0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội

Một phần của tài liệu HỒI KÝ VỀ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI (Trang 69 -69 )

5. Cấu trúc của luận văn

2.3. Cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội

Hà Nội có vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên tạo vật. Tô Hồi đã miêu tả vùng quê Hà thành trong sinh sắc bốn mùa: từ ánh nắng bình minh hay hoàng hôn lấp lánh mặt gương Tây Hồ đến gợn sóng dập dờn sông Hồng, từ một con diều sáo chấp chới đồng bãi để cánh chim cu, chim gáy lượn lờ ngày mùa. Ngọn cỏ, cành hoa, chú dế mèn, con gà ri.. đều mang vẻ đẹp và tình người. Tô Hồi có tài đặc tả những cảnh quan tiêu biểu mà qua đó ta thấy như hội tụ tất cả thẩm mỹ truyền thống mà hiện đại, lịch sử tâm hồn, tài hoa, cốt cách khí phách

Việt Nam: Hồ Tây, Cây Hồ Gươm, Trên sông Hồng, 36 phố phường...

Viết về cảnh sắc thiên nhiên của Hà Nội, Nguyễn Tuân cũng đã có những trang viết về Hồ Gươm. Những hàng cây trên phố và bao nhiêu cây quanh Hồ Gươm đều đi vào sáng tác của ông như một nhà nghiên cứu thực vật chuyên nghiệp: “Cây sấu trông hình thù xấu xí. Cũng như anh Trương Chi

tiếng hát rất hay, cây sấu có nhiều đức tính...” (Cây Hà Nội). Hà Nội có nhiều

hồ lớn hồ nhỏ, nổi tiếng nhất là hồ Gươm giữa trung tâm mà Nguyễn Tuân đặt cho nó cái tên “Con hồ Thủ đô” - một bài tùy bút về hồ Gươm làm cho bao độc giả nôn nao trong lòng nếu chưa đến và đến rồi lại muốn được đến nhiều hơn, lâu hơn để được ngắm nhìn vẻ đẹp của con hồ này ở mọi thời khắc của một ngày, của những ngày khác nhau trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Con hồ có lúc đã làm cho nữ văn sĩ Ba Lan phải thốt lên chút ganh tị đáng yêu: “Tôi muốn đánh ghen với tạo vật, cái thứ tạo vật biệt nhỡn với những con người Hà Nội - Không thế sao Thủ đô của anh lại có một cái hồ xinh nhường ấy! Tôi mệnh danh hồ Hoàn Kiếm của các anh là một viên ngọc êmơrốt.”

Còn khi viết về Hồ Gươm, Tô Hoài đã phát hiện ra những nét đẹp “Hồ Gươm đượm vẻ đẹp gọn xinh không dáng dấp mênh mang như Hồ Tây. Nắng nghiêng bóng đưa những hàng dâu ngày xưa hắt vào chấm đến cầu Thê Húc. Làn cây ven Hồ Gươm như làn mi, như ai dướn đôi mày. Những cây liễu đứng một mình buông tóc trong gió in bóng hồ điểm trang bức tranh hồ cuối thu

phẳng lặng, có họa lộc vừng đỏ hây rơi từng cánh xuống mặt nước” [10;669- 670]. Cảnh đẹp là vậy. Nhưng bao giờ cũng là những suy nghĩ, thái độ của tác giả “Cây quanh Hồ Gươm tụ hội các thứ cây của làng nước – và của thời thế”

(Cây Hồ Gươm).

Hà Nội còn đẹp bởi hương thơm và màu sắc của hoa. “Hoa và hương trong vườn hoa Hà Nội. Cả những hoa đậm nâu, nhạt hương như đào, mai, các loại cúc và trà, những màu hoa và mùi hoa từ các loài khác nhau đều làm cho vườn hoa ngào ngạt. Những luống hồng chen gốc đào, hoa ở vườn tỏa hương, ngây ngất cả tới khi cánh hồng rụng như tơ hương bay”. “Hoa đẹp và thơm hương, vườn hoa đậm đà bản sắc của vườn ta là một quan niệm bảo tồn và đổi mới cách thưởng thức hoa và cũng là công nghiệp và hiện đại thú chơi dân

tộc” (Vườn hoa). Người ta không chỉ trồng hoa trên những đường phố mà còn

trồng ở cửa đình, vườn chùa “hoa đơn đỏ, hoa cúc vạn thọ vàng suộm. Ngoài sân, cây đào phai bát ngát hoa bên chum nước. Đàn chim sâu bay trong cây ra đụng hạt sương làm cánh đào rơi. Ở nhà cụ đồ có chậu lan địa, hoa nở tím thơm ngan ngát – điểm tốt lành năm mới. Cuối vườn, luống cải hoa vàng li ti

như bướm bay” (Cây và hoa).

Viết về hoa của Hà Nội, Nguyễn Tuân đã sử dụng nghệ thuật tả cảnh trong nhịp nhẹ của câu văn qua những màu sắc của cỏ cây, hoa lá, với những rung động nhẹ nhàng của tâm hồn, để tái hiện một Hà Nội thơ mộng. Đằng sau tiếng súng là đêm trăng Hà Nội với từng mẫu cúc đại đóa nở bung, với những khoảng vườn hoa màu nhạt lung linh dưới gió nồm. Dưới trăng, người chiến sĩ bồn chồn lấy cái lưỡi lê đâm vào mặt trăng in rõ nơi vũng nước đọng. Đó là nét

nhạc bi hùng, đối lập cái đẹp và bạo lực (Sau đêm 19 tháng chạp). Miêu tả

làng hoa Hà Nội, Nguyễn Tuân huy động đủ các loại từ nói về các loài hoa, màu hoa. Hoa đào thắm nở, nhìn xóm làng như từng mảng phấn hồng tụ lại. Cúc vàng khoe sắc. Quất chín đỏ ối. Cúc chi vàng rực. Luống phăng thơm ngát

đủ màu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng. Hoa sấu trắng tròn như hạt nếp. Một góc vườn rực sáng, ánh sáng của hàng chục loài hoa: Cẩm chướng, quế, hồng, lan, cúc, thược dược, đào, huệ, ngâu, sói… Những loài hoa thơm nhất cũng tụ hội về đây: hoa bưởi, hoa ngâu, ngọc lan, hoa huệ… để tuần tuần, tháng tháng, người Hà Nội gói lễ dâng hương, thờ tổ tiên, cha mẹ. Nguyễn Tuân viết về hoa, cũng có nghĩa viết về tâm hồn người Hà Nội về những vui buồn theo những nụ hoa. Những lão nông râu tóc bạc phơ, những anh Thân, anh Chí, bà Gái, chị Nhỡ đêm đêm một bóng, một đèn, một góc vườn vắng, nâng niu chăm bón từng gốc hoa, trân trọng cái lành, cái đẹp trong trời đất, nước mắt họ nhỏ ra như những giọt sương khuya đọng trên hoa lá. Trái tim người trồng hoa thì thầm trong tiếng nhạc đồng hồ tích tắc, trong nhịp điệu của những ngọn đèn bão nhấp nhô. Nguyễn Tuân yêu từng bước chân người nghèo. Ông diễn tả tiếng guốc của những người phụ nữ làng hoa đi chợ trong nhạc điệu. Tiếng nhạc guốc cứ dồn gần lại. Tiếng gốc sắc như tiếng phách. Những đợt guốc lóc cóc giòn tan. Yêu người làng hoa, Nguyễn Tuân biến hoa thành vần điệu, quấn quanh người nghèo có tâm hồn cao quý. Những người con gái làng hoa trong văn Nguyễn Tuân rực rỡ, thơm mát như những nữ hoàng, hoa quấn quanh người họ trên đầu một thúng hoa, tay phải một bó hoa, tay trái khuỳnh ôm một thúng hoa nữa…

Cái đẹp của Hà Nội là đẹp của mưa bụi “Mùa xuân đến, có mưa bụi. Mưa bụi như phấn trắng dây khắp trên trời. Trong bụi mưa, từng đàn chim nho nhỏ ríu rít bay về vườn cây trước sân…Hạt mưa đọng đầu cành, mép chiếc lá non, trong lòng hoa đào phai, giọt sương long lanh cánh chim lướt qua. Hạt rơi xuống như sương sa. Không biết đấy là hạt sương hay bụi mưa đọng”. Là những cơn mưa rào “Những trận mưa lớn đầu mùa hạ….Lẹt đẹt…Lẹt đẹt. Mưa giáo đầu. Những giọt nước to lăn xuống mái phên nứa…Con gà trống ướt lướt thướt hai đầu cánh nhấp nhô chạy tìm chỗ trú” [6;56]. Sau cơn mưa, mọi vật

như bừng sáng “Vòm trời dịu, trong vắt, mới mẻ hơn. Mặt trời chói lọi trên chòm lá bưởi ướt lấp lánh. Trận mưa to chỉ còn sót lại ở mảnh sân lênh láng và những giọt gianh vàng khè lích rích nối nhau từ các mái rơm xám rỏ xuống đất” [6;56].

Cảnh nội thành đẹp là vậy, con đường về quê nội cũng được tác giả miêu tả một vẻ đẹp huyền bí “xa xa rặng núi Trầm đen sì đầy vẻ huyền bí lởm nhởm nhô lên. Rồi thì Xốm với hai rặng tre tốt um rủ bóng rợp kín lối. Đường cái đá xẻ qua cánh đồng chỗ xanh, chỗ trắng. Làng Thạch Bích có cái nhà thờ chót vót hai tháp mốc trắng. Những quán cơm cầu Khâu, cái đùi chó đen nhẫy treo lủng lẳng trong chiếc tủ vuông. Lũy tre bọc đằng xa. Vạt cỏ viền hai bên lề. Con trâu gò vai kéo cầy” [6;41].

Cảnh rất đời thực, mang dáng dấp của làng quê Việt Nam: “Chỗ cây Sữa ấy rẽ vào Cát Động, làng nội tôi. Con nông giang lững lờ dưới nhịp cầu bắc qua. Khu đồng màu đã xanh xẫm những khoảng ruộng khoai tây. Xưa kia chỉ trồng được khoai tây ở ruộng trên Thanh Thần” [6;285].

Cái đình là trung tâm của làng. Tô Hoài đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp nét văn hóa làng quê “Mỗi làng ở trong khoanh tre bao quanh, dẫu cho làng có đường cái chính xứ ngang qua, người đi lại như mắc cửi thì đầu làng cuối làng cũng kín đáo xanh ngắt một lũy tre gai ngăn hai bên địa giới làng xóm với cánh đồng”.

Tô Hoài đã đưa bạn đọc về với muôn mặt đời thường ở Hà Nội một thời. Điều thú vị là ở chỗ, trong cái đời thường hỗn tạp kia vẫn có những khoảnh

khắc đẹp một cách tĩnh lặng. Bởi thế, âm chủ của giọng văn tác phẩm Chuyện

cũ Hà Nội là trầm tĩnh. Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu cuốn sách là Phố

Mới, còn kết thúc là Cửa thiền. Cửa thiền - một ẩn dụ để nhà văn nhấn vào vẻ

đẹp, cái đáng yêu của Hà Nội được rút ra từ cái đời thường. Một Hà Nội tiếp cận từ những điều bình dị nhất đối lập với cái nhìn hoành tráng sử thi.

CHƢƠNG 3. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TÔ HOÀI QUA SÁNG TÁC THỂ HỒI KÍ VỀ ĐỀ TÀI HÀ NỘI

3.1. Khái niệm phong cách trong văn học

Phong cách văn học là một trong những vấn đề rất phức tạp. Phong cách không được bộc lộ ngay trong một văn bản hay đối tượng nghệ thuật cụ thể đơn nhất mà nó là kết quả của một quá trình sáng tạo lâu dài của nhà văn. Tìm hiểu về phong cách, chúng tôi cố gắng giới hạn ở những hiểu biết nhất định xoay quanh vấn đề này; một mặt để đơn giản hoá những vấn đề lí luận vốn đã phức tạp, mặt khác chủ yếu là để tiếp cận với phong cách tác giả qua sáng tác viết về hồi kí Hà Nội như kết quả nghiên cứu ở trên.

Xưa kia người Hi Lạp dùng từ “stylos” để chỉ một cái que đầu nhọn đầu tù. Người La Mã thì gọi là “stylus” dùng để chỉ cái que đó, nhưng đầu nhọn dùng để viết và đầu tù dùng để xóa trên một tấm bảng nhỏ có xoa sáp. Đến người Pháp dùng chữ “style”, nhưng ban đầu chỉ có nghĩa là nét chữ, sau dần có nghĩa là bút pháp với những đặc điểm ngôn ngữ và văn thể. Và cuối cùng mới có nghĩa là “phong cách” như trong câu châm ngôn “Phong cách là người” của Buyphông mà Mác đã có lần nhắc đến.

Ở nước ta, mãi những năm 80 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu về phong

cách mới được chú ý đến. Cuốn Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên

(1984) đã đưa ra định nghĩa: Phong cách “Là chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ cao được kết tinh trong sự sáng tạo của nhà văn. Không phải nhà văn nào cũng tất yếu có phong cách”. Phong cách “đòi hỏi sự bền vững, không chấp nhận sự chóng phai mê, nhưng phải lặp đi lặp lại một cách đổi mới” [17;214].

Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do tập thể các tác giả Lê Bá Hán, Trần

Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) cũng nêu lên khái niệm phong cách: “Phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố chỉnh thể của nghệ thuật,

là biểu hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo” [16;256].

Tác giả Phương Lựu khi viết cuốn Lí luận văn học cũng đă khẳng định:

“Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ được thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú. Nó đòi hỏi trước hết nhà văn phải đem lại tiếng nói mới cho văn học” [21;482].

Như vậy, dù diễn đạt dưới những h́ ình thức khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng: Điểm cốt lõi, yếu tố quyết định tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn là tính độc đáo thể hiện trong sáng tác.

Phong cách bắt nguồn sâu xa từ hiện thực khách quan, bằng thực tiễn sống của nhà văn. Nhà văn muốn tạo cho mình phong cách riêng trước hết phải có cách cảm nhận thế giới độc đáo, có tư tưởng nghệ thuật độc đáo, và có phương thức thể hiện độc đáo phù hợp với nội dung của nó.

Nói tóm lại: Phong cách chính là những biểu hiện độc đáo của tài năng sáng tạo nghệ thuật, có tính chất thống nhất và tương đối ổn định được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn, thể hiện cái nhìn và sự chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn đối với thế giới và con người. Phong cách nhà văn vừa thống nhất, ổn định vừa luôn vận động biến đổi qua mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường sáng tác, và chịu sự chi phối của các yếu tố khách quan: môi trường, xã hội, thời đại. Tuy vậy, yếu tố độc đáo mang tính chất thẩm mĩ - hạt nhân của phong cách nhà văn vẫn ổn định, bền vững và vẫn thường xuyên lặp lại. Chính vì vậy mà chúng ta có phong cách của các nhà văn, nhà thơ như phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Hồ Chí Minh, Chế Lan Viên, Xuân Diệu đặc biệt là phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Trong đó chúng tôi tìm hiểu phong cách nghệ thuật Tô Hoài qua thể hồi kí về đề tài Hà Nội trên các phương diện: không gian và thời gian nghệ thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật.

Một phần của tài liệu HỒI KÝ VỀ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI (Trang 69 -69 )

×