Nội dung đầu tư nâng cao NLCT

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân Hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 38)

HọcP.Nguồn Vốn

2.2.2. Nội dung đầu tư nâng cao NLCT

2.2.2.1. Vốn đầu tư phân bổ vào các hoạt động của VPBank.

Việc quy mô vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tăng lên đáng kể qua từng năm là điều kiện để phân bổ vốn đầu tư vào các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng tăng lên. Về quy mô, cơ cấu vốn đầu tư nâng cao NLCT

phân bổ cho các nội dung thực hiện giai đoạn 2007 – 2009 của ngân hàng VPBank được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 6: Quy mô vốn, cơ cấu đầu tư nâng cao NLCT theo các nội dung của VPBank

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung 2007 2008 2009

Vốn ĐT Tỷ lệ Vốn ĐT Tỷ lệ Vốn ĐT Tỷ lệ

Đầu tư vào mạng lưới 67.896 16.15% 69.560 15.45% 20.159 4.22% Đầu tư vào công nghệ 172.537 41.05% 134.446 29.86% 145.974 30.56% Đầu tư vào SPDV 16.442 3.91% 33.325 7.40% 63.825 13.36% Đầu tư phát triển nhân

lực 128.566 30.59% 187,360 41.61% 207.933 43.53%

Đầu tư cho hoạt động

Marketing 34.855 8.29% 25.572 5.68% 39.806 8.33%

Tổng Vốn đầu tư NC

NLCT 420.296 100% 450.263 100% 477.697 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank năm 2007,2008,2009

Bảng trên cho ta thấy, tổng vốn đầu tư nâng cao NLCT thực hiện giai đoạn 2007 – 2009 của VPBank có tăng, nhưng không lớn. Vốn đầu tư vào công nghệ và nhân lực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư nâng cao NLCT. Điều đó cho thấy VPBank đã rất chú trọng đối với phát triển con người và công nghệ, hai nhân tố then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Vốn đầu tư cho phát triển mạng lưới khá cao trong năm 2007 và 2008 nhưng lại giảm đáng kể trong năm 2009. Trong khi vốn đầu tư cho phát triển các SPDV và đầu tư cho hoạt động Marketing đều tăng qua các năm. Điều này được giải thích là do năm 2007 và 2008 mạng lưới của VPBank phát triển khá nhanh nên đến cuối năm 2008, mạng lưới hoạt động của VPBank là tương đôi rộng khắp cả nước, vì thế việc phát triển các SPDV và Marketing trở nên quan trọng hơn trong chiến lược đầu tư nâng cao NLCT của VPBank. Đây được coi là chiến lược rất đúng đắn trong đầu tư nâng cao chất lượng cạnh tranh của VPBank.

2.2.2.2. Thực trạng đầu tư phát triển mạng lưới

Phát triển mạng lưới hoạt động là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược đầu tư nâng cao chất lượng cạnh tranh của ngân hàng VPBank trong những năm qua. Đặc biệt năm 2007 và năm 2008 là những năm VPBank tập trung phát triển mạng lưới hoạt động. Năm 2007 vốn đầu tư phát triển mạng lưới hoạt động của VPBank là 67,986 tỷ đồng, chiếm 16% trong tổng vốn đầu tư phát triên thực hiện của VPBank. Năm 2008 vốn này là 69,560 tỷ đồng. Đây là nỗ lực lớn của VPBank nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động trong điều kiện khó khăn chung của nên kinh tế.

Năm 2006, toàn hệ thống VPBank mới chỉ có mạng lưới gồm Hội sở và 47 điểm giao dịch (21 chi nhánh và 26 phòng giao dịch). Tính riêng năm 2007, VPBank đã khai trương 51 chi nhánh và phòng giao dịch mới. Đến cuối năm 2007 VPBank đã có 2 công ty trực thuộc và 128 điểm giao dịch ngân hàng (bao gồm Hội sở, 34 chi nhánh và 93 phòng giao dịch). Năm 2008 VPBank cũng đã mở rông mạng lưới được 32 chi nhánh và phòng giao dịch. Tính đến nay VPBank đã có 134 điểm giao dịch trong cả nước, có 550 đại lý chi trả của trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank – Western Union. Ngoài ra VPBank còn có mạng lưới ngân hàng đại lý của nhiều tổ chức tài chính thuộc 32 quốc gia trên thế giới như Ngân hàng Union bank, The Bank of New York,Citibank, Wachovia của Mỹ…

Số lượng các điểm giao dịch trong cả nước phân theo vùng miền như sau:

Biểu đồ 1: kết quả mở rộng mạng lưới hoạt động của VPBank

Trong đó, chỉ riêng Hà Nội VPBank đã có 46 điểm giao dịch, chiếm tỷ trọng 63,88% trong tổng số các điểm giao dịch ở miền Bắc và Thành Phố Hồ Chí Minh

có 26 điểm giao dịch, chiểm tỷ trọng 65% trong tổng số các điểm giao dịch của Miền Nam. VPBank là ngân hàng có số lượng điểm giao dịch lớn, trong top 10 NHTM cổ phần.

Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VPBank ; Công ty Chứng Khoán VPBank.

Mặc dù có số lượng điểm giao dịch lớn, trong top 10 các ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng số lượng điểm giao dịch của VPBank chỉ chiếm tỷ trọng 1,8% trên tổng số 7.156 điểm giao dịch của toàn ngành. Tỷ trọng chi nhánh vẫn là nhân tố chủ chốt quyết định thị phần tại các thị trường mới nổi như Việt Nam nên sắp tới VPBank có chủ trương tăng tỷ trọng điểm giao dịch, mở rộng mạng lưới ra các tỉnh phía Nam và tập trung vào các trung tâm kinh tế lớn như Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Bình Dương…

2.2.2.3. Thực trạng đầu tư phát triển công nghệ

Hệ thống công nghệ rất quan trọng trong công tác điều hành phát triển ngân hàng và đem lại lợi ích cho khách hàng, ngân hàng. Với khách hàng, công nghệ sẽ đem đến cho khách hàng sự hài lòng nhờ vào những dịch vụ ngân hàng có chất lượng tốt, thời gian giao dịch được rút ngắn, an toàn, bảo mật. Với ngân hàng, công nghệ hiện đại sẽ tạo ra đột phá trong khai thác sản phẩm, dịch vụ cả về số lượng và chất lượng, gián tiếp khẳng định được đẳng cấp tên tuổi hình ảnh của ngân hàng. Dưới góc độ quản lý, nhờ có công nghệ mà việc quản lý nội bộ trong ngân hàng sẽ chặt chẽ hiệu quả hơn, quản trị rủi ro tốt hơn.

Công nghệ là nhân tố góp phần rất quan trọng trong thành công của VPBank. Trong những năm gần đây, VPBank đặc biệt chú ý đến đầu tư nâng cap năng lực công nghệ. Biểu hiện cụ thể là vốn đầu tư phát triển công nghệ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư nâng cao NLCT thực hiện của VPBank. Có thể thấy được điều này qua biểu đồ sau:

Năm 2007 là năm vốn đầu tư phát triển công nghệ của VPBank lên tới 172,537 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2008 và 2009. Nguyên nhân là do năm 2007 VPBank đã đầu tư gần 10 triệu USD cho công nghệ ngân hàng bao gồm hệ thống Core Banking T24 của hãng Temenos (Thụy Sĩ), hệ thống thẻ Way4 của Open Way và hệ thống ATM trải khắp 3 miền. Công nghệ ngân hàng lõi T24 (Core Banking T24), Core Banking là hạt nhân, là trung tâm của hệ thống thông tin trong một hệ thống ngân hàng. VPBank là ngân hàng đầu tiên triển khai thành công dự án Core Banking T24 với nền tảng web-based, triển khai một cách an toàn hiệu quả đồng thời tại các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Về hệ thống máy ATM, VPBank chọn dòng sản phẩm Opteva của Dielbold (Mỹ). Đây là dòng máy ATM tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Tất cả các sản phẩm máy ATM Opteva của Diebold đều được trang bị gương quan sát phía sau dành cho khách hàng, hệ thống đèn chiếu sáng và giải pháp camera chuyên dụng đầu tiên và tính cho tới nay vẫn là duy nhất cho ATM… Với dòng máy này, Diebold còn phát triển loại đầu đọc thẻ đặc biệt hỗ trợ thẻ chip với chức năng chống câu trộm thẻ và ăn cắp các thông tin trên thẻ. Đây là sản phẩm được các tổ chức có uy tín trong ngành công nghiệp tài chính ngân hàng đánh giá là một sản phẩm với nền tảng công nghệ xuất sắc. Về mạng lưới ATM, VPBank cũng khẳng định thế mạnh của ngân hàng bán lẻ thông qua quyết định đầu tư 1.000 ATM trên cả nước trong khoảng thời gian 3 năm, từ 2007 – 2010. Nếu thực hiện được theo đúng kế hoạch này, VPBank sẽ là ngân hàng có số lượng máy ATM lớn thứ hai trong hệ thống

ngân hàng, sau Vietcombank.

Như vậy, ta có thể thấy trong thời gian vừa qua, HĐQT và Ban Điều hành VPBank luôn chú trọng đến việc đầu tư vào công nghệ. Việc nâng cao năng lực công nghệ đã góp phần cũng cố và tăng cường sức cạnh tranh của VPBank trên thị trường tài chính Việt Nam.Với định hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Ban lãnh đạo VPBank xác định đầu tư công nghệ là yếu tố then chốt để phát triển ngân hàng trong tương lai, là nội dung quan trọng nhằm nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của VPBank trên thị trường.

2.2.2.4. Thực trạng đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ

Nền tảng công nghệ của core banking không những thể hiện sức mạnh công nghệ của ngân hàng, mà còn quyết định tính đa dạng của sản phẩm, cũng như chất lượng của các sản phẩm dịch vụ của VPBank. Việc lựa chọn Core banking T24 của Temenos chạy trên nền tảng web-based đã đem lại cho VPBank sự khác biệt trong phát triển kênh dịch vụ mới…Bên cạnh đó, Vốn đầu tư cho phát triển sản phẩm dịch vụ giai đoạn 2007 – 2009 cũng tăng trưởng rõ rệt. có thể thấy được điều này qua đồ thị sau:

Chất lượng sản phẩm dịch vụ là yếu tố rất quan trọng trong môi trường cạnh tranh giữa các NHTM hiện nay. Vì vậy đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ luôn được VPBank quan tâm. Qua đồ thị trên ta thấy, vốn đầu tư phát triển các SPDV tăng qua các năm. Năm 2007 vốn đầu tư này chỉ ở mức 16,442 tỷ đồng thì đến năm 2009 con số này đã lên tới 63,825 tỷ đồng. Đây được coi là nỗ lực lớn của VPBank nhằm mang lại cho khách hàng những SPDV tiện ích cũng như nâng cao chất lượng phục vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank.

Việc áp dụng Core Banking T24 cũng đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Chẳng hạn, với hoạt động thanh toán quốc tế, quy trình xử lý giao dịch sau khi triển khai Core Banking T24 được chuyển đổi từ phân tán sang tập trung. Công nghệ hiện đại cho phép VPBank bán sản phẩm rộng khắp trên toàn hệ thống, chuyên môn hóa nghiệp vụ thanh toán tại một nơi. Kết quả đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng VPBank còn thể hiện thông qua sự đa dạng hóa các SPDV và sự tiến bộ trong chất lượng các SPDV. Giai đoạn 2007 – 2009 là giai đoạn mà VPBank đã không ngừng đưa ra các SPDV mới với các tính năng ưu việt, góp phần nâng cao NLCT cho ngân hàng trên thị trường. Cụ thể là ngày tháng 7/2007 VPBank đã ra mắt thẻ VPBank Platium Mastercard. Đây là Thẻ tín dụng quốc tế lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, thẻ áp dụng công nghệ bảo mật chíp EMV hiện đại nhất trên thế giới, bảo vệ chủ thẻ tối đa khỏi các gian lận, giả mạo thẻ... Thẻ tín dụng MasterCard Platinum của VPBank khẳng định sự sang trọng và thành đạt của chủ thẻ, với hạn mức tín dụng lên đến 500 triệu VND, chủ thẻ có thể thanh toán/rút tiền mặt và hưởng các ưu đãi đặc biệt đối với thẻ hạng sang trọng nhất của MasterCard trên phạm vi toàn cầu. Đến tháng 12 năm 2007, VPBank tiếp tục đưa ra sản phẩm mới là thẻ VPBank MC2 MasterCard cho Sinh viên. Với tên gọi Chương trình "Sinh viên trong thế kỉ mới", VPBank hướng tới đối tượng là các bạn sinh viên, trẻ trung, tự tin và năng động, với thiêt kế độc đáo, màu sắc trẻ trung. Chưa dừng lại ở đó, tháng 6 năm 2008 VPBank tiếp tục ra mắt thị trường thẻ MasterCard E-card sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua mạng internet.

Với mạng lưới hoạt động rộng hơn và hoạt động từ công ty chứng khoán, Công ty quản lý tài sản (AMC), cũng góp phần đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp tới khách hàng, bao gồm cả các dịch vụ truyền thống như chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế, chuyển tiền nhanh western union, bão lãnh, chi hộ, thu hộ, đến các hoạt động dịch vụ mới như tư vấn hoàn thiện thủ tục liên quan đến bất động sản cho khách hàng, môi giới chứng khoán…

Như vậy, để nâng cao NLCT, ngân hàng VPBank đã và đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng SPDV, đa dạng hóa các loại hình SPDV nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.

2.2.2.5. Thực trạng đầu tư phát triển nhân lực

Với phương châm coi đội ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của ngân hàng, HĐQT và Ban TGĐ đã hết sức quan tâm đến việc phát triển và củng cố đội ngũ CBNV. Điều này thể hiện ở chỗ vốn chi cho cán bộ nhân viên lêin tục tăng trong những năm vừa qua.

Biểu đồ 4: Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Đồ thị cho thấy vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VPBank giai đoạn 2007 – 2009 có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2007, VPBank đã chi trên 128 đồng cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Con số này tăng lên đạt 207,9 tỷ đồng năm

2009, tăng 61,7% so với năm 2007. Nếu xét tương quan giữa vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong tổng vốn đầu tư thực hiện của VPBank ta thấy vốn đầu tư vào nhân lực chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng dần. Năm 2007 đầu tư vào nhân lực chiếm 30,6% trong tổng vốn đầu tư thì đến năm 2009 tỷ lệ này lên tới 43,5%. Điều này cho thấy nguồn nhân lực là nhân tố quyết định và ngày càng càng được quan tâm nhiều hơn trong chiến lược phát triển của VPBank.

Chính sách ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực của VPBank không chỉ thể hiện qua lượng vốn đầu tư phát triển nhân lực hằng năm mà còn thể hiện ở các chính sách về phát triển nhân sự của VPBank. Điều này thể hiện thông qua việc VPBank luôn tuân thủ tốt các quy định của Bộ Luật lao động, các chế độ, chính sách của nhà nước, tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên trong công tác, học tập, thăng tiến. Đời sống vật chất của cán bộ nhân viên ngày càng được nâng cao, mức thu nhập năm sau tăng rõ rệt so với năm trước. Cụ thể là VPBank rất quan tâm đến công tác đào tạo, phát triển đội ngũ CBNV, coi đây là một trong những mục tiêu cơ bản của quản trị nhân sự ngân hàng. VPBank thường xuyên tổ chức cho nhân viên tham dự các khóa đào tạo trong và ngoài nước, các khóa đào tạo của NHNN, Hiệp hội ngân hàng, các tổ chức giáo dục có uy tín khác. Đối với các CBNV tự đi học các khóa học phù hợp với hoạt động ngân hàng, VPBank cũng có hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí như trợ cấp tiền lương, chi phí đi lại, tiền học phí... VPBank luôn quan tâm đến việc phát huy các sáng kiến, các ý tưởng trong đổi mới quy trình làm việc hay đổi mới công nghệ, nghiên cứu khoa học... và có chế độ thưởng hết sức hấp dẫn. Bên cạnh đó, VPBank đã tạo ra một môi trường làm việc năng động, nhiều cơ hội thăng tiến, tạo điều kiện để các cá nhân thể hiện, phát huy năng lực của bản thân mình.

Các kết quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực của VPBank được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 7: Kết quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực VPBank

Năm 2007 2008 2009 30/92010

Số nhân viên Người 2681 2834 2394 2603

ĐH và trên ĐH % 77 80 82 85

khóa đào tạo Khóa 54 42 42 107

Tổng Kinh phi đào tạo Tr đ 808,6 123,2 842,1 1.750,8

Lương BQ Tr đ/năm 59 63 71

Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2007,2008,2009

Qua bảng trên cho ta thấy biến động về tổng số cán bộ nhân viên của VPBank tăng trong các năm là khá lớn. Đặc biệt năm 2007 và năm 2008 là năm tăng nhiều nhất. Năm 2007 số lượng CBNV tăng lên tới 1356 người, gần gấp đôi so

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân Hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w