Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 148)

Mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian tới là khắc phục những nhược điểm hiện nay và từng bước hướng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại.

Quản lý chi NSNN trước hết phải nhằm thiết lập và duy trì được kỷ luật tài khóa chặt chẽ. Muốn vậy, cần phải cải cách cơ bản công tác phân tích, dự báo tổng nguồn lực dành cho khu vực công. Trên cơ sở giới hạn tổng nguồn lực, quản lý chi phải kiểm soát được tổng nhu cầu trong phạm vi nguồn lực cho phép.

Quản lý chi NSNN phải hướng tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn đã được xác định cho các ưu tiên phát triển KT-XH trên địa bàn, khắc phục cơ bản việc phân chia ngân sách dàn trải, không thống nhất giữa các năm. Phân bổ ngân sách phải thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhất là chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành. Cải cách tiền lương cũng vẫn là một trong những lĩnh vực ưu tiên cho giai đoạn tới vì đây là gốc rễ để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Lĩnh vực không kém phần quan trọng là việc nâng cao chất lượng và tính công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, hướng tới sự phát triển bền vững của địa bàn.

Quản lý chi NSNN cũng phải tập trung cải thiện cơ bản hiệu quả sử dụng ngân sách. Thực hiện phân bổ ngân sách theo các ưu tiên chiến lược địa phương, ở những góc độ nhất định, sẽ khắc phục được những bất cập về hiệu quả sử dụng vốn gắn với việc phân chia nguồn ngân sách dàn trải, không kịp thời, không gắn với các kết quả hoạt động. Tuy nhiên, để sử dụng ngân sách thực sự có hiệu quả cần phải cải tổ cơ bản cả về cơ chế, chính sách và phương thức lựa chọn các đề án, dự án chi ngân sách. Đối với những lĩnh vực khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm thì nên điều chỉnh lại phạm vi can thiệp của Nhà nước, tăng cường áp dụng các động cơ kinh tế thị trường trong từng khâu, từng giai đoạn của việc cung cấp dịch vụ, hàng hóa công cộng. Ngay cả đối với các lĩnh vực Nhà nước phải đứng ra cung cấp, cũng cần áp dụng các công cụ phân tích kinh tế (phân tích chi phí - lợi ích) để lựa chọn các cách thức có chi phí thấp nhất. Gắn ngân sách với các kết quả đầu ra và tạo ra các

hình thức thưởng - phạt trên cơ sở kết quả đạt được cũng cần phải từng bước áp dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách...

Quản lý chi NSNN phải hướng tới mục tiêu phát triển KT-XH địa phương. Trong khi ưu tiên các lĩnh vực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế mỗi giai đoạn, quản lý chi NSNN cần phải đứng trên mục tiêu phát triển KT-XH.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)