Quản lý quyết toán chi ngân sách thường xuyên giai đoạn 2004-2012

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 99)

Quản lý quyết toán chi ngân sách thường xuyên bao gồm hai quá trình, đó là: Tổ chức lập báo cáo quyết toán và phê duyệt quyết toán chi thường xuyên.

Công tác quyết toán NSNN ở các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã được đẩy mạnh; các khoản thu, chi ngân sách đều được phản ánh vào ngân sách thông qua Kho bạc nhà nước. Báo cáo tổng quyết toán ngân sách tỉnh Hà Tĩnh hàng năm được HĐND tỉnh thông qua, đảm bảo thời gian và chất lượng theo quy định của Luật ngân sách.

Tuy nhiên, thông qua quyết toán ngân sách cho thấy một vấn đề bất cập xảy ra là số thực chi ngân sách hàng năm luôn có độ chênh so với dự toán đầu năm.

Bảng 2.6: So sánh tình hình thực hiện chi thường xuyên so với dự toán được giao đầu năm

(đơn vị: %)

Ngành, lĩnh vực chi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chi sự nghiệp kinh tế 147 136 153 134 103

Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo 125 118 139 101 105

Chi sự nghiệp y tế 132 113 151 115 108

Chi sự nghiệp VH, TT và DL 124 125 143 140 112

Sự nghiệp phát thanh truyền hình 115 103 116 108 104

Sự nghiệp CNTT, truyền thông 198 105 108

Sự nghiệp khoa học công nghệ 102 101 98 105 101

Sự nghiệp đảm bảo xã hội 107 105 112 134 100

Quốc phòng 136 128 126 140 141

An ninh 142 154 168 207 143

Quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 167 158 177 141 114

Chi ngân sách khác 128 141 143 168 133

Qua bảng 2.6 cho thấy hầu hết các khoản chi ở các lĩnh vực thực hiện đều tăng so với dự toán. Điều này nhìn chung cho thấy công tác dự báo chi là chưa chính xác. Hầu như hàng năm không chỉ số chi mà số thu cũng tăng so với dự kiến, thu ngân sách giai đoạn 2008 - 2012 tăng bình quân so với dự kiến đạt trên 130%, làm cho số chi cũng được phát sinh tăng. Ở một số lĩnh vực cụ thể, số tăng chi so với dự toán còn do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan từ nội tại ngành đó. Cụ thể:

Sự nghiệp giáo dục, số chi tăng các cấp ngân sách do bổ sung nguồn cải cách tiền lương, thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn khó khăn, tăng biên chế, hỗ trợ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, học bổng con hộ nghèo, tăng chế độ cho giáo viên mầm non ngoài biên chế, thực hiện chuyển đổi các trường bán công sang công lập, bổ sung nguồn đào tạo cán bộ cơ sở, cán bộ Hợp tác xã, đào tạo cử tuyển, kinh phí thu hút nhân tài của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Sự nghiệp y tế, số tăng chi chủ yếu do ngân sách trung ương bổ sung để thực hiện mức đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và thực hiện cải cách tiền lương, thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi của Chính phủ và bổ sung thực hiện kính phí tăng biên chế của ngành y tế trong năm.

Chi sự nghiệp khoa học - công nghệ, đây là ngành có tỷ trọng tăng thấp nhất, thậm chí năm 2010 còn chưa đạt chỉ tiêu chi, nguyên nhân chủ yếu do các đề tài, dự án khoa học ở Hà Tĩnh chưa nhiều và ít được thực hiện.

Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể và các nhiệm vụ khác, hàng năm do bổ sung nguồn tăng lương cho các đơn vị dự toán thuộc các cấp, thực hiện các chế độ, chính sách do TW ban hành; ngoài ra bổ sung thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác như hội nghị, sơ tổng kết, lễ kỷ niệm, đại hội Đảng các cấp, đoàn ra đoàn vào, hỗ trợ các ban, hội, bổ sung tăng biên chế, mua sắm, sửa chữa tài sản thiết bị làm việc, thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác…

Chi khác ngân sách: do hàng năm các cấp ngân sách bố trí cấp lại từ các nguồn thu xử phạt trên các lĩnh vực: Phạt tịch thu hàng lậu, hàng giả, hàng cấm xung quỹ nhà nước; hỗ trợ các cơ quan pháp luật (Viện KSND, Tòa án nhân dân) và một số nhiệm vụ phát sinh đột xuất được bố trí chi từ nguồn dự phòng ngân sách.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)