đầu ra và khuôn khổ chi tiêu trung hạn của các nước phát triển
Nghiên cứu quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chi NSNN ở các nước phát triển cho thấy, phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý tiên
tiến, hiệu quả, khắc phục được tình trạng lẫn lộn giữa mục tiêu và phương tiện trong quản lý (quá thiên về phương tiện mà giảm nhẹ mục tiêu).
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về những trào lưu đổi mới quản lý chi NSNN cho thấy, đổi mới quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra là một hiện tượng mới trong lĩnh vực quản lý nguồn lực tài chính công trên thế giới. Đổi mới quản lý chi NSNN theo mô hình mới dựa theo kết quả đầu ra gắn với tầm nhìn trung hạn đang diễn ra ở hầu khắp các nước phát triển và tương đối phát triển như Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Úc, NiuZilân, Anh, Pháp, Mỹ, Thuỵ Điển… Điểm nổi bật của các cuộc cải cách này là sự thay đổi tư duy về cách thức quản lý chi NSNN. Thay việc quản lý tài chính công mà cụ thể là nguồn lực lớn nhất - NSNN - theo các dự toán chi thiết lập theo khả năng nguồn lực hiện có hoặc dự kiến có được (dựa theo nguồn lực đầu vào) bằng việc lấy kết quả đầu ra làm trọng tâm, làm mục tiêu chủ yếu, làm căn cứ chủ yếu khi xây dựng, khi thẩm định và phê chuẩn dự toán ngân sách. Điều đó dẫn đến các trào lưu đổi mới toàn diện về quản lý ngân sách, từ khâu lập, thẩm định, phê chuẩn, phân bổ ngân sách đến chấp hành, quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách; Tất cả đều có tầm nhìn trung hạn trong một khuôn khổ chi tiêu trung hạn, lấy tiêu thức kết quả đầu ra (của quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực công) làm căn cứ chủ yếu cho toàn bộ quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.
Ba dạng thức của chương trình chi tiêu trung hạn cần được xem xét là: - Một dự báo kỹ thuật đơn thuần các chi tiêu trong tương lai của những chương trình đang diễn ra (bao gồm những chi tiêu thường xuyên của các khoản đầu tư)
- Một phương thức lên kế hoạch chặt chẽ, bao gồm: (i) lên kế hoạch để tiết kiệm đối với các khu vực không được ưu tiên để dành chỗ cho các chương trình được ưu tiên hơn, nhưng (ii) thêm vào trong các chương trình diễn ra trong nhiều năm cả những chương trình đang diễn ra, và cả những chương trình mới mà được tính vào ngân sách hàng năm và đã có chuẩn bị ngân sách chắc chắn. Những kế hoạch này chỉ gồm một vài dự án mới đã đi được hơn một năm kế hoạch (ví dụ Dự án đầu tư công được chuẩn bị tại Sri Lanka cho đến năm 1998)
- Một phương thức lên kế hoạch kiểu “truyền thống”, chỉ ra một cách rõ ràng những chương trình mới và chi tiêu của những chương trình này cho toàn bộ thời kỳ. Phương thức này bao gồm “các kế hoạch phát triển” bao gồm tất cả các chi tiêu, hoặc nhiều chương trình đầu tư công đang được chuẩn bị ở một vài nước đang phát triển cũng như các kế hoạch chi tiêu được chuẩn bị ở các nước phát triển trong suốt những năm 70. Ở nơi mà cơ chế của các tổ chức cho việc quyết định các chính sách hợp lý và lập ngân sách không phù hợp thì phương thức này sẽ dẫn tới sự quá tải các chương trình chi tiêu.
Tính khả thi của việc áp dụng các phương pháp này và mối liên hệ của chúng với ngân sách hàng năm phụ thuộc vào khả năng và hoàn cảnh thể chế của từng nước. Tuy nhiên, ngân sách hàng năm cần phải được nhìn nhận theo quan điểm xuyên suốt trong nhiều năm ngay cả khi chương trình chi tiêu trung hạn không khả thi. Vì vậy hai hoạt động cần phải thực hiện là: (i) những dự toán có hệ thống về các các chi tiêu tương lai của các chương trình đang diễn ra khi xem xét những yêu cầu về chi tiêu từ bộ cùng cấp; (ii) tập hợp những dự toán về kinh phí phù hợp với cơ cấu kinh tế vĩ mô trung hạn. Thường thì những dự toán về các chi tiêu tương lai là rất khó đặc biệt là những chi tiêu thường xuyên của các dự án đầu tư công mới. Vì vậy, để thực hiện theo phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra gắn với khung khổ chi tiêu trung hạn, cần chuẩn bị rất chu đáo, trước hết cần nâng cao nhận thức chung của các cơ quan chức năng về phương pháp quản lý mới. Tiếp đến là xây dựng được hệ thống các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động; phải nâng cao được năng lực cung cấp thông tin về tài chính - ngân sách của các cơ quan liên quan, từ trung ương đến cơ sở. Thực hiện đổi mới quy trình xây dựng dự toán và phương pháp phân bổ ngân sách dựa theo kết quả đầu ra gắn với tầm nhìn trung hạn, sẽ là một cách làm thích hợp để các cơ quan tài chính và kế hoạch đầu tư phối hợp tốt với nhau trong việc xây dựng các phương án sử dụng nguồn lực công của đất nước một cách có hiệu quả nhất, đồng thời, giúp cho Quốc hội và HĐND chủ động thực hiện vai trò giám sát có hiệu quả đối với quá trình xây dựng dự toán, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính của đất nước. Cách thức và mô hình quản lý
mới cũng đảm bảo nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan dân cử trong phân bổ, sử dụng ngân sách vì các mục tiêu công bằng xã hội, xoá đói, giảm nghèo, phát triển bền vững.