Không gian làng quê ngoại thành Hà Nội

Một phần của tài liệu Hồi ký về Hà Nội của Tô Hoài (Trang 83)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Không gian làng quê ngoại thành Hà Nội

Trong hồi ký của Tô Hoài ngoài không gian sự kiện lịch sử còn có không gian gắn với cuộc đời của tác giả, không gian làng quê. Trong tác phẩm

Cỏ dại, quê ngoại đã gắn bó với ông suốt tuổi ấu thơ. Mở đầu tác phẩm, ông đã

nói đến ngôi nhà gạch cũ “Người ta thường đồ rằng tuổi đó dễ đã đến ngoài một trăm năm. Những kể tuổi thực của nó, cũng chưa lão quá như vậy…Không phải ông bà ngoại tôi đã làm nên nếp nhà ấy. Nó là cơ nghiệp hương hỏa” [6;11]. Khi có tôi, “tòa nhà này vẫn hiện ra trong tròng mắt tôi với đủ mọi vẻ kinh rợn. Nó lù lù giữa làng sát bên lối vào xóm…Mỗi năm, vào tết Nguyên Đán, ông tôi sửa soạn một chậu nước vôi và một cái thép lá thông để trừ ma quỷ” [6;13]. Ở không gian quê ngoại đó, nhà văn Tô Hoài đã phải chứng kiến bao điều đáng sợ và đáng buồn. Ngay từ nhỏ, cậu bé Sen đã phải chứng kiến những cảnh bất hoà, lục đục trong gia đình. Ông ngoại thương cháu nhưng cũng là người nóng tính. Buồn vì gia cảnh sa sút, buồn vì nỗi cậu con

trai duy nhất ốm chết, ông trở nên nghiện rượu, những lúc say rượu, ông thường hay gọi tên bà ra mà réo chửi và chỉ cần bà nói lại một câu là “ông tôi ra góc nhà, vớ cái rõi cửa, đuổi theo bà tôi” [6;27]. Những cảnh hãi hùng như thế đã để lại trong tâm hồn, trí óc non nít, ngây thơ của cậu bé Sen những ấn tượng về một cuộc sống đan xen những vui buồn chua chát. Bà ngoại tuy lắm điều nhưng cũng là người rất chiều cháu. Kí ức về những ngày đầu tiên đi học của Tô Hoài luôn gắn với hình ảnh người bà. Bà đưa cháu đến trường rồi cùng ngồi với cháu một ghế, “Trống tan học bà tôi dắt tôi về. Buổi học chiều, cũng lại cảnh hai bà cháu ngồi cạnh nhau…Mỗi sáng, tôi tề chỉnh sách, mũ và lọ mực, bà tôi lại đưa tôi lên trường và ngồi cùng bên. Cái lệ ấy kéo dài đến nửa tháng” [6;64].

Dịch chuyển sang một không gian khác đó là quê nội tuy chỉ xuất hiện thoáng qua. Ngồi trên xe về quê nội “Tôi mê man nhìn cảnh đường sá, ruộng nương, cây cối cứ thay đổi tiếp nhau ngoài cửa sổ” [6;41]. Không gian đó thật đẹp và thơ mộng “Làng nội tôi ở cuối xa, bên cạnh bờ tre là một vệt đê dài…Con đường mù trắng xóa cỏ may” [6;43]. Ở nơi đó, nhà văn đã cảm nhận được những cái quen thuộc đối với mình “Tôi đã ngửi được các mùi hương đất quen thuộc. Quen thuộc lắm, chỉ thoáng qua là biết sắp về tới quê” [6;43].

Trên con tàu lên Lai Châu, qua thị xã Phú Thọ, Tô Hoài đã thấy không gian làng quê cũng là không gian sinh hoạt của con người “Mặt sông vừa tạnh sương lúc mặt trời hé ra. Từng đoàn người các bến đổ lên chợ Mè trong thị xã. Nhộn nhịp chợ búa, người ở xuôi tản cư ra chợ, mua bán, hò hẹn, thề bồi đi

nữa hay đành dinh tê về thành” [8;184].

Không gian làng quê thật đẹp, thật yên bình, tĩnh lặng nhưng cũng chính nơi đó đã diễn ra bao tủi nhục, đau buồn. Đó làng tôi mà mọi người phải đóng thuế “Thuế một suất sưu được phát một cái thẻ thuế thân…Bố con, anh em đi đâu cũng dặn nhau không được đi người không, nhớ phải “có cái thẻ giắt đít”

[10;153]. Cuộc sống khổ cực của những con người lao động đã in hằn trong kí ức của nhà văn “Ở trên đê trông xuống chỉ thấy những mái lá lươm nhươm, nhơm nhếch bên bãi đất cát lẫn lộn với mặt nước đỏ rực. Sáng sớm, người ra bờ sông ỉa, đi than thẩn, con chó lũn cũn theo. Các nhà gánh nước ăn về đánh phèn, đôi thùng cũng từ dưới sông lên, bước lẫn giữa thứ củi mục, phân người, rác rưởi” [10;47]. Người lao động làm việc ngày đêm quần quật mà vẫn đói khổ, rồi thì “Người vô công rồi nghề, người thất nghiệp đâu cũng nhan nhản” [10;48]. Những ngày áp Tết khiến cho những đứa trẻ đặc biệt trong đó có nhà văn cũng phải lo buồn vì “Nhà tôi thường có người tới đòi nợ…Tôi biết đấy là ông phán lên đòi nợ. Biết thế tôi cứ vừa buồn, vừa xấu hổ, vừa sợ” [10;54]. Tác giả đã dựng lên một bức tranh rất thực của Hà Nội xưa – nơi quần cư của nhiều con người đến từ mọi miền, hoà hợp với những giá trị tự thân của Hà Nội, tạo nên nét tinh tế, tao nhã của văn hoá Thăng Long.

Một phần của tài liệu Hồi ký về Hà Nội của Tô Hoài (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)