Nhân vật tìm đến cái chết

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami (Trang 75)

6. Bố cục luận văn

2.4.Nhân vật tìm đến cái chết

Murakami là người chịu ảnh hưởng lớn của tiểu thuyết phương Tây, đặc biệt là kiểu tư duy hiện sinh theo khái niệm của triết học. Trong triết học hiện sinh mà ông chịu ảnh hưởng rất lớn có vấn đề Cái phi lý của sự tồn tại. Đó là tất cả những vấn đề Sartre đặt ra để làm sáng tỏ thân phận làm người,cụ thể

chết luôn hiện diện. Nhưng con người biết bất chấp cái chết để nhập cuộc tự do làm nên lịch sử của mình bằng những dự phóng. Bên cạnh đó, chính cuộc hiện sinh lại làm con người tha hóa vì tha nhân. Từ những luận đề trên của triết học hiện sinh, Murakami đã mang đến cho văn chương một luồng sinh khí mới. Từ quan niệm về tự do của Sartre rằng: niềm vui thẩm mỹ sinh ra từ tầm mức ý thức của tôi khi tôi thu hồi và nội hiện các phi ngã cao nhất, bởi vì tôi biến cái đạt ngay thành mệnh lệnh và làm cho nó nổi bật lên: thế giới là nhiệm vụ của tôi, nghĩa là chức năng chủ yếu và tự nguyện ưng thuận của niềm tự do của tôi chính thị là đem đến cho tồn tại đối tượng duy nhất và tuyệt đối là vũ trụ trong một vận hành vô điều kiện; Murakami xây dựng nên những giá trị to lớn của nghệ thuật: sáng tạo nghệ thuật không chỉ là con đường giải thoát khỏi hư vô mà sáng tạo còn là cách thức cao nhất bộc lộ tự do cá nhân. Bên cạnh đó, khi con người phải tự làm nên mình thì sáng tạo còn là sựtrải nghiệm. Bất kể có là cái chết. Đó là “cốt yếu đối với sự toàn vẹn của tồn tại” bởi quá trình tìm kiếm cái chết cũng vừa là quá trình khám phá thế giới. Nhân vật vừa khám phá bản thân vì người ta không có nhiều cuộc đời để sống. Cuộc vượt lên và giải thoát đó vừa tạo nên giá trị văn chương vừa tạo nên giá trị nhân vị.

Phong trào tự tử nổi lên như một hiện tượng xã hội của Nhật Bản từ những năm cuối thế kỷ 19 cũng như trong giới văn chương Nhật Bản hiện đại. Xu hướng tự tử hiện vẫn là một tồn tại của xã hội Nhật Bản. Với họ, cái chết tượng trưng cho cái đẹp mang tính tuyệt đối. Họ chạm đến cái chết như là chạm đến mỹ cực, đến cái tận cùng mà chỉ những người dũng cảm mới làm được. Bởi trong những hoàn cảnh mà cá nhân tự cảm thấy bất lực thì họ lại chọn một cái chết không bi lụy, đầy dũng cảm giống như nghi lễ Seppuku của các Sammurai.

Trong văn hóa cổ trung đại phương Đông, Trang Tử nhìn cái chết thật nhẹ nhàng với lý lẽ rằng: khí tụ thành sinh mệnh thì khí cũng có thể tán ra gây nên cái chết, đó là sự biến hóa tự nhiên của khí, bậc thánh nhân nắm được quy luật thì sẽ không rơi vào cảnh bi lụy. Đạo Phật thì cho rằng sắc sắc không không, nếu con người đã vượt qua được vòng tròn không sắc tức là không còn để ý đến cảnh sống chết nữa thì đã đạt được cảnh giới giác ngộ. Khi đó thân chỉ như “điện ảnh hữu hoàn vô” (Vạn Hạnh, Thi đệ tử).

Cũng nằm trong vòng xoay chuyển của văn hóa phương Đông, chịu ảnh hưởng to lớn của Nho, Phật Đạo, các nhà văn Nhật coi cái đẹp bị hủy diệt là cái đẹp mang tính vĩnh cửu nhất, do vậy họ đã dành một phần không nhỏ để viết về sự chết của những con người đẹp. Murakami - một “người Nhật kỳ lạ”. Kỳ lạ vì ông luôn cố gắng đoạn tuyệt với những biểu tượng của truyền thống văn hóa Nhật nhưng trong văn chương của ông vẫn tràn đầy các biểu tượng truyền thống của văn hóa Nhật. Đó là những nhân vật luôn cô đơn và thích tự tử, tràn đầy một không gian chơi vơi giữa thực và ảo, giữa hiện tại và phi hiện tại, giăng mắc đan dệt những quan hệ không định tính cũng chẳng định hình.

Lạc vào cõi Rừng Na-uy người ta bắt gặp những suy nghĩ chân xác về sự sống và cái chết của kiếp người.Với họ “Ở nơi ấy, sự chết không phải là yếu tố quyết định làm chấm dứt sự sống. Ở đó, sự chết chỉ là một trong nhiều yếu tố cấu thành nên sự sống”[20; tr.494]. Dường như ở đó cái chết với những con người trẻ tuổi ấy chẳng có gì ghê gớm, chẳng có gì đáng sợ như nhân loại vẫn thường nghĩ. Nó chỉ đơn giản và nhẹ nhàng như sự thức và ngủ mà thôi. Kizuki, Naoko muốn lưu giữ những hình ảnh đẹp, những kỷ niệm đẹp của tuổi thanh xuân, với họ, cuộc sống chỉ thực sự đẹp khi họ ở tuổi mười bẩy, hay mười chín. Bước sang tuổi hai mươi là cả một sự chấp chới, mất sự bám

Naoko đã từng tâm sự với Toru rằng: “Nếu Kizuki còn sống, nhất định bọn mình sẽ vẫn ở bên nhau, yêu nhau và dần trở thành bất hạnh… Bởi bọn mình sẽ phải trả lại cho thế giới này những gì vẫn mắc nợ nó. Nỗi đau của sự trưởng thành. Bọn mình không trả cái giá đó đúng lúc, và bây giờ giấy đòi nợ đến rồi. Đó là lý Kizuki làm điều anh ấy phải làm, và tại sao mình ở đây” [20; tr.246]. Khi không thể hòa nhập cái ta vào cuộc đời, cái tôi của họ trở nên cô độc. “Cuộc khủng hoảng của thế hệ trẻ Nhật Bản thập kỷ 1960 trong Rừng Na-uy không chỉ là sự đớn đau của linh hồn và thể xác đang vượt ngưỡng ngây thơ, mà còn là sự thất vọng lớn lao trước những biến đổi ngu xuẩn của thời cuộc”[20; tr.17]. “Nhân vật chính Wantanabe trong kết thúc truyện giống một cây đứng sừng sững giữa rừng cây dày đặc, có thể thể nghiệm những chứng tích của sự cô độc là do sau khi Kizuki tự tử, sau khi ân ái với ReiKo, đã bị hai sức mạnh cực đoan kia hủy hoại rơi vào trong hố sâu của rừng Na uy, một linh hồn bị phủ kín cũng chẳng khác nào một linh hồn đã chết”[78; tr.3]. Cái xưa cũ bị tàn hủy, thay vào đó là một thứ hổ lốn xấu xí và vô xỉ. Bên trong vỏ vật chất hào nhoáng là cảm giác vỡ mộng, chia cắt và hoang mang.

Tưởng rằng trong cuộc sống, người ta chỉ tìm đến cái chết khi mọi thứ trở nên quá bi đát và không có cách tháo gỡ. Nhưng ở Rừng Na-uy mọi thứ lại hoàn toàn khác. Chị gái Naoko tự tử khi cuộc đời quá đẹp đẽ trước mắt. Cô là một thiếu nữ xuất chúng, một siêu học sinh, siêu vận động viên, mọi thứ trong con người cô hoàn hảo, tường phòng cô treo kín đủ loại giấy khen, vây quanh cô là sự ngưỡng mộ của thầy cô, bạn bè,… một người kiệt xuất như thế đã tự tử ở cái tuổi mười bẩy không một lý do. Hay có những lý do không thể tưởng tượng nổi: họ chết vì họ quá hoàn hảo, như những cánh hoa anh đào tung hết cánh khi đang ở độ đẹp đẽ nhất, viên mãn nhất của mình.

Trong xã hội mất thăng bằng, thậm chí cuồng loạn của giới trẻ, những con người đẹp đẽ, thánh thiện và mỏng manh, tinh khiết như Naoko chắc chắn

sẽ khó lòng mà tồn tại. Dẫu đã chạy trốn đến khu an dưỡng Ami thì bàn tay của hiện thực, của thời gian, của nỗi cô đơn vẫn vươn tới nàng, nó sẽ bấu lấy trái tim nàng, bóp nghẹt, vắt kiệt dần nhựa sống, khát vọng bám trở lại với cuộc đời sau cái chết của Kizuki trong nàng trở thành vô vọng. Những tiếng hú gọi cứ vang vọng mãi trong đầu nàng như Kizuki gọi từ miền chết. Giống truyền thuyết về một loài chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng tiếng hót của nó hay hơn bất cứ sinh vật nào trên thế giới. Giây phút nó rời tổ ấm bay đi tìm kiếm bụi mận gai và không hề ngơi nghỉ đến khi tìm bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Giống như con chim, nàng vượt lên trên nỗi đau đớn khôn tả, nó cất tiếng hót hân hoan mà cả sơn ca và họa mi cũng phải ganh tị. Bài ca duy nhất, bài ca đánh đổi bằng cả tính mạng. Nhưng thế gian lặng đi lắng nghe, và Thượng đế trên cao đã mỉm cười. Bởi vì những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể đạt được bằng nỗi đau khôn tả. Những nhân vật trung thực, trong trắng và dũng cảm trong Rừng Na-uy đã tự kết liễu đời mình bởi họ còn quá non trẻ và không đủ kiên nhẫn để chờ đợi cuộc đời này sẽ nuôi dưỡng một cái chết xứng đáng. Dường như, cái chết là cách duy nhất có thể lưu giữ tuổi thanh xuân đẹp mãi. Kizuki, chị gái Naoko và cả chính Naoko, Hatsumi “sự sống với cái chết trong con người họ”[20; tr.494]. Chết chỉ là một cách “dọn sạch quá khứ để tái sinh vào tương lai”. Vì thế trong tác phẩm có nhiều cái chết nhưng nó không tạo nên một không khí bi thương chán nản mà nó dường như làm nổi bật khát vọng yêu đương và sống còn, tựa như “phải có nhiều bóng tối thì mới thắp sáng được hoa đăng” (Nhật Chiêu). Tự tử chỉ là một bước chân cuối trên hành trình kiếm tìm mà họ theo đuổi. “Bằng cách sống cuộc đời của mình, chúng ta đang nuôi dưỡng sự chết” [20; tr.495].

tấm lòng trung thực nào, một sức mạnh nào, một tấm lòng tự ái nào, có thể chịu đựng nỗi đau ấy. Chúng ta chỉ có thể chịu đựng đến tận cùng và cố học một điều gì đó, nhưng chúng ta sẽ chẳng học được gì khi chúng ta phải đối mặt với một nỗi buồn đau mới sẽ ập đến không biết lúc nào” . Bởi “Sự chết không phải như một đối nghịch mà là một phần của sự sống” [20; tr.494,495]. Tự tử đã trở thành một ám ảnh của nước Nhật, thậm chí trở thành đặc điểm nhận thức văn hóa của thế giới với nước Nhật. Điều này lý giải vì sao nhiều nhà văn Nhật Bản như Osamu Dazai và Yasunari Kawabata cũng đã chọn cái chết để khỏi phải chứng kiến cái đẹp và cái cao cả bị thời cuộc làm nhục. Nhưng tất cả những cảm giác về không gian văn chương Nhật truyền thống ấy không lấn át nổi một Murakami hiện đại, mới mẻ, lạ lẫm và đầy hấp dẫn. Điều rất khác biệt nữa là trong dòng văn chương thiên về sự tinh tế và bi tráng của xứ Phù Tang, trong cái buồn bã cố hữu của những tâm hồn Nhật đầy nhạy cảm, lúc nào cũng thấy Murakami vừa thản nhiên khe khẽ kể chuyện, vừa nháy mắt cười hóm hỉnh. Trong tác phẩm có nhiều cái chết nhưng nó không tạo nên một không khí bi thương chán nản mà nó dường như làm nổi bật khát vọng yêu đương và sống còn, tựa như phải có nhiều bóng tối thì mới thắp sáng được hoa đăng.

Cũng vì thế mà những đoạn kết buồn thảm kiểu Nhật dường như đã trở nên nhẹ bẫng trong các câu chuyện của ông. Cuối cùng, cũng đến lúc chúng ta phải đối diện với cái chết, “mọi chuyện sẽ đến nơi chúng phải đến nếu ta để cho chúng đi theo đường của mình. Và dù có cố đến mấy thì người ta vẫn cứ đau khổ khi đã đến lúc họ phải đau khổ”[20; tr.488]. Cuộc sống có quá nhiều cái tất yếu. Con người sinh ra là một tất yếu, được sống, được yêu và được chết,…; bà mẹ tạo hóa đã vẽ ra chúng ta ở trên đời, thì cũng có thể cuốn chúng ta đi. Hãy hạnh phúc đi như lời Reiko nói. Vì nếu cứ cố bắt cuộc đời vừa khít theo cách sống của mình, chúng ta sẽ lại khổ đau.

Tác phẩm của Murakami đã được thổi vào hơi thở hiện sinh phương Tây theo cách của Murakami - nhà văn “được công nhận là một trong những tiểu thuyết gia của thế kỷ 20 quan trọng nhất của Nhật Bản” - theo từ điển bách khoa Columbia ấn bản năm 2000. Không ngạc nhiên chút nào khi biết tác phẩm của ông đã trở thành best-seller không những chỉ ở Nhật Bản mà cả ở Mỹ, châu Âu và châu Á.

***

Như vậy, ở chương này, chúng tôi đã khảo sát 5 loại hình nhân vật kiếm tìm qua tác phẩm được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Haruki Murakami. Ở mỗi kiểu nhân vật, chúng tôi đã chỉ ra những dụng ý mà tác giả sử dụng cũng như ý nghĩa tư tưởng của nó. Từ đó không thể phủ nhận được rằng: tiểu thuyết của Murakami đã đạt được những giá trị nghệ thuật to lớn phản ánh những vấn đề lớn lao tồn tại trong xã hội hậu hiện đại Nhật Bản và thế giới. Nhà văn chỉ ra tình trạng vô thức tập thể của nước Nhật mới. Chỉ ra nguyên nhân và chỗ đứng của nó trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ ngòi bút của nhà văn, người đọc nhìn thấy thực trạng chung của những lớp người vô thức, luôn nghi ngờ về sự tồn tại của bản thân, luôn cô đơn, bế tắc và lạc lối; những nhân vật đắm chìm trong mặc cảm, trống rỗng và bất an,… Chính vì vậy, họ mải miết kiếm tìm sự hiện hữu, giao cảm, tình yêu, khát khao nhục thể và tìm đến cả cái chết, coi đó là sự giải thoát cho những tò mò và đổ vỡ tuổi thiếu thời. Từ đó, họ hiểu rằng: có cái “tôi” không tồn tại nổi trên một ốc đảo cô đơn và cho dù cái “tôi” ấy có cố sức thu mình lại, tách biệt với thế giới thì sự giao cảm vẫn cần tồn tại. Đó là sợi dây tình cảm nối kết bản ngã với tha nhân. Chỉ có một cách để đoạn tuyệt hẳn với nó là cái chết.

Những nhân vật của Murakami, mỗi người tự chọn cho mình một phương thức khác nhau, mục đích khác nhau để kiếm tìm những gì mình đang thiếu.

bất toàn. Sau những cuộc trải nghiệm, sau những hành trình tìm kiếm, những lữ khách có thể đau khổ, mất mát, thậm chí hi sinh cả tính mạng, nhưng cũng có những con người tìm đến được cái hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình để hòa hợp với thời đại. Ý nghĩa đích thực của câu chuyện nằm ở trong tiến trình tìm kiếm, ở chuyển động theo đuổi. Nhân vật khác đi, không còn như lúc khởi đầu câu chuyện, đó mới là điều đáng nói. “Đọc Murakami để trải qua cái kinh nghiệm lo ngại, lạc hướng, khiến anh cảm thấy, vâng, trống rỗng không thể tả nổi”[20; tr.4]. Chúng ta đều băn khoăn, nhân cách nào sẽ được hình thành trong tương lai của nước Nhật và thế giới?. Ẩn ngữ nào tồn tại trong tiểu thuyết của ông? Haruki Murakami để dành câu trả lời đó cho người đọc.

CHƯƠNG 3:

NHÂN VẬT KIẾM TÌM

TRONG KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 3.1.Các cấp độ thời gian.

Khi văn học bước sang giai đoạn hiện đại, hiện đại cả về lý luận phê bình và phương pháp sáng tác, sự quan trọng của thời gian trong truyện kể lại được các nhà nghiên cứu, các nhà văn liên tục phát biểu. Họ “sẵn lòng coi thời gian không chỉ là cái khung giản đơn của hành động mà còn như là một nguyên tố của phản chiếu mang tính cộng đồng nhất ở tiểu thuyết”[33; tr.66]. Đặt lại vấn đề thời gian, đó là tư duy lại bản chất của chính thể loại này. Vậy nghiên cứu thời gian trong truyện kể, đặc biệt là các cập độ thời gian của nó chính là việc xem xét và khẳng định tư duy sáng tác của nhà văn.

3.1.1. Về niên biểu của Rừng Na-uy.

Rừng Na-uy của Haruki Murakami là hồi ức về quá khứ của một chàng trai bất chợt lắng nghe ca khúc mà người yêu quá cố của chàng yêu thích nhất. Ngay lập tức ký ức mang anh trở về hai mươi năm trước. Tính chất hồi cố đã chi phối giọng điệu, tạo ra một kiểu thời gian chồng chéo, đan cài vào nhau trong dòng chảy gần như dòng ý thức triền miên trong suốt hơn 500 trang sách. Truyện có thời gian cốt truyện từ khi Toru Wantanabe học lớp Sáu

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami (Trang 75)