Giải pháp đầu tư phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân Hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 75)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI VPBANK

3.3.4.Giải pháp đầu tư phát triển nhân lực

Con người là nhân tố đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự khác biệt giữ các SPDV của các ngân hàng ngày càng được thu hẹp thì vai trò quyết định của con người đối với năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của ngân hàng ngày càng rõ nét. VPBank nên tập trung vào một số giải pháp sau trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực:

 Nâng cao chất lượng đào tạo và tuyển dụng:

- VPBank cần xây dựng chiến lược đào tạo, tuyển dụng nhân lực dựa trên nhu cầu thực tế của Ngân hàng. Quy trình tuyển dụng nhân viên phải có tính khoa học, và công khai, minh bạch, khách quan để tuyển dụng được những nhân viên phù hợp với yêu cầu công việc, không bỏ sót nhân tài.

- Định kỳ tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên về khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng.

- Nâng cao chất lượng của phòng nhân sự đào tạo để đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho ngân hàng. Có các phương án liên kết đào tạo giữa phòng nhân sự và đào tạo với các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp hoặc các trường đại học,viện nghiên cứu… để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Có kế hoạch cử các cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nồng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai.

 Chính sách đãi ngộ nhân viên:

- Có chính sách đãi ngộ cán bộ hợp lý, trong đó chú trọng đến trình độ, năng lực của cán bộ và có chính sách thoả đáng đối với những có trình độ chuyên môn cao, có nhiều đóng góp cho Ngân hàng.

- Có cơ chế khuyến khích vật chất đối với cán bộ trong Ngân hàng như: có chế độ lương, thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau để khuyến khích sự hăng say làm việc của đội ngũ cán bộ ngân hàng.

- Xây dựng các quy tắc, chuẩn mực trong các hoạt động cũng như ứng xử của cán bộ nhân viên. Trong đó, cần nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật của cán bộ và nhân viên trong Ngân hàng.

 Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý:

- Nâng cao năng lực quản trị, dự báo, phân tích xử lý tình huống trong quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng. Hội đồng quản trị và Ban điều hành của các ngân hàng cần có kế hoạch và tầm nhìn chiến lược dài hạn, phù hợp với diễn biến kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân Hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) (Trang 75)