Các giải pháp khác nhằm Đầu tư nâng cao NLCT tại VPBank

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân Hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 78)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI VPBANK

3.3.6.Các giải pháp khác nhằm Đầu tư nâng cao NLCT tại VPBank

 Xây dựng văn hóa ngân hàng VPBank

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp nói chung và văn hóa ngân hàng nói riêng là quá trình đầu tư dài hạn nhằm hướng đến một sự bền vững. Vì vậy, chỉ những ngân hàng, doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn, thì họ mới xem trọng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là tổng thể những đặc điểm, cách điều hành và cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Người cầm lái và định hướng không ai khác chính là người đứng đầu doanh nghiệp. Từ người lãnh đạo, nền tảng văn hóa sẽ lan tỏa và được chia sẻ đến các nhân viên. Những thành viên mới phải học tập và tuân theo nền văn hóa này nếu họ muốn tồn tại và phát triển trong môi trường làm việc. Văn hóa doanh nghiệp xác lập giá trị được mọi người trong doanh nghiệp chia sẽ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó.

Có rất nhiều yếu tố làm nên văn hóa công ty như: cách thiết kế văn phòng, logo, các hoạt động team building, cá tính của người sáng lập, quan điểm kinh doanh, các chính sách, cách cư xử giữa sếp và nhân viên, giữa nhân viên với nhau, giữa công ty và các đối tác... Các yếu tố này được đúc kết qua quá trình hoạt động của công ty ngay từ lúc khởi đầu. Chúng sẽ tạo nên hình ảnh, giá trị riêng cho doanh nghiệp cũng như niềm tin và thái độ làm việc của nhân viên.

Xây dựng văn hóa ngân hàng là một yếu tố gần như then chốt để tạo nên thành công của ngân hàng. Chính văn hóa ngân hàng mới là nhân tố quan trọng để VPBank thu hút và giữ người tài. Phần lớn các nhân viên, từ cấp thấp đến người quản lý cấp cao, đều muốn làm việc trong môi trường lành mạnh và được đối xử công bằng. Trên nền tảng văn hóa tốt đẹp, nhân viên sẽ gắn bó lâu dài. Mối quan hệ giữa các nhân viên cũng được cải thiện. Họ cảm thấy yên tâm và tự hào nên sẽ cống hiến hết sức mình. Điều này góp phần thúc đẩy động lực làm việc và nâng cao hiệu quả công việc. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài. Hơn nữa,

văn hóa ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng.Như vậy, xây dựng văn hóa ngân hàng là một biện pháp hữu hiệu trong chiến lược đầu tư NC NLCT mà VPBank cần chú trọng hơn nữa.

Các giải pháp cụ thể nâng để xây dựng văn hóa ngân hàng VPBank nên thực hiện: - Xây dựng triêt lý kinh doanh VPBank. Triết lý kinh doanh cần mang tầm nhìn dài hạn, tổng quát. Lấy con người làm vị trí trung tâm, coi trọng phát triển văn hóa công ngân hàng. Lấy khách hàng làm mục tiêu hoạt động.

- Xây dựng đạo đức kinh doanh VPBank: Để xây dựng đạo đức kinh doanh, VPBank cần tạo ra môi trường làm việc đúng pháp luật từ cấp lãnh đạo đến nhân viên. Ban lãnh đạo cần quan tâm đúng mức đến cán bộ, nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực bản thân.

- Xây dựng văn hóa trong ngân hàng, trước hết phải là ý chí xây dựng văn hóa của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Sau đó, phải phổ biến ý chí đó để nhân viên hiểu sứ mệnh và các giá trị văn hóa bạn muốn công ty hướng đến. Ngoài ra phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong ngân hàng. Sự đồng lòng, đoàn kết của nhân viên, sự thống nhất giữa các bộ phận là điều rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa chung.

- Cần tạo ra môi trường hoạt động tập thể nhằm tạo sự gắn kết thân thiện giữa các cán bộ nhân viên.

 Đầu tư xây dựng hệ hống quy chuẩn ISO cho ngân hàng

Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001 hay ISO 9001 là một trong những bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Hệ thống này đặt ra những yêu cầu mà khi một tổ chức thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt hay phục vụ cho bất kì một sản phẩm nào hoặc cung cấp bất kì kiểu dịch vụ nào muốn áp dụng để nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ của mình...

Ngân hàng quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO không chỉ đạt được hiệu quả về mặt tổ chức mà còn có tác dụng giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, thương hiệu, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

3.4. Kiến nghị đối với chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước ( NHNN)

NHNN và Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các chính

sách của Chính Phủ, NHNN tác động trực tiếp lên các hoạt động của các NHTM. Vì vậy, để có được một môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển Chính Phủ và NHNN cần có các chính sách phù hợp và kịp thời. VPBank kiến nghị với Chính Phủ và NHNN như sau:

- Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến việc lành mạnh hóa và hiện đại hóa hệ thống Tài chính, ngân hàng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công cụ điều hành chính sách tiền tệ gián tiếp, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, giám sát, cơ sở dữ liệu quốc gia hiện đại, tập trung, thống nhất. Tăng cường vai trò thanh tra giám sát của NHNN đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức tín dụng. đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính của nền kinh tế. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giám sát, quản lý.

- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng… để nâng cao tính độc lập của NHNN với hoạt động của Chính Phủ.

- Sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường tiền tệ, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật.

- Xử lý nghiêm đối với các trường hợp phát hiện các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Hoàn thiện các cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai và kiểm soát có chọn lọc các giao dịch về vốn. tùng bước loại bỏ các bất hợp lý về mua, bán và sử dụng ngoại tệ.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu và bắt buộc đối với Việt Nam trên đường phát triển. Chúng ta đang tham gia vào các tổ chức, Hiệp hội kinh tế trên thế giới như là ASEM, ASEAN, APEC , Hiệp định thương mại Việt –Mỹ và nhất là WTO. Hội nhập sẽ mở ra cho chúng ta không ít cơ hội nhưng cũng đầy cam go và thách thức. Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam cần chủ động tham gia thị trường, phát huy năng lực, tính chủ động sáng tạo để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của mình.

Với nhiều kết quả, thành tích tốt thu được thời gian qua, ngân hàng VPBank đã không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Từng bước đưa thương hiệu VPBank trở nên gần gủi, tin cậy hơn đối với khách hàng, nâng cao vai trò của VPBank trên thị trường tài chính trong nước cũng như mang thương hiệu VPBank ra thị trường quốc tế. Mặc dù đã có những thành công nhất định , nhưng nhìn chung VPBank vẫn còn có một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh mà thời gian tới VPBank cần khắc phục.

VPBank đang nỗ lực hết mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, thực hiện mục tiêu định hướng “ trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”. Đây là một nhiệm vụ tuy khó khăn nhưng VPBank đang tự tin vững bước trên con đường thành công của mình. VPBank đang từng bước khẳng định một sự nhất quán, kiên định với định hướng phát triển bền vững của ngân hàng, xây dựng hình ảnh một VPBank là đối tác uy tín cho sự hợp tác bền chặt và cùng phát triển với các khách hàng.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân Hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 78)