Những con người lao động

Một phần của tài liệu Hồi ký về Hà Nội của Tô Hoài (Trang 41)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Những con người lao động

Phải sống thật, thâm nhập sâu vào đời sống Hà Nội xưa mới biết được nỗi nhục của dân nghèo thị thành từ những hình ảnh cụ thể: “thời ấy, nuôi cái xe đạp nhọc lắm. Xe phải gắn một mảnh sắt, mảnh kền khắc tên, số nhà, tên phố của chủ xe. Không có phạt. Đè nhau phạt, trông cái xe mướp quá, ngứa mắt, cũng phạt” [10;32] thuở đó, “nhan nhản toàn nhà tranh, tường đất mấp mô như những con rùa bò” đêm tiếng “chim cuốc hoàng hôn về kêu khắc khoải”. Nhà văn đã chạm đến đời sống khốn khổ của Hà Nội xưa mà hầu như ít nhà văn nào nói đến. Thuở xưa, người ta mải miết đi kiếm ăn, kiếm gần chẳng ra, phải bò ra xa, tận Đất đỏ, Dầu Tiếng trong “sa ghềnh” đi không về, nhiều lắm. Nhiều chi tiết, tưởng như chỉ vô tình ghi lại nhưng đắng xót tận đáy lòng “Đời sống thành phố cò con, các ông Tây ăn trên ngồi trốc, còn thì người ta bới bèo tìm bọ, sinh sống trên lưng nhau, nuôi lẫn nhau… thất thểu đi tìm việc qua đêm qua ngày” [10;48]. Trong cái nhìn rất riêng, sâu thẳm, nhà văn Tô Hoài đặc biệt thể hiện thành công một mảng sống của người Hà Nội xưa, từ thợ cửi,

thợ giầy, lầm than bụi bặm, đói khổ, từ cảnh các làng quê ven nội chìm trong cảnh Tây đoan bắt rượu lậu dẫn đến thảm cảnh người dân nghèo phải “đi tù

rượu thay để vợ con ở nhà có người nuôi” (Bắt rượu), đến cảnh ở vọng, cổng

rong, chợ Mơ, bến chợ trâu Hà Đông, Cầu Gỗ, cầu Cuối… nhan nhản người tàn tật, ăn mày, ở đâu cũng “ai oán vang lên tiếng nức nở trên môi là câu kẻ khó xin ăn”, là hình ảnh buồn nao lòng cảnh đòi nợ, người chủ nợ và kẻ nợ đều nghèo, quá nghèo nên mỗi năm vào dịp những ngày áp tết, chủ nợ đến đòi, cũng chỉ biết nhìn nhau, năm nào cũng vậy và kết thúc là lời hẹn “sang giêng… sang giêng” để rồi chẳng bao giờ trả nổi món nợ. Những hình ảnh rất thực của đời cứ đan cài vào nhau, tạo nên dòng mạch ngược xuôi của cuộc đời lam lũ. Từ những trang miêu tả làng ven đô, Tô Hoài hướng ngòi bút vào vùng nội đô Hà Nội “cái tàu điện, phố mới, phố Hàng Đào, phố Hàng Ngang, phố Nghề cơm đầu ghế, chiếc áo dài, cây Hồ Gươm“ với bao nhiêu ký ức về một thời nhếch nhác, kệch cỡm của một đô thị đang dần đô thị hoá, nhố nhăng… Mỗi câu chuyện là một dòng ý thức với bao trải nghiệm, không giải thích, không bình luận nhưng chỉ một nhận xét ngắn ngủi cũng tạo cảm xúc sâu xa về mảnh đất Thăng Long xưa.

Phố cổ Hà Nội mới có niên đại khoảng trăm năm vẫn được xem là phố cổ. Tô Hoài mới ngoài sáu mươi tuổi, viết hồi kí - kí sự về Hà Nội thời thuộc

Pháp vẫn đặt tên sách là Chuyện cũ Hà Nội. Nghe qua không khỏi phân vân,

nhưng đọc vào lại thấy nhiều chuyện Tô Hoài kể cứ như ở thời nảo thời nào xa xôi lắm.

Mới hay dòng chảy của cuộc sống thủ đô thật hăng say, mau lẹ. Lật giở

những trang văn Chuyện cũ Hà Nội, thấy ăm ắp hình ảnh Hà Nội một thời, Hà

Nội nao buồn, càng cảm nhận rõ hơn hạnh phúc của ngày hôm nay.

Chất liệu tạo nên hồn cốt tác phẩm chính là hiện thực đời sống Hà Nội

hắt buồn lặng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm đã nói lên tất cả “có lẽ mưa bụi đã nhiều ngày. Những cây nhội che mái nhà, người qua lại trên mặt đường âm u, xám ngắt, nhẽo nhợt ra...cái nhà bán thừng, bán chiếu mưa hắt thâm xì”

[10;12]. Phố mới nhưng thực ra là “cái chợ mua bán người” người nào cũng “ủ

ê, hốt hoảng, những nét mặt ngoài đường, người đứng tụ tập ướt át, bẩn thỉu. Cả đến trong cái ngách cửa hậu vào chợ Đồng Xuân cũng lôi ra được một nút người sầu thảm như thế” [10;13]. Thực sự, không ai hình dung chợ Đồng Xuân xưa là nơi buôn bán tấp nập lại là một nơi buôn người kinh sợ như vậy

Trong truyện Truyền bá quốc ngữ vùng Bưởi đã cho ta một niềm vui về

một sự thay đổi vô cùng kỳ thú. Đó là dân các làng nghề Vạn Phúc, làng nghè, làng Đáy, làng Vòng đến Hồ Gươm “Phiên chợ nào cũng có cán bộ về diễn thuyết kêu gọi theo Việt Minh đánh Pháp đuổi Nhật” [10;140] và hàng trăm người, đông nhất là thanh niên, thợ nghèo, người làm mướn, quét chợ, chăn bò, chăn dê đến các cô thợ seo ghi tên học chữ quốc ngữ, tối nào cũng đến lớp mặc cho ‟Những đêm mùa hè khói tù mù khét lẹt, mồ hôi nhễ nhại, muỗi ở dòng nước sông Tô Lịch đọng thối đen ngòm, muỗi bay à à lên mặt cả thầy và trò” [10;141]. Có lẽ, đây là khoảng lặng đẹp nhất, nêu rõ bản chất tầng sâu văn hoá của người Hà Nội xưa: trong khổ đau vẫn thiết tha hướng đến lý tưởng nhân văn tốt đẹp: tự nhận thức mình, thay đổi mình là bằng mọi giá, nâng mình lên để kịp thời cơ đón nhận ngọn gió cách mạng giành chính quyền 1945 lịch sử và từ đó vận động, phát triển lên, rạng rỡ, đẹp, hào hùng cho đến thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.

Tô Hoài, ngay cả những khi mê đắm nhất ông vẫn tỉnh táo. Những gam màu lạnh lẽo của đời thực buộc ông phải tỉnh táo. Và nhờ tỉnh táo, ông nhìn được nhiều hơn, kĩ hơn. Trong cái nhìn điềm tĩnh chân thực của ông, Hà Nội thời thuộc Pháp hiện ra lầm lũi, buồn tủi. Một Hà Nội nhếch nhác với những chân dung lam lũ, nhàu nhĩ. Một Hà Nội được kí hoạ bằng chì xám phác lên

cái không gian ảm đạm, vui ít, buồn nhiều. Trong Đêm giao thừa, Băm sáu

phố phường, Áp tết, Cơm đầu ghế…, những thợ cửi, thợ cấy làm quần quật

ngày đêm mà vẫn đói khổ. Rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu sinh ra một cảnh tượng bi hài: chú Bếp Mỡ “phấn khởi” vì được người ta mượn đi tù, để vợ con ở nhà có cái tết. Không chỉ có chú bếp Mỡ mà ‟Bên làng Mai còn nhiều nhà nấu rượu lậu, có những người đã quen đi ở tù thay người bị bắt rượu như thế. Tù mấy ngày mấy tháng, đã có giá hẳn hoi. Có người ngồi tù thuê đến mười tám, hai mươi tháng” [10;27]. Nạn đói ghê rợn năm bốn nhăm đã làm vơi đi của làng Nghĩa Đô bao người, tạo nên một quang cảnh thê lương, tiêu điều: “Cái sân lạnh lẽo đầy cứt giun đùn”, “màu hoa trắng rờn rợn”; những thân phận hắt hiu, tàn tạ: “Chú Dự mặc áo xanh đã bạc mốc hai vai. Người bé nhỏ, màu già úa, mặt choắt, xanh xám như cơn mưa” [10;49], “cái Lợi đi lấy chồng rồi về nhà chết đói” [10;42]. Cái đói không chỉ khiến cho những con người tàn tạ mà còn khiến cho “Chỉ tháng trước, tháng sau những lớp học truyền bá quốc ngữ buổi tối đã vãn hẳn. Học trò truyền bá toàn thợ seo, thợ cửi đói gầy rạc đã bỏ đi đâu hay chết đâu...Trong đầu chợ, nhan nhản người đem bán trẻ con” [10;75]. Người ngồi, người chết la liệt trên các vỉa hè ‟Xảy nạn đói đến, ác liệt quá, Hiền phải lê la kiếm miếng trên chợ, trông đã tã lắm, ngụp đến nơi rồi. Thằng Vinh chân tay nó khẳng khiu, xám ngắt...Dì Tư tôi phải ăn khô dầu” [10;81-82]. Và ‟Những người con gái năm ngoái trông còn được mắt, từ Tết đến giờ ăn cháo mãi, mặt trắng bệch ra” [10;82]. Ngay cả những người có chữ nghĩa như Tô Hoài và Nam Cao, nếu không có một người quen trả công dạy lũ con của ông ta bằng gạo, thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè như thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa” [10;81].

Đấy là cuộc sống ở ngoại thành. Trong nội thị cũng nham nhở, tạp

nham, lai tạp và nhếch nhác. Chuyện về Phố Hàng Đào luôn sống động trong

và ma chung sống lẫn lộn, nhập nhằng. Đây là hình ảnh mợ Hai khinh khỉnh, động tác sỗ sàng: “Mợ vứt toạch xấp lụa xuống chân sập”. Còn kia là chân dung một kẻ ăn mày “kiêu hãnh” – không xin tiền xin gạo mà xin… nụ cười của các cô gái trẻ đẹp chưa chồng. Qua những trang văn như những thước phim chậm, người đọc nhận thấy Tô Hoài rất trọng sự thực và coi đó là cốt tủy của văn chương. Điềm tĩnh nhặt, ghi, như một người thư kí trung thành, không thích luận bàn, không ham lý giải. Nếu có bình luận cũng rất kiệm lời, chẳng hạn lời bình về chàng trai đi xin nụ cười chỉ được gói trong đôi câu ngắn ngủi: “Anh như con bướm lượn. Nhưng là con bươm bướm ma” [10;168].

Trong xu thế phát triển đa dạng của văn học hôm nay, lối viết phản ánh hiện thực như nó vốn có ít nhiều đã trở nên cũ kĩ. Những người ham thích cách tân không còn mặn mà với lối viết truyền thống này. Tuy nhiên, phải thấy rằng, nhờ cách miêu tả ấy mà Hà Nội trong tác phẩm của Tô Hoài mới hiện lên vẹn toàn trong tính chân xác nguyên thủy của nó - một Hà Nội rất thật của một thời.

Cái nhìn tỉnh táo của Tô Hoài dẫn tới ý thức tự phê phán. Tô Hoài rất giỏi “đọc vị” cái phần thô kệch, éo le, hài hước của đời sống, nhất là ở phương diện đời sống tinh thần của con người một thời thể hiện trong cách cảm cách

nghĩ, cách cư xử và hành động. Hình ảnh người u của Tô Hoài trong Thẻ thân

gợi nhớ hình ảnh chị Dậu, có điều chị Dậu của Ngô Tất Tố mang một vẻ đẹp gần như toàn bích lại có chất men phản kháng, còn người mẹ của nhà văn vừa cao cả vừa thật đáng thương. Cao cả bởi tinh thần nặng kéo, nhẹ kéo: “Hai suất thuế hai mang ở quê, u tôi đều phải chạy. U tôi vẫn lặng lẽ, chẳng phàn nàn một câu” [10;155]. Đáng thương vì cái tâm lý của kẻ “phận mỏng cánh chuồn”, sinh ra nỗi sợ vô hình với giai cấp thống trị đến mức ăn sâu vào tiềm thức để hiện ra thành lời khuyên răn con: “đừng có đua đả đi cãi nhau với các quan” [10;160]. Càng đáng thương hơn khi cái “sĩ diện vớt vát, theo đuổi cả

đến người cùng túng”: bà thà đóng thuế hai đồng rưỡi cho ra người “có máu mặt” còn hơn đóng một đồng mà phải nhận tiếng “vô sản” mặc dù gia cảnh

chẳng còn gì. Chuyện Bắt chuột lại cho thấy “phong tục” ăn thịt chuột diễn ra

ở nơi thiếu đói. Đói nhưng vẫn còn giữ sĩ diện: người ta phải tìm cách tự dối mình để mà an ủi rằng mình chỉ ăn chuột đồng - loại chuột “sạch sẽ” - chứ đâu có ăn chuột làng, thứ chuột dơ dáy bẩn thỉu! Thật ra đấy là nhắm mắt cho qua vì “ai cũng biết mà như không muốn biết, chuột đồng chẳng qua cũng là chuột làng” [10;264]. Đọc những trang văn hằn lên những mảng đời thực trần trụi này mới hiểu vì sao cái đói và miếng ăn đã trở thành nỗi ám ảnh ghê gớm với một số nhà văn nước ta, đặc biệt Nam Cao, Ngô Tất Tố.

Vốn hiểu biết kĩ càng, thấu đáo về đời sống Hà Nội thời thuộc Pháp và sự nhất quán trong cảm quan hiện thực đời thường đã mang lại một cái nhìn vừa già dặn vừa trẻ trung mà không mất đi tính chất nghiêm chỉnh, sâu sắc của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các vấn đề xã hội trong hồi kí - kí sự của Tô Hoài. Câu chuyện Làm ma khô

một ví dụ tiêu biểu. Tô Hoài kể về gia đình bác “đĩ Hiền” có ông bố đi phu làm đường trên Thái Nguyên chẳng may bị ốm chết mất xác. Nhà nghèo nhưng bác không thể không làm ma cho bố mình, phần để “đòi nợ miệng”, phần để thiên hạ “trả nợ miệng”, phần giữ thể diện. Thế là dốc toàn lực “làm ma khô”! Người đến viếng đúng là đi trả nợ, còn người nhà đám thì được một dịp “xả láng”: “Ai cũng nói mệt quá, buồn ngủ quá, gào khóc cả mấy hôm rồi khản cả cổ, nhưng chẳng chịu ngồi một chỗ, người nào cũng lăng xăng ra vào, và lúc nào cũng thấy những mặt rượu ngà ngà” [10;68]. Hậu quả là gia đình bác đĩ Hiền không những không đòi được nợ mà còn bị phá sản đến nỗi phải bán đất, nhà bù lỗ rồi đi phu mộ sang tận Tân thế giới chẳng còn đường trở về. Thật là

cười ra nước mắt! Những chuyện khác như Thẻ thân, Khổng Văn Cu, Đêm

giao thừa… cũng chua xót, bi hài như vậy. Đặc biệt là chuyện Đêm giao thừa

việc xấu hổ “len lén, cẩn thận, kín đáo nhưng cả làng cũng chẳng lạ, cứ xẩm tối, chú Cát lại ra phố kéo xe. Đi kéo xe đêm khó nhọc gấp mấy ban ngày...Những mà kéo xe ban ngày thì ngượng, khổ thế” [10;59]. Rồi một hôm chú Cát chở một thằng Tây, thằng Tây đã ăn hiếp chú ‟Hì hục xong rồi, lão ách vểnh râu ria, ném cho chú Cát một đồng ván (hai hào)” [10;64]. Kết quả là ‟Qua tháng giêng năm ấy, chú Cát ốm suốt tháng hai, người cứ trương lên, chỗ nào cũng đau, đít lở loét, tanh hôi không ai dám đến gần. Chú bị thằng Tây đổ bệnh tim la vào đêm 30” [10;64].

Tô Hoài đã dựng lên hình ảnh và cuộc sống của những người lao động vùng nội thành và ngoại thành với biết bao lam lũ, khổ cực qua đó thể hiện sự cảm thông với những số phận và cuộc đời bất hạnh. Cái đói, cái khổ làm cho những người lao động luôn mất phương hướng sống. Đó là một tương lai mờ mịt của những con người Hà Nội của một thời thuộc địa xa xưa. Nó hoàn toàn đối lập với một Hà Nội hiện tại sôi động. Cuộc sống của người Hà Nội hiện nay có khá hơn, không còn khổ, đói nghèo như trước nhưng Hà Nội hôm nay có vẻ xô bồ hơn, là nơi tập hợp của nhiều người tài tử các địa phương đổ về. Những trang Tô Hoài viết về Hà Nội luôn có những nét riêng: có lúc hơi bụi bặm, nhếch nhác, xô bồ nhưng vẫn đáng yêu bởi tràn đầy hoài niệm và sự cảm thông, chia sẻ của những con người đang sống nơi đây.

Một phần của tài liệu Hồi ký về Hà Nội của Tô Hoài (Trang 41)