Bối cảnh và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 144)

Tĩnh đến năm 2020

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Hà Tĩnh có Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 261 xã, phường, thị trấn (241 xã, 8 phường, 12 thị trấn). 7 huyện, thị dọc Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo đường Hồ Chí Minh và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan...

Diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số 1.227.673 người (năm 2010), có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển KT-XH.

Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 605.574 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 103.720 ha, chiếm 17,13%; đất lâm nghiệp 231.100 ha, chiếm 38,16%; đất chuyên dùng 45.700 ha, chiếm 7,55%, đất ở 6.920 ha, chiếm 1,14% đất chưa sử dụng còn khá nhiều: 218.134 ha, chiếm 36,02% diện tích đất tự nhiên. Nguồn tài nguyên đất

đai ở Hà Tĩnh còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, đó là trong tổng số 218.134 ha đất chưa sử dụng có trên 187.000 ha có khả năng phát triển lâm nghiệp, 20.000 ha đất chưa sử dụng có thể đưa vào mục đích sản xuất nông nghiệp, 5.340 ha mặt nước có khả năng cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản, 10.000 ha đất vườn gia đình chưa được cải tạo để sản xuất cây có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, hệ số sử dụng đất nông nghiệp còn thấp, nhất là ở các huyện miền núi. Trung bình toàn tỉnh, hệ số sử dụng đất đạt 1,8 lần.

Đất đai, thổ nhưỡng ở Hà Tĩnh chủ yếu thích hợp cho trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Hà Tĩnh hiện có trên 300.000 ha rừng và đất rừng, trong đó diện tích rừng chiếm 66%, còn lại trên 100.000 ha đất trống, đồi trọc, đất cây bụi và bãi cát. Rừng tự nhiên có 164.978 ha, trong đó rừng sản xuất kinh doanh là 100.000 ha, rừng phòng hộ 63.000 ha. Trữ lượng gỗ là 20 triệu m2, hàng năm khai thác khoảng 2 vạn m2. Hiện nay, Hà Tĩnh còn giữ được một số vùng rừng nguyên sinh có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng như khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, khu rừng phòng hộ hồ Kẻ Gỗ. Hiện có trên 86 họ và 500 loại cây dạng thân gỗ với nhiều loại gỗ quí và các loại động thực vật quí hiếm.

Khoảng sản là một tiềm năng lớn của Hà Tĩnh nhưng đến nay chưa được đầu tư khai thác. Tỉnh có quặng sắt ở Thạnh Khê (huyện Thạch Hà) cách thị xã Hà Tĩnh 6 km, trữ lượng khoảng 500 triệu tấn, hàm lượng sắt cao, nằm dưới mặt đất 40 - 100 m; thiếc, măng gan ở Hương Sơn, than ở Hương Khê, nước khoáng Kim Sơn, ô xít ti tan nằm dọc theo bờ biển, trữ lượng khoảng 3 - 5 triệu tấn. Nguồn vật liệu xây dựng như đá, cát, sỏi tương đối dồi dào, hiện nay được khai thác chủ yếu cho xây dựng các công trình trên địa bàn và các vùng lân cận. Một số vùng có cát thạch anh si lých với trữ lượng khá lớn chưa được khai thác. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có nhiều loại sa khoáng chưa được điều tra khảo sát.

- Xác lập một số chỉ tiêu chủ yếu của Hà Tĩnh về phát triển KT-XH trong vòng 5 đến 10 năm tới.

Bối cảnh KT-XH thời gian tới có nhiều thời cơ đan xen với những thách thức, Hà Tĩnh phải tập trung thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển KT-XH,

đồng thời phải đảm bảo sự ổn định về an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội. Trong giai đoạn này, phải tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đưa tỉnh Hà Tỉnh ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân; tạo đà cho phát triển cho những năm sau, để đến năm 2020 Hà Tĩnh cơ bản trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh đều được tăng cường; Do vậy, trong chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020 Tỉnh Hà Tĩnh đã xác định rõ các mục tiêu:

- Đưa GDP năm 2020 lên ít nhất gấp đôi năm 2010. Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế. Thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tăng số lượng, chủng loại và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển kinh tế phải gắn kết đồng bộ với các chương trình chính sách phát triển xã hội từng bước nâng cao dân trí, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống, không ngừng nâng cao thu nhập dân cư. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường xã hội an toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện.

- Phát triển KH-CN hiện đại đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH. - Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển cân đối bền vững của nền KT-XH, quốc phòng và an ninh.

- Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

- Nâng cao chất lượng công tác y tế và các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Từ phương hướng, mục tiêu tổng quát, xác định các chỉ tiêu đạt được là:

- Đạt tăng trưởng GDP ở mức 14% một năm trong giai đoạn 2010 - 2015 và

19% trong giai đoạn 2015 - 2020, có nghĩa là tăng trưởng GDP trung bình trong suốt giai đoạn 2010 - 2020 là 17%. Điều này sẽ dẫn đến kết quả là đạt tăng trưởng GDP 42 nghìn tỷ đồng năm 2015 và 136 nghìn tỷ đồng năm 2020 so với GDP là 16 nghìn tỷ đồng vào năm 2010. GDP bình quân đầu người đạt 31,6 triệu đồng vào năm 2015 và 85,1 triệu đồng vào năm 2020.

- Tiếp tục đa dạng hóa đáng kể nền kinh tế bằng cách tăng cường tập trung vào công nghiệp, đặc biệt là khai khoáng, sản xuất kim loại và sản xuất tuyến dưới tạo giá trị gia tăng, đồng thời tập trung vào nâng cao năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu GDP của nền kinh tế sẽ đạt: nông nghiệp 20%, công nghiệp 20% và dịch vụ 28% tính đến năm 2015, và nông nghiệp 9%, công nghiệp 62%, dịch vụ 29% tính đến năm 2020.

- Chuyển dịch lao động từ các khu vực năng suất thấp như nông nghiệp sang khu các vực có năng suất cao hơn như công nghiệp. Cơ cấu việc làm sẽ đạt: nông nghiệp 49%, công nghiệp 26% và dịch vụ 25% đến năm 2015 và nông nghiệp 38%, công nghiệp 37%, dịch vụ 25% tính đến năm 2020; Nâng cao năng suất lao động ở mức 5% một năm trong nông nghiệp, từ 14 triệu đồng năm 2009 lên 24 triệu đồng năm 2015 và 40 triệu đồng năm 2020 thông qua những nỗ lực không ngừng về đào tạo nông dân, đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân.

- Đảm bảo sự phát triển các ngành chủ chốt theo quy hoạch tổng thể để tạo ra 64.000 việc làm trong giai đoạn 2010 - 2015 và 151.000 việc làm trong giai đoạn 2015 - 2020. Đảm bảo luôn sẵn có lao động đã qua đào tạo bằng cách ngăn chặn di cư và thu hút lao động từ các tỉnh khác và các nước láng giềng.

- Đảm bảo tổng vốn đầu tư đạt khoảng 183 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2011 - 2015, trong đó 21 nghìn tỷ là đầu tư công. Trong giai đoạn 2016 - 2020, đảm bảo vốn đầu tư đạt 267 nghìn tỷ đồng, trong đó 21 nghìn tỷ đồng là đầu tư công, 144 nghìn tỷ là từ Formosa, các nhà máy thép khác và mỏ sắt Thạch Khê.

- Phát triển đồng bộ, cân đối giữa các vùng kinh tế, vừa phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng trọng điểm, vừa tạo điều kiện cho các vùng nghèo có cơ hội phát triển.

- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, từng buớc nâng cao đời sống nhân dân, nhất là các huyện Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)