Lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 105)

2.3.1.1. Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm

Quy trình và thời gian lập, trình, duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN thực hiện theo quy định của Luật NSNN, gồm các bước sau: Hướng dẫn lập và thông báo số kiểm tra; Lập tổng hợp và trình phê duyệt kế hoạch; Phân bổ, thẩm tra và thông báo kế hoạch.

Hàng năm, thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc phân bổ thu chi ngân sách và bố trí kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư năm.

237 107 259 254 623 97 216 33 302 505 385 137 435 365 815 10873 305 63 676 420 160 466 503 2480 85128 842 30 907 492223 759 613 2665 72486 1071 180 1579 453276 1084 675.6 2537 76612 1455 300 2427 829 345 1547 843 2597 142697 962 30 1966 1229 421 750 1022 3142 181712 850 30 3337 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Cân đối ngân sách địa phương

Chương trình mục tiêu quốc gia, 135 và 661

Nguồn hỗ trợ có mục tiêu và các quyết định của Thủ tướng CP

Các dự án ODA, NGO

Đầu tư từ khu vực dân cư và doanh nghiệp

Tín dụng ưu đãi

Trung ương đầu tư trên địa bàn

Nguồn Trái phiếu Chính phủ

Vay Bộ Tài chính

Nguồn khác

Đồ thị 2.9: Kế hoạch vốn đầu tư

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh

Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân qua các năm khoảng 1,3 lần, chỉ tiêu năm sau thường cao hơn so với năm trước cho thấyUBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm, tỉnh cũng yêu cầu tiếp tục củng cố các

Ban Quản lý dự án, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính rút ngắn thời gian xử lý thủ tục liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư và xây dựng công trình.

Nguồn vốn giành cho đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Khả năng về nguồn vốn có thể chi phối đến quy mô và tiến độ thực hiện dự án. Do vậy, xem xét kỹ lưỡng khả năng này ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư giúp cho nhà nước chọn được phương án đầu tư với quy mô và tiến độ thích hợp. Hơn nữa vốn đầu tư XDCB là một số vốn lớn, nó ảnh hưởng đến phần vốn dành cho các nhu cầu khác của nhà nước. Việc xem xét khả năng này là hết sức cần thiết để khẳng định khả năng thực hiện và hoàn thành công trình XDCB trong một thời hạn nhất định.

Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, khu vực kinh tế Nhà nước chiếm mức tương đối cao và tăng dần theo từng năm, trong số các nguồn vốn huy động từ khu vực kinh tế nhà nước nổi bật hơn cả là nguồn huy động từ NSNN (luôn chiếm tỷ lệ cao trung bình khoảng 70% tổng vốn đầu tư của Nhà nước). Nguồn vốn ngân sách bao gồm: nguồn trợ cấp của Ngân sách Trung ương cho ngân sách tỉnh trong dự toán ngân sách hàng năm. Nguồn vốn ngân sách tỉnh bao gồm nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung và nguồn vốn sự nghiệp. Ngoài ra, còn một lượng vốn của các Bộ, ngành trung ương đầu tư một số dự án trên địa bàn, gồm: các công trình hạ tầng lớn, các công trình của cơ quan hành chính, sự nghiệp do trung ương quản lý.

Một đặc điểm của nguồn vốn NSNN tại Hà Tĩnh là nguồn trợ cấp của Ngân sách Trung ương tương đối lớn, chiếm trên 50% tổng vốn NSNN trên địa bàn. Một trong những nguồn hỗ trợ chính từ ngân sách trung ương cho tỉnh chính là chương trình hỗ trợ có mục tiêu, bao gồm cả các chương trình mục tiêu quốc gia, như chương trình giảm nghèo, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình 135, chương trình giáo dục và đào tạo, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, đầu tư khu kinh tế Vũng Áng... Đây là sự hỗ trợ lớn lao đối với công cuộc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo cho tỉnh.

một lượng vốn lớn, trong đó nguồn vốn từ ngân sách có một vị trí quan trọng, đặc biệt đối với các công trình hạ tầng, bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư. Chẳng hạn, năm 2009 đầu tư hạ tầng khu kinh tế Vũng Áng 235 tỷ đồng, bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư 124 tỷ đồng; xây dựng Trường Đại học Hà Tĩnh tính đến cuối năm 2012 hoàn thành việc đền bù giải phóng mặt bằng gần 100 tỷ đồng, xây dựng một số khu giảng đường và ký túc xá gần 80 tỷ đồng. Ngoài ra, một số nguồn vốn có tỷ lệ giải ngân cao như nguồn ngân sách tập trung hạ tầng du lịch, chương trình thuỷ sản, chương trình 106, chương trình 135... Năm 2012, tổng nguồn vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 34.037 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước 7.353, 355 tỷ đồng, vốn nước ngoài 26.684, tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân các nguồn ngân sách địa phương quản lý đạt cao hơn so với năm 2011, dự kiến cả năm đạt 99% kế hoạch; Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại các nguồn vốn giải ngân chậm như: đầu tư hạ tầng cửa khẩu Cầu Treo, các dự án đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2.3.1.2. Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư năm

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổng mức đầu tư phải được xác định, bao gồm: chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng, chi phí chuẩn bị sản xuất (đối với các dự án sản xuất), lãi vay của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất, chi phí bảo hiểm và chi phí dự phòng.

Hàng năm, thường vào quý 4, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch đầu tư tiến hành rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư. Trong giai đoạn từ 2006-2012, nguồn đầu tư thực tế giao đã giải ngân qua KBNN tỉnh được điều chỉnh tăng (+), giảm (-) so với kế hoạch theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh theo bảng sau:

Bảng 2.8 : Điều chỉnh tăng (+) giảm (-) vốn triển khai so với Nghị quyết HĐND tỉnh (Đơn vị: Tỷ đồng) Chương trình/Nguồn vốn 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số -435,976 96,052 2461,414 2.563,3 3.635,8 1.649,9

Cân đối ngân sách địa

phương -132,951 61,3 150 -61,465

Trung ương đầu tư trên

địa bàn 265465 362.472 98.383,68

Nguồn Trái phiếu

Chính phủ -27 890,541 804,796 994,411

Nguồn vốn ODA, NGO 91,849 37,818 37,000 50,6 42,12

Nguồn đầu tư từ doanh

nghiệp và dân cư 92,000 -185 1.360 215 217 147

Tín dụng ưu đãi -102,537 -12,5 -47 22 26,2 60

Vay Bộ Tài chính -197,8 -129,2 -114,6 36 -30 97,124

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh

Qua bảng số liệu trên cho thấy hầu hết các khoản vốn đầu tư ở các lĩnh vực phục vụ cho chi đầu tư phát triển đều được điều chỉnh tăng so với kế hoạch được giao đầu năm. Việc điều chỉnh các khoản chi trên thường được thực hiện vào quý 4 hàng năm, khi nguồn vốn thừa (đối với cân đối ngân sách địa phương) hay các công trình đầu tư XDCB điều chỉnh so với dự toán do trượt giá, tăng hạng mục,...

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)