Tuổi của nhân vậ t những chỉ dẫn về thời gian

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami (Trang 95)

6. Bố cục luận văn

3.1.3.Tuổi của nhân vậ t những chỉ dẫn về thời gian

“Sự ám ảnh của thời gian không bao giờ buông tha người viết tiểu thuyết. Ngay cả khi anh ta tưởng thắng nó bằng thủ đoạn, mưu mẹo, cũng không thoát. Viết, hay là sự thèm khát vĩnh tồn” và thời gian điểm nhịp cho tư duy nhà tiểu thuyết. Như nhà phê bình Pháp Albert Thibaudet nói, tính thời gian là chìa khóa của bố cục tiểu thuyết”

( Tạp chí Người đưa tin, Unesco, 1993, tr.37) Thời gian trong tác phẩm văn học cũng là một hình thái cho phép nắm bắt được các nhân vật trong sự toàn vẹn của chúng. Trong Rừng Na-uy có rất nhiều chỉ dẫn của người kể chuyện về tuổi của nhân vật gồm những nhân vật có tên và cả những nhân vật không tên. Bàn về tuổi của nhân vật là cách nhà văn để họ “đời” hơn, để người đọc nhìn thấy rõ hơn bức chân dung đẹp và buồn của tuổi trẻ Nhật Bản, để chúng ta soi vào người, vào mình. Đồng thời, đây cũng là cách tiếp cận trung thành với hiện thực của nhà văn.

Trong Rừng Na-uy tuổi của các nhân vật được người kể chuyện nhắc đến ít nhất một lần hoặc nhiều hơn. Trước hết là nhân vật chính của chúng ta Toru Wantanebe. Chúng tôi sử dụng phương pháp gạch chân nhằm mục đích nhấn mạnh những lần nói đến số tuổi, số năm.

1)“Lúc ấy tôi đã ba mươi bẩy tuổi, đang ngồi thắt chặt dây an toàn […] sân bay Hamburg” (tr.23).

2)“Đã có mội thời, nhiều năm trước đây- đúng ra là hai mươi năm trước đây – tôi đã sống trong một khu học xá. Tôi mười tám tuổi và là sinh viên năm thứ nhất” (tr.39).

3)“Tôi gặp Naoko lần đầu tiên lúc còn học lớp Sáu trung học. Nàng cũng đang lớp Sáu nhưng học ở một trường nữ sinh Cơ Đốc giáo vào loại hạng nhất” (tr.58).

4)“Tôi đã sống qua mùa xuân đó, ở tuổi mười tám với cục khí vón trong ngực mình” (tr.65).

5)“Cứ như thế, tôi đi từ tuổi mười tám sang tuổi mười chín” (tr.72).

6)“Tuổi mười tám, cuốn sách yêu thích nhất của tôi là cuốn Nhân mã của John Updike” (tr.73).

7)“Rất nhiều chuyện xảy ra từ cuối tháng Giêng đến tháng Hai năm ấy, 1968” (tr.85).

8)“Sinh nhật của tôi vào tháng Mười một” (tr.86). 9)“Cậu còn chưa đến hai mươi” (tr.216).

10) “Chúc mừng sinh nhật! Mình hi vọng cậu sẽ có một năm hạnh phúc của tuổi hai mươi. Năm hai mươi tuổi của mình có vẻ sẽ kết thúc với mình vẫn khổ sở như từ xưa đến nay” (tr.428).

11) “Tôi đã hai mươi tuổi, thu tàn thì đông tới, nhưng chẳng có thay đổi nào có ý nghĩa trong cuộc sống của tôi” (tr.430).

12) “Rồi sang năm 1970 – một năm có âm thanh mới mẻ hẳn khi ta nói to nó lên – chấm dứt quãng đầu xanh niên thiếu của tôi” (tr.435).

Các nhân vật khác:

- Kizuki: “Khi nó lấy đi Kizuki mới mười bẩy tuổi đầu trong cái đêm tháng Năm ấy, sự chết đã túm được cả tôi” (tr.65).

- Naoko: “Đến tháng Tư thì Naoko tròn hai mươi tuổi. Nàng hơn tôi bẩy tháng” (tr.86); “Người ta làm một tang lễ lặng lẽ cho Naoko ở Kobe vào cuối tháng Tám” (tr.490).

- Chị gái Naoko: “Chị ấy hơn mình sáu tuổi, và tính cách hai chị em thì hoàn toàn khác nhau” (tr.272); “Chị ấy cũng mười bẩy tuổi, và cũng không để lộ tý gì là sẽ tự tử” (tr.273).

- Midori: “ Một sinh viên năm đầu tôi đã gặp trong lớp lịch sử sân khấu” (tr.110).

- Reiko: “Tôi mới qua tuổi hai mươi mà cái phần tốt đẹp nhất trong cuộc đời đã đến rồi” (tr.228); “Phải rời bỏ con đường thượng lưu âm nhạc và qua cái tuổi ba mốt tôi mới có khả năng nhận ra điều đó” (tr.233); “Tôi đã sống một cuộc đời kỳ lạ’, Reiko nói, ‘nhưng cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ được một người đàn ông trẻ hơn mình mười chín tuổi cởi đồ lót cho mình” (tr.524)

- Chồng Reiko: “Ít hơn tôi một tuổi, anh ta làm kỹ sư xây dựng” (tr.228).

- Con bé học đàn: “Con bé đang học năm thứ Tư trung học” (tr.243); “Và như thế là tôi ở đó trong phòng ngủ buông rèm kín mít với một con bé mười ba tuổi gần như đã lột truồng tôi ra” (tr.292).

Các mốc trên cho thấy một vài điều:

 Tất cả những “ba mươi bẩy tuổi”, “hai mươi năm trước đây”, “tuổi mười tám”, “tuổi mười chín”, “hai mươi”, “tuổi hai mươi”, “Năm hai mươi”, “Hai mươi tuổi”, “mười bẩy tuổi”, “tuổi ba mốt”, “tuổi hai mươi” , “năm thứ Tư trung học”,… đều chỉ ra những mốc thời gian của cuộc đời nhân vật.

 Tần suất nhắc lại của những con số là khá nhiều: tuổi 13 – 2 lần; tuổi 17 – 2 lần; tuổi 18 - 4 lần; tuổi 19 – 2 lần; tuổi 20 – 7 lần và hầu hết là sự “nhớ” lại của nhân vật. Điều này cho chúng ta một bức chân dung tuổi trẻ Nhật Bản – nhưng con người đang ở cái độ thanh xuân nhất của cuộc đời.

của thời gian sự kiện. Mỗi người đều mong muốn níu giữ lại tuổi trẻ. Họ sợ bước sang ngưỡng của của sự trưởng thành: sau tuổi hai mươi. Vậy những con người này sinh năm nào?

Từ những dẫn dắt của người kể chuyện, bắt đầu bằng chi tiết “Lúc ấy tôi đã ba mươi bẩy tuổi” ;” Đã có mội thời, nhiều năm trước đây- đúng ra là hai mươi năm rước đây. Đó là thời điểm năm 1968 “Tôi mười tám tuổi và là sinh viên năm thứ nhất”;” Đến tháng Tư thì Naoko tròn hai mươi tuổi. Nàng hơn tôi bẩy tháng”,…

Người đọc dễ dàng làm được một phép tính trừ đơn giản: năm 1968, Toru 18 tuổi và là sinh viên năm thứ nhất, anh sinh sau Naoko 7 tháng ,… đồng nghĩa với việc Toru sinh vào khoảng 11/1950, Naoko sinh vào khoảng 4/1950, Kizuki và Midori cũng sinh cùng năm này – năm 1950.

+ Reiko hơn Toru 19 tuổi. Reiko sinh vào khoảng năm 1931. + Chồng cô ít hơn cô một tuổi, anh sinh năm 1932.

+ Con bé học đàn 13 tuổi lúc chị 31 tuổi, nó sinh năm 1948. + Chị gái Naoko hơn cô 6 tuổi, cô sinh năm 1944.

Tuy rằng, nhân vật chỉ là sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, tuổi của những nhân vật trên đây chỉ là phỏng đoán một cách logic theo những gợi ý mà nhà văn cung cấp. Nhưng người viết, thông qua sự thống kê tỉ mỉ này muốn làm rõ một vấn đề lớn mà tác giả của nó gửi gắm. Trước hết, họ đều là những thanh niên trí thức trẻ Nhật Bản vào những thập niên bẩy mươi của thế kỷ trước. Lúc đó họ là những con người với sức trẻ và ý thức rõ rệt về sự trôi chảy thời gian. Murakami bằng ngòi bút sắc sảo và tài hoa với chút hài hước đáng mến đã dựng lại chân thực cuộc sống của giới trẻ Phù Tang. Trong cuộc hành trình của mình, họ nhận ra giới hạn của cuộc sống cá nhân. Đời người ngắn ngủi, khát vọng lại vô cùng. Vì vậy phải mau mau chiếm đoạt hương sắc của cuộc đời. Họ “biết hôn nhau lúc mười hai tuổi và biết vuốt ve nhau lúc mười ba tuổi”. Giới hạn đời người nằm trong vòng tuổi trẻ, giới hạn tình yêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nằm trong từng khoảnh khắc. Murakami ghi lại rất nhiều khoảnh khắc ngưng lại của tâm hồn của những nhân vật hành trình với một cường độ cảm xúc mạnh mẽ. Khi chưa bước qua ngưỡng của của sự trưởng thành, những con người ấy chỉ ước “cứ qua lại mãi giữa mười tám và mười chín. Sau tuổi mười tám sẽ là mười chín, và sau mười chín sẽ lại đến mười tám” [20; tr.87].

Chịu ảnh hưởng rất lớn từ Triết lý hiện sinh, Murakami để cho những nhân vật kiếm tìm của mình thỏa sức thể hiện nhu cầu hưởng thụ những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc sống, tận hưởng tình yêu, sự giao hòa giao cảm. Họ nhận ra rằng cuộc đời chỉ đẹp nhất, đáng quý, đáng yêu nhất khi người ta còn trẻ. Mỗi khi tuổi trẻ đã qua, cuộc sống coi như chấm dứt. Chắc cũng giống như Xuân Diệu, họ sợ “Bệnh hoạn cắn xương như rắn rúc/ Mắt sáng phai rồi má hóp không”. Để rồi tiếc cái căng tràn của tuổi trẻ: “Thanh niên hỡi người mang hết xuân thì/ Hình ngực nở, nụ cười tươi màu tóc láng/…Thanh niên hỡi lòng người thơm quá mức. (Thanh niên – Xuân Diệu). Do đó các nhân vật của chúng ta “ Sống toàn thân và thức nhọn các giác quan” với tuổi trẻ của mình. Họ dành mọi nỗ lực trong cuộc hành trình tìm lại những gì đã mất. Và khi không thể đạt được mục đích trong cuộc hành trình, cái chết đến với họ như một lựa chọn tất yếu để níu giữ tuổi xuân. Những cánh hoa anh đào tàn rơi khi đang ở độ rực rỡ nhất của đời hoa.

Một phần của tài liệu Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami (Trang 95)