Tổng quan về tình hình xã hội

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 78)

Cùng những thành tựu kinh tế trong giai đoạn 2004 - 2012, Hà Tĩnh đã đạt được hầu hết các mục tiêu xã hội đề ra. Nhìn chung, tỉnh đã có những bước tiến đáng kể trong giảm nghèo, giáo dục, chăm sóc sức khỏe. Những thành tích trên có được là nhờ đã bảo vệ và duy trì được một môi trường trong lành và hạn chế ô nhiễm từ phát triển công nghiệp. Từ năm 2004 đến 2012, dân số Hà Tĩnh giảm từ 1,24 triệu người xuống còn 1,22 triệu người. Cũng trong thời gian này, tỉnh có tốc độ đô thị hóa hàng năm là 4,3%. Năm 2004, 12% diện tích tỉnh là thành thị, 88% là nông thôn. Đến năm 2012, diện tích thành thị chiếm 16% và nông thôn chiếm 84%.

- Các vấn đề xã hội và giảm nghèo, năm 2010, 26,1% dân số Hà Tĩnh sống trong đói nghèo, cao hơn trung bình toàn quốc là 14,2%. Dù chưa đạt được mục tiêu là xóa đói giảm nghèo hoàn toàn, trong vài năm trở lại đây tỉnh cũng đã có những bước tiến to lớn trong lĩnh vực này. Năm 2012, tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 17,44% đầu năm xuống còn 14,2%, tỷ lệ hộ cận nghèo 15%, thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế cho người dân, đạt tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế 64%.

- Hà Tĩnh đã nâng cấp các cơ sở giáo dục và thu được kết quả đáng chú ý về giáo dục trong giai đoạn 2004- 2012, giúp tỉnh đạt được một số mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trước đó. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng có nhiều thành tựu lớn trong đào tạo dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề được thành lập ở tỉnh giai đoạn 2004 - 2012 có vai trò hết sức quan trọng với sự thành công của tỉnh.

Năm 2012 tỉnh có 35 cơ sở dạy nghề hoạt động. Công tác đào tạo nghề và dạy nghề cho lao động được quan tâm nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khu kinh tế, khu tái định cư và các xã xây dựng nông thôn mới; Số lượt lao động được giải quyết việc làm trên 28.500, trong đó xuất khẩu lao động 5.000 người, đào tạo nghề 24.700 lao động (trong đó 5.200 lao động đào tạo liên kết), nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 38%. Đây là những yếu tố đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn này và giúp Hà Tĩnh có cơ sở thực hiện phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn nữa.

- Về chăm sóc sức khỏe, trong giai đoạn 2004-2012, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Hà Tĩnh đã có những tiến bộ vượt bậc. Mặc dù còn hạn chế về cơ sở vật chất và trang thiết bị trong thời gian này, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được cải thiện đáng kể và nhìn chung đã cao hơn chuẩn chung của cả nước. Nếu như năm 2004 Hà Tĩnh mới có 14 bệnh viện thì đến năm 2012 có 18. Số lượng bác sỹ cũng đã tăng lên trong giai đoạn này. Số lượng bác sỹ ở tỉnh tăng từ 648 năm 2005 lên 816 năm 2012. Mặc dù số lượng bác sỹ đã tăng song đến năm 2012, Hà Tĩnh chỉ mới có bác sỹ/1000 dân, so với mức trung bình của cả nước là 7,3.

- Về khoa học và công nghệ, từ năm 2006 - 2010 đã chỉ đạo triển khai 113 đề tài, dự án. Trong đó có 16 dự án cấp Nhà nước và cấp Bộ, 97 đề tài, dự án cấp tỉnh về các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, điều tra cơ bản, chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ vào sản xuất,vv. Nhiều đề tài, dự án sau khi nghiệm thu kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế đạt kết quả tốt, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh, cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển chung và các ngành, lĩnh vực của tỉnh; góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài và chuyển giao trong nước. Nhờ vậy chất luợng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trong một số ngành được nâng lên đáng kể như viễn thông, truyền thông, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghệ thông tin. Trong giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh đã đầu tư 56.630 triệu đồng cho hoạt động khoa học và công nghệ. Trong đó, đầu tư cho nghiên cứu triển khai 29.280 triệu đồng (chiếm

gần 51,7%); đầu tư tăng cường cho các hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ: 10.241 triệu đồng; đầu tư cơ sở vật chất 5.827 triệu đồng; đầu tư cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở: 6.582 triệu đồng. Kinh phí đầu tư phát triển khoa học công nghệ: 4.700 triệu đồng. Đến nay toàn tỉnh đã có 28 cơ sở nghiên cứu được triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

Hoạt động văn hóa, Thông tin, Thể thao, Phát thanh truyền hình của Hà Tĩnh vẫn được duy trì tốt. Năm 2009, Hà Tĩnh có một cơ sở thể thao lớn, trong giai đoạn 2004 - 2012, trung tâm văn hóa duy nhất cấp tỉnh vẫn tiếp tục hoạt động. Về hoạt động phát thanh truyền hình, năm 2012 khoảng 262 xã phường trong tỉnh có dịch vụ phát thanh truyền hình, trong đó có 244 xã phường có đài phát thanh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 78)