớt. Nhà văn tôn sùng những quy ước của phong cách vô cảm, nhân vật của ông phải chịu một nỗi đau lớn lao vào một lúc nào đó; người đọc thường có cảm giác anh ta đang cố tìm cách vượt qua nỗ đau, cho dù anh ta không nói gì về nỗi đau đó. Cuộc sống hiện tại chính là sự phản ứng lại cho dù nhà văn không cần đi sâu vào những chi tiết vụn vặt của bản thân nỗi đau. Tác giả tỏ ra là người có sự kiên nhẫn đáng khâm phục, khi ông để cho nhân vật hổi tưởng về quá khứ của mình trong những giây phút kinh hoàng nhất, để rồi gạt đi tất cả mọi sự hư vô của cuộc đời, đứng lên, thoát ra khỏi sự cô đơn và kiếm tìm cuộc sống mới. Đó chính là ý nghĩa nhân bản sâu sắc của tiểu thuyết Haruki.

Sự thành công của Haruki Murakami trong việc khắc họa nhân vật trong thế giới nghệ thuật theo tư tưởng riêng của mình là một cách nhìn toàn diện và nhân đạo về con người (cả con người bản năng và con người thân xác).

Nói như nhà mĩ học Trung Quốc Lý Trạch Hậu thì “Những vấn đề mà Marx và Freud gợi ý đều cực kỳ quan trọng. Hai người đó thực tế đã nêu ra hai vấn đề lớn của con người là cái ăn và tính dục: Sống, con người phải làm sao để sống một cách hiện thực, thế là có các vấn để như tồn tại xã hội – phương thức sản xuất… Tính dục: gồm các nguyên tác khoái lạc và nguyên tắc hiện thực – bản năng sống, bản năng chết…” [26; tr.51]. Các quan niệm đó từ các góc độ khác nhau trong tác phẩm của Haruki Murakami nắm chặt lấy sự sinh tồn cảm tính và sự tồn tại của con người.

CHƯƠNG 2:

NHÂN VẬT KIẾM TÌM TRONG TIỂU THUYẾT

RỪNG NA-UY CỦA HARUKI MURAKAMI.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)