HọcP.Nguồn Vốn
2.4.1. Hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư phát triển. Đối với hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank, chỉ tiêu hiệu quả tài chính “lợi nhuận trước thuế tăng thêm/vốn đầu tư nâng cao NLCT ” được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 13: Lợi nhuận trước thuế tăng thêm vốn đầu tư nâng cao NLCT của VPBank
Năm 2007 2008 2009
Tổng Vốn đầu tư NC BLCT (Tr đ) 420.296 450.263 477.697
Lợi nhuận trước thuế (Tr đ) 313.523 198.723 382.632
Tốc độ tăng lợi nhuân 99,94% -36,62% 92,55%
Lợi nhuận tăng thêm (Tr đ) 156.715 -114.8 183.909 Lợi nhuận tăng thêm/ Vốn đầu tư NC NLCT 37,29% -25,50% 38,50% Lợi nhuận/Vốn đầu tư NC NLCT 74,60% 44,13% 80,10%
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của VPBank năm 2008,2009
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư các năm 2007 và 2009 là dương và khá lớn. Cứ một đồng vốn bỏ ra đầu tư năm 2007 mang lại cho VPBank 0,3729 đồng lợi nhuận tăng thêm. Năm 2009 con số này là 0,385 đồng lợi nhuận tăng thêm. Điều này cho thấy việc đầu tư của VPBank là có hiệu quả và đúng hướng. Riêng năm 2008, các tỷ số này đều âm mặc dù lợi nhuận của ngân hàng vẫn dương. Điều này được giải thích là do tình hình kinh tế năm 2008 là rất khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó, lợi nhuận năm 2008 là thấp hơn so với năm 2007 là do điều kiện khách quan. Nó không nói lên rằng hoạt động đầu tư của ngân hàng là không hiệu quả. Ngược lại, đầu tư năm 2008 vẫn có tác dụng tích cực trong việc đưa lại lợi nhuận dương cho các ngân hàng, giúp ngân hàng vượt qua khó khăn một cách an toàn, ngoài ra có ảnh hưởng nhất định đến kết quả kinh doanh của ngân hàng trong những năm
tiếp theo do tác động của độ trễ thời gian trong đầu tư.
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính phản ánh mức độ hiệu quả về tài chính của việc sử dụng vốn đầu tư nâng cao NLCT của ngân hàng. thông qua các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chúng ta có thể thấy được sức cạnh tranh của ngân hàng. Một số chỉ tiêu hiệu quả tài chính của ngân hàng VPBank được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 14: Các chỉ tiêu năng lực tài chính của VPBank
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
CAR % 21 19,54 15
ROA % 1,8 0,81 1,38
ROE % 17,63 6,74 16,2
Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank năm 2008,2009
Khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời của ngân hàng cho biết một đồng vốn bỏ ra trong một thời gian nhất định sẽ mang về cho ngân hàng bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đối với ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt, vì nó phản án hiệu quả đầu tư cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng cao. Đây là chỉ tiêu mà bất kỳ một ngân hàng nào cũng tính toán. Thông qua các chỉ tiêu này hằng năm, các ngân hàng sẽ có các kế hoạch kinh doanh hợp lý hơn cho những năm tiếp theo. Khả năng sinh lời được thể hiện ở các chỉ tiêu ROA và ROE của ngân hàng.
Biểu đồ 9: ROA và ROE của VPBank
- Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA – Ruturn On Assets).
một đồng trong tài sản, ngân hàng VPBank tạo ra được 0,018 đồng lợi nhuận sa thuế. Năm 2008 chỉ số ROA của VPBank giảm đáng kể, tuy nhiên năm 2009 chỉ số này đã có sự tăng trở lại và đạt 1,38%.
- Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE – Return On Equity).
Cũng tương tự như ROA, ROE của VPBank giảm khá mạnh năm 2008 (chỉ đạt mức 6,74%). Năm 2009 tuy có tăng nhưng so với năm 2007, ROE của VPBank còn thấp hơn. Năm 2009 ROE bằng 16,2% cho biết cứ một đồng vố chủ sở hữu thì ngân hàng sẽ tạo ra 0,162 đồng lợi nhuận sau thuế. Sở dỉ năm 2008 cả hai chỉ tiêu ROA và ROE đề giảm là vì Hội đồng quản trị và Ban điều hành VPBank đã lường trước được những khó khăn của nên kinh tế và diễn biến phức tạp của chính sách tiền tệ trong nước nên đã thống nhất điều chỉnh chiến lược phát triển của VPBank từ phát triển nhanh sang phát triển thận trọng, ổn định, trong đó yếu tố an toàn và tăng cường quản trị được đặt lên hàng đầu. Kết quả là năm 2008 VPBank đã vượt qua khó khăn một cách an toàn và có lợi nhuận.
Các chỉ tiêu trên cho thấy viêc sử vốn của VPBank những năm qua đã đem lại hiệu quả khá tốt.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)
Theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đối với các NHTM là 9%. Trong khi đó, tỷ lệ an toàn vốn thiểu ở ngân hàng VPBank luôn ơ mức cao hơn 15%. Điều này chứng tỏ việc đảm bảo nguồn vốn của VPBank là rất tốt.
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu: Đây cũng là một tiêu thức đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng. Đối với ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu càng thấp thì càng tốt, chứng tỏ ngân hàng hoạt động càng hiệu quả và giảm được chi phí dự phòng rủi ro cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của VPBank được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 15: nợ quá hạn, nợ xấu của VPBank Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 30/92010 Tổng dư nợ Triệu đồng 12.984.243 15.813.269 20.945.197 Nợ quá hạn Triệu đồng 939 462 683.621 Nợ xấu Triệu đồng 442.427 257.722 288.202 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ % 7,23% 2,92% 3,26% Nợ xấu/ Tổng dư nợ % 3,41% 1,63% 1,38% Dự phòng rủi ro TD Triệu đồng 81.785 130.45 201.226
Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank năm 2008, 2009 và 30/9/2010
Qua bảng trên ta thấy dư nợ xấu và nợ quá hạn và nợ xấu của VPBank giảm qua các năm và mức giảm khá lớn so với năm 2008. Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3- nhóm 5) cuối năm 2008 ở mức 3,41% trên tổng dư nợ do khó khăn chung của nền kinh tế và dư nợ giảm. Tuy nhiên mức này vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành ngân hàng Việt Nam (khoảng trên 7%). Tháng 9/2010 nợ xấu là 288,202 tỷ đồng, chiếm 1,38% trong tổng dư nợ. Nợ quá hạn tháng 9/2010 là 683,621 tỷ đồng, chiếm 3,26% trong tổng dư nợ và giảm so với 7,23% năm 2007. Có được kết quả này là do sang năm 2009 VPBank đã tích cực xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp hữu hiệu. Kết quả này cũng cho thấy hoạt động của VPBank là khá hiệu quả.
Như vậy, các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của VPBank là khá tốt. Nó cũng cho thấy có sự tăng trưởng về năng lực tài chính của VPBank trong những năm qua. Hoạt động của VPBank luôn nằm trong ngưỡng an toàn. Các chỉ số cũng cho thấy năng lực cạnh tranh của VPBank những năm qua có tăng lên nhất định, nhưng chưa nhiều.