Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Hồi ký về Hà Nội của Tô Hoài (Trang 96)

5. Cấu trúc của luận văn

3.4.Ngôn ngữ trần thuật

Tô Hoài rất coi trọng việc học tập lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân. Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài là ngôn ngữ xuất phát từ đời sống quần chúng. Tô Hoài rất ít khi dùng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở. Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống. Nhưng đó là thứ ngôn ngữ được chắt lọc, “thôi xao” kỹ lưỡng. Tô Hoài quan niệm: “ngôn ngữ quần chúng là đó kho của cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho nhà văn viết tiểu thuyết”. “Nhân dân chính là ông thầy lớn của mình về tiếng nói” [20;195]. Tô Hoài không chỉ tích lũy ngôn ngữ quần chúng mà ông đã biết cách chọn lựa, nâng cao và nghệ thuật hóa trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị của nó. Ông khẳng định: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”…“Câu nói là bộ mặt của ý. Ý không bao giờ lặp lại, cũng như cuộc sống

không bao giờ trở lại giống nhau như đúc thì lời văn cũng phải thế” (Sổ tay viết

văn).

Trong các tác phẩm viết về vùng nội thành và ngoại thành Hà Nội, do luôn luôn tiếp xúc với người lao động, nên Tô Hoài đã khai thác và sử dụng rất nhiều từ ngữ trong tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Tác giả thừa nhận rằng: “Ảnh hưởng đầu tiên đến với tôi, không nói về tư tưởng, lập trường chính trị chính là làng Nghĩa Đô của tôi. Người ta nói thế nào thì tôi cứ thế mà xào xáo thành văn. Các tiếng nói ở trong nhà, trong xóm, ở trong làng của của bà con, bạn bè lúc bé, lúc bắt đầu lớn lên nó ăn sâu vào óc mình. Tất cả các tác phẩm đầu tiên của tôi” [19; 429]

Với sự nhận thức trên, Tô Hoài đã luôn trau dồi học hỏi ngôn ngữ trong cuộc sống đời thường của nhân dân ở làng quê ngoại thành Hà Nội và cả ở miền núi Tây Bắc. Trong các cuốn hồi kí về Hà Nội của Tô Hoài, tác giả đã đưa ra một hệ thống từ ngữ mang đậm màu sắc địa phương, từ ngữ thông tục, và những thành ngữ, quán ngữ rất gần gũi, quen thuộc của một vùng quê ngoại thành Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hồi ký về Hà Nội của Tô Hoài (Trang 96)