Giọng điệu trữ tình

Một phần của tài liệu Hồi ký về Hà Nội của Tô Hoài (Trang 107)

5. Cấu trúc của luận văn

3.5.3. Giọng điệu trữ tình

Bên cạnh giọng điệu dí dỏm hài hước, giọng điệu chủ đạo của Tô Hoài còn là giọng trữ tình với nhiều sắc thái tình cảm. Tô Hoài là nhà văn của con người và cuộc sống đời thường, ở đó ông bộc lộ thái độ trước muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống. Cái sắc thái làm nên giọng điệu chủ đạo của Tô Hoài trong Tự truyện, hồi kí đã chứng tỏ nhà văn sống trọn vẹn với con người và cuộc đời cả lúc vui cũng như lúc buồn, cả lúc khổ đau cũng như lúc sung sướng hạnh phúc. Nhờ giọng điệu này mà chúng ta có thể nhận ra rằng, từ những sự việc vốn bình thường trong cuộc sống cũng có thể trở thành chất liệu muôn đời cho văn chương. Bày tỏ thái độ trước hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ, Tô Hoài “không tự thu lại theo một giọng điệu văn chương nào”. Ngoài giọng điệu dí dỏm, suồng sã, giọng điệu trời phú cuả Tô Hoài còn là giọng trữ tình bàng bạc chất thơ - chất thơ của đời sống thực. Cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp tự thân của cuộc sống, không bay bổng du dương, giọng điệu trữ tình của Tô Hoài bộc lộ ở hai sắc thái chủ yếu: sắc thái hồn nhiên trong sáng trước phong cảnh thiên nhiên bao la tươi đẹp của đất nước, trước nét đẹp phong tục sinh hoạt ở mọi miền quê và sắc thái trữ tình bùi ngùi man mác trước những gian truân vất vả trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Hãy nghe lời tâm sự của Tô Hoài nhân chuyến đi Viêng Chăn cùng Xuân Diệu “bên cửa sổ buồng khách sạn Apôlô bờ sông Mê kông:

“Tự dưng, Xuân Diệu nắm lấy tay tôi: -Chúng mình già rồi

Nhớ những đem man dại ở Yên Dã, nhớ như in hơn bốn mươi năm trước, cũng tay tôi đây, Xuân Diệu vuốt lên, đắm đuối. Bây giờ nhìn nhau lặng yên. Tôi chợt buồn hơn cả Xuân Diệu nói. Xuân Diệu không già mà tôi mới là ông lão” [8;175].

Âm hưởng bùi ngùi da diết trải dài trong nhiều tác phẩm của Tô Hoài bắt nguồn từ hiện thực của cuộc sống. Những năm trước Cách mạng, là cuộc sống

quẩn quanh tù túng khiến con người bế tắc trong mưu kế sinh nhai. Họ lâm vào cảnh cùng đường tuyệt vọng. Sau Cách mạng, âm hưởng da diết bùi ngùi chỉ xuất hiện khi nhà văn nhớ về những kỷ niệm buồn xưa hoặc bản thân phải đối diện với qui luật tất yếu của một đời người. Giọng điệu trữ tình sâu lắng khi Tô Hoài thể hiện nỗi thương cảm với số phận con người. Ông nghĩ về cuộc đời Nguyễn Bính: “Những cùng quẫn tự chuốc, những thương đau vơ vào, mình lại đầy ải mình, thân làm tội đời, cả những ngày còn lại này mà vẫn không nguôi” [8,61]. Ông thấy xót xa, cho Nguyễn Tuân – một người có thú ham đi mà cuối đời không còn đi được: “Đi đâu, đã không còn bay nhẩy được, giờ đây thêm cái day dứt, cái bực bội của con người ngày ngày quanh quẩn mở đóng cửa sổ” [8,292]. Tô Hoài boăn khoăn, trăn trở về nghiệp văn: “một đời viết được tuyển vào có hai quyển, nhìn sách mà chẳng nói nên lời” [8;100]. “Cuộc sống còm cõi, ngòi bút và đồng lương không cho người viết kiếm đủ miếng ăn, cả đến mặt mũi và con mắt cũng mòn mỏi dần” [8;232]. Nhà văn ngậm ngùi, chua xót khi nói đến tình cảm đồng đội, đồng chí: “Có phải những câu hò ngẩn ngơ não lòng trong đêm lạnh giữa những con người đã trải mấy cuộc đời làm rơi nước mắt xuống đường phố như dòng sông miên man, nhớ nhà mà mừng trở về không còn, lệ ai chan chứa, biết đi đâu về đâu như khi còn ở rừng Thượng Yên, khóc cũng chẳng vì lẽ gì. Nguyễn Tuân nhìn Aki. Nguyễn Tuân rút khăn tay chấm nước mắt” [8;41].

KẾT LUẬN

Tô Hoài là cây đại thụ trong khu rừng văn học hiện đại Việt Nam, nói cho

đúng hơn thì thế giới nghệ thuật của ông cũng là cả một cánh rừng với bao nhiêu loài thảo mộc lớn nhỏ, đa dạng về chủng loại. Gần nửa thế kỉ lao động sáng tạo nghệ thuật, Tô Hoài đã có những đóng góp quan trọng vào nền văn học cách mạng. Những trang viết của ông dù là hồi kí, tiểu thuyết hay truyện vừa, truyện ngắn, tản văn…đều phô diễn một nghệ thuật miêu tả cụ thể, sinh động và khá hóm hỉnh. Riêng ở thể hồi kí, ông cũng đã khẳng định được tài năng và sức sáng

tạo mãnh liệt của mình. Tìm hiểu ba tập hồi kí: Cỏ dại, Cát bụi chân ai, Chuyện

cũ Hà Nội ta thấy hồi kí Tô Hoài có những đặc trưng về cảm quan nhân bản, về

con người và sự kiện được nhớ lại và cả về nghệ thuật trần thuật. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Công trình Hồi kí về Hà Nội của Tô Hoài đã đem đến cho người đọc một

cách hiểu về thể loại hồi kí, từ truyền thống đến hiện đại. Đồng thời người đọc còn biết thêm về hành trình sáng tác của Tô Hoài từ trước Cách mạng Tháng Tám đến sau Cách mạng tháng Tám có sự chuyển biến rõ rệt về tư tưởng và khuynh hướng sáng tác. Mỗi chặng đường sáng tác, Tô Hoài có những thành tựu riêng nổi bật nhưng tựu trung lại, vẫn chủ yếu viết về hai vùng đề tài lớn: Hà Nội và miền núi, vẫn thống nhất trong một cảm quan hiện thực đời thường và một nghệ thuật thể hiện mang đậm phong cách tác giả. Ở đề tài Hà Nội – quê ông, tức là Hà Nội ven đô, Hà Nội mà ông đã vừa trải rộng vừa đào sâu vào thế giới bên ngoài và bên trong của nó, Hà Nội ấy cũng vẫn cứ đi theo ông, dẫu ông đi bất cứ nơi đâu, để thành hành trang của ông, để mỗi lúc soi nhìn nó, ông lại thấy thêm bao điều mới lạ, cả trong ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai.

2. Luận văn Hồi kí về Hà Nội của Tô Hoài của chúng tôi là một bức tranh khái

nội và ngoại thành Hà Nội, người đọc thấy được những kỉ niệm, những chân dung, những phần đời quan trọng hoặc tẻ nhạt, ngọt bùi hoặc chua chát của tác giả. Đó là những kí ức của tuổi thơ không có tiếng cười của nhà văn và cuộc sống lầm lũi, nghèo khổ của những người thân trong gia đình và những con người lao động vùng nội và ngoại thành Hà Nội. Những chân dung văn nghệ sĩ hiện lên một cách gần gũi và chân thực, từ những cái đời thường vặt vãnh so với văn chương, tác phẩm nghệ thuật của họ. Một Hà Nội trong những trang văn của Tô Hoài hiện lên trong nhiều mặt với những món ăn Chả cá, Bánh cuốn, Phở…và những phong tục tập quán quen thuộc của từng vùng quê, từng gia đình, từng con người. Một Hà Nội với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với cây Hồ Gươm, hương và màu sắc của hoa...

3. Luận văn giúp chúng ta hiểu hơn về phong cách nghệ thuật của Tô Hoài qua thể hồi kí. Tô Hoài đã xây dựng không gian: không gian lịch sử, không gian làng quê, không gian đường phố, không gian căn phòng. Đó là không gian gắn liền với những sự kiện lịch sử và cuộc đời riêng tư của tác giả đồng thời còn là không gian sinh hoạt của những con người lao động và không gian hoạt động của các nhà văn. Trên phương diện thời gian, Tô Hoài đã xây dựng thời gian rộng mở đa chiều và thời gian lịch sử diễn ra những sự kiện trọng đại của các nhà văn và của cả dân tộc. Ở hồi kí, người đọc còn thấy được nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Tô Hoài rất sắc sảo. Một giọng điệu hóm hỉnh, một giọng điệu suồng sã tự nhiên, một giọng điệu trữ tình, ba sắc thái giọng điệu này trở thành những phương tiện để tác giả bày tỏ thái độ và chuyển tải muôn chuyện đời thường lên trang sách.

“Dao có mài mới sắc”, với sự cần mẫn, bền bỉ, dẻo dai, không ngừng học hỏi, tích lũy, tự vượt mình để sáng tạo đó chính là điều làm nên bản lĩnh và tài năng nghệ thuật của Tô Hoài. Với gia tài đồ sộ của mình, cho đến nay, Tô Hoài là nhà viết văn xuôi có số lượng tác phẩm nhiều nhất trong nền văn

học hiện đại Việt Nam. Tất nhiên trong văn học, số lượng không bao giờ có ý nghĩa quyết định cả. Cái quyết định là chất lượng. Tô Hoài ở mỗi giai đoạn sáng tác của mình đều để lại những trang có thể xem là có chất lượng. Trong hành trình dài dằng dặc ấy, Tô Hoài đã tìm cho mình một con đường thể hiện riêng, một giọng điệu riêng, một phong cách nghệ thuật riêng. Người đọc trước đây, hiện nay và mai sau có lẽ không thể quên được những đóng góp độc đáo, đặc sắc của Tô Hoài đối với nền văn chương dân tộc. Các sáng tác hồi kí về Hà Nội của Tô Hoài quả là một thành công đặc sắc đã đem đến cho bạn đọc một cách nhìn mới và đánh giá về Tô Hoài đồng thời đem lại nơi người đọc những xúc cảm thú vị: vừa tự hào về một Hà Nội giàu đẹp văn hiến, vừa gần gũi thân quen trong từng nhịp sống, nhịp thở hàng ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÁC PHẨM

1. Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội, NXB Văn hoá Thông tin, 2000.

2. Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, H, 2006.

3. Tô Hoài, Quê người (truyện dài), Mới, 1942.

4. Tô Hoài, Mười năm (tiểu thuyết), NXB Hội nhà văn, 1958.

5. Tô Hoài, Quê nhà (tiểu thuyết), NXB Thanh Niên, 1980.

6. Tô Hoài, Cỏ dại, NXB Trẻ, 1998.

7. Tô Hoài, Tự truyện, NXB Văn học, 1978

8. Tô Hoài, Cát bụi chân ai, NXB Hội Nhà văn, 1992.

9. Tô Hoài, Chiều chiều, NXB Hội nhà văn, 1999.

10. Tô Hoài, Chuyện cũ Hà Nội, NXB Hà Nội, 2000.

11. Thạch Lam, Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ

Chí Minh, 1998.

II. NGHIÊN CỨU, LÍ LUẬN, PHÊ BÌNH

12. Lý Khắc Cung, Hà Nội văn hóa và phong tục, NXB Thanh Niên Hà Nội,

2000.

13. Phan Cự Đệ, Nhà văn Việt Nam 1945-1975, NXB Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, H, 1979.

14. Hà Minh Đức, Tuyển tập Tô Hoài, tập I, NXB Văn học, H, 1987.

15. Hà Minh Đức, Tô Hoài đời văn và tác phẩm, NXB Văn học, 2007.

16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển

thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2009.

17. Đỗ Đức Hiểu, Từ điển Văn học, Tập 2, NXB Khoa học xã hội.

18. Tô Hoài (1997), Sổ tay viết văn, NXB Mới.

19. Phong Lê (giới thiệu), Vân Thanh (tuyển chọn), Tô Hoài về tác gia và tác

20. Nguyễn Văn Long (chủ biên), Văn học Việt Nam hiện đại (Tập II, Từ sau

Cách mạng tháng Tám 1945), NXB Đạihọcsưphạm, 2012.

21. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2002.

22. Lã Thị Bắc Lý, Văn học trẻ em, NXB Đại học sư phạm, 2009.

23. Bùi Việt Mỹ - Trương Sỹ Hùng (sưu tầm), Văn hóa ẩm thực Hà Nội, NXB

Lao động Hà Nội, 1999.

24. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, Quyển 4, NXB Tân Dân.

25. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2002

26. Trần Hữu Tá, Tô Hoài - Lịch sử Văn học Việt Nam 1945-1975, tập 2, NXB

Giáo dục, 1990.

27. Đỗ Bình Trị - Trần Đình Sử, Văn học (tập 1, GT đào tạo GV Tiểu học hệ

CĐSP và SP 12+2), NXB Giáo dục, 1998.

III. KHÓA LUẬN, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

28. Nguyễn Hoàng Hà, Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi

kí của Tô Hoài (Qua Hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều), Luận văn Thạc sĩ,

2009.

29. Nguyễn Thị Hải, Nhân vật tuổi trẻ trong bộ ba tiểu thuyết của Tô Hoài:

Quê người (1942); Mười năm (1958); Quê nhà (1981), Đại học sư phạm Hà

Nội 2, 2012.

30. Nguyễn Thùy Linh, Bản sắc Hà Nội qua tùy bút của Vũ Bằng và Băng

Sơn, 2010.

31. Mai Thị Nga, Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài, Đại học khoa

học xã hội và nhân văn, 2012.

32. Mai Thị Nhung, Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Đại học sư phạm Hà Nội,

2005.

33. Nguyễn Thị Ái Vân, Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài,

IV. BÁO, TẠPCHÍ, WEBSITE

34. Hoài Anh, Tô Hoài, nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc và phong phú, Báo

Văn hoá văn nghệ công an, số 10-1997.

35. Nguyễn Thị Chiến, Nét văn hóa Thăng Long xưa trong Chuyện cũ Hà Nội

của Tô Hoài, Đại học Văn hóa Hà Nội, 2009.

36. Phạm Việt Chương, Những gương mặt – chân dung văn học Tô Hoài, Báo

Văn Nghệ, 8-4-1989.

37. Đặng Thị Hạnh, Viết về một cuộc đời và những cuộc đời (Cấu trúc thời

gian và ngôn từ trong “Cát bụi chân ai”), Tạp chí Văn học, 12-1998.

38. Thiếu Mai, Người ven thành xưa và nay, Văn Nghệ 3-8-1973.

39. Phong Lê, Tô Hoài, sáu mươi năm viết, Hà Nội, Quốc Khánh 1999.

40. Vương Trí Nhàn, Tô Hoài và thể hồi kí, Tạp chí Văn học số 8, 2002.

41. Tô Hoài, Sáng tác về đề tài Hà Nội, Báo Văn nghệ số 41; 6-10-1984.

42. Võ Xuân Quế, Ngôn ngữ một vùng quê trong các tác phẩm đầu tay của Tô

Hoài, Tạp chí Văn học số 5-1990.

43. Xuân Sách – Đức Tiến, Trao đổi về Cát bụi chân ai, Báo Văn nghệ, 13-

11-1993.

44. Vân Thanh, Tô Hoài qua Tự Truyện, Tạp chí Văn học, 6-1980.

45. Lý Hoài Thu, Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới, Khoa Văn học, Đại học

KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hồi ký về Hà Nội của Tô Hoài (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)