Giải quyết khiếu nại, tố cáo về các vấn đề dân sinh

Một phần của tài liệu Vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân thủ đô trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (Trang 62)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

2.3.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về các vấn đề dân sinh

Ngoài những vấn đề nóng nhƣ quản lý đất đai, chế độ, chính sách giải phóng mặt bằng, trật tự xây dựng thì các vấn đề dân sinh khác nhƣ: môi trƣờng, điện, nƣớc sạch... cũng là những nội dung ngƣời dân thƣờng gửi gắm tới Đài thông qua những đơn thƣ phản ánh, khiếu nại.

Trong chƣơng trình Thƣ và trả lời thƣ Bạn xem truyền hình ngày 24/12/2009, phóng viên Trần Toản đã đề cập đến tình trạng các cơ sở tái chế

thùng phi dƣới chân cầu Mai Lĩnh thuộc phƣờng Đồng Mai, quận Hà Đông trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng.

Với những hình ảnh đặc tả rất sinh động, phóng sự đã tái hiện đƣợc sự ô nhiễm môi trƣờng do cơ sở này gây ra. ”Những âm thanh chát chúa, phát ra từ những tiếng đập, tiếng gõ nắp thùng phi, những đoạn sông nổi váng vì mỗi ngày phải tiếp nhận hàng trăm m3 nước có lẫn hoá chất và dầu, nhớt từ các cơ sở tái chế thùng phi xả thẳng xuống. Cùng với đó, cảnh quan và đường khu vực nghĩa trang liệt sỹ Đồng Mai cũng thường xuyên bị các cơ sở này chiếm dụng làm nơi cất, chứa các loại thùng phi, làm mất đi sự trang nghiêm vốn có của khu tưởng niệm” .

Thực trạng trên đòi hòi chính quyền cơ sở kiên quyết xử lý vi phạm về môi trƣờng, đồng thời vận động các cơ sở chủ động có kế hoạch di dời cơ sở tái chế của mình ra khỏi khu vực nghĩa trang liệt sĩ.

Cũng đề cập đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, trong chƣơng trình Thƣ và trả lời thƣ Bạn xem truyền hình ngày 13/12/2009, phóng viên Thanh Tú đã có phóng sự về tình trạng chợ cóc, chợ tạm “ăn theo” chợ Long Biên, thuộc phƣờng Phúc Xá, quận Ba Đình. Các chợ này thƣờng họp từ 3, 4 giờ sáng đến 7, 8 giờ tối ngay tại khu vực giáp với cổng sau của chợ Long Biên.

“Khu vực này vốn là con mương thoát nước lộ thiên dài khoảng 400 mét, nước tù đọng gây ô nhiễm. Đầu năm 2007, thành phố đã thực hiện cống hóa mương và xây dựng một tuyến đường giao thông mới trên bề mặt mương với chiều rộng 5 đến 6 mét, hai bên vỉa hè được lát gạch rất khang trang. Có đường mới nhưng người dân ở đây lại phải chịu nỗi khổ mới. Đó là tình trạng họp chợ cóc, chợ tạm ngay trên mặt đường, vỉa hè của khu vực mới được cống hóa, trải nhựa. Tình trạng ô nhiễm môi trường lại diễn ra gây bức xúc trong dư luận nhân dân”.

Phóng viên đã trực tiếp làm việc với UBND phƣờng Phúc Xá và Ban Quản lý chợ Long Biên đề nghị các bên liên quan phối hợp chặt chẽ trong

việc giải quyết chợ cóc, chợ tạm, trả lại môi trƣờng trong sạch cho nhân dân khu vực.

Đã từ lâu, vấn đề nƣớc sạch cho sinh hoạt trở thành vấn đề nóng tại các khu dân cƣ, đặc biệt là vào mỗi dịp hè. Trong chƣơng trình Thƣ và trả lời thƣ bạn xem truyền hình ngày 21/4/2009, phóng viên Phúc Thành đã điều tra làm rõ vì sao ngƣời dân phƣờng Định Công, quận Hoàng Mai lại không đƣợc sử dụng nguồn nƣớc sạch cho sinh hoạt.

Qua phân tích của phóng viên thì ngoài đô thị mới Định Công, tất cả các khu dân cƣ khác của phƣờng Định Công vẫn đang phải dùng nƣớc giếng khoan từ nhiều năm nay. Trƣớc thực tế đó, UBND thành phố đã có quyết định đầu tƣ, cải tạo mạng lƣới cấp nƣớc phƣờng Định Công. Chủ đầu tƣ dự án là công ty Cổ phần đầu tƣ xây dựng kinh doanh nƣớc sạch Viwaco. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên chủ đầu tƣ vẫn chƣa tiến hành triển khai dự án, khiến cho ngƣời dân vẫn chƣa đƣợc dùng nƣớc sạch cho dù UBND thành phố đã có chủ trƣơng cải tạo mạng lƣới cấp nƣớc.

Ngay sau khi phóng sự này lên sóng, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu công ty Cổ phần đầu tƣ xây dựng kinh doanh nƣớc sạch Viwaco sớm triển khai dự án. Nếu thực sự không đủ năng lực, thành phố sẽ giao dự án này cho một đơn vị khác để không còn cảnh ngƣời dân khổ vì không có nƣớc sạch dùng cho sinh hoạt.

Liên quan trực tiếp đến quyền lợi của ngƣời dân trong việc sử dụng điện sinh hoạt, trong chƣơng trình Thƣ và trả lời thƣ bạn xem truyền hình ngày 5/7/2009, phóng viên Vũ Thủy đã có phóng sự giải quyết đơn thƣ khiếu nại của ngƣời dân thôn Cựu Quán, xã Đức Thƣợng, huyện Hoài Đức.

Phóng sự nêu rõ từ năm 2009, việc quản lý và cung cấp điện cho nhân dân xã Đức Thƣợng đƣợc quy về một mối, do công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh điện Đức Thƣợng 1 chịu trách nhiệm. Đơn vị này đã đƣợc Sở Kế hoạch và đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

vào ngày 21 tháng 4 năm 2009. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán điện lại chỉ do đơn vị kinh doanh này đơn phƣơng soạn thảo, không có sự thỏa thuận của ngƣời dân, lại không theo mẫu của ngành điện và chƣa đảm bảo các điều kiện cần thiết cho ngƣời sử dụng điện. Bên cạnh đó, mạng lƣới điện hiện nay trên địa bàn thôn Cựu Quán nói riêng và xã Đức Thƣợng nói chung đang xuống cấp nghiêm trọng.

Chất lƣợng điện không đảm bảo, nhƣng ngay từ tháng 3 năm 2009, đơn vị kinh doanh điện đã áp dụng ngay mức giá điện bậc thang. Phóng viên đã đặt câu hỏi: Đến khi nào hệ thống điện trên địa bàn xã Đức Thƣợng mới đƣợc cải tạo, nâng cấp. Chỉ khi đƣợc cải tạo, nâng cao chất lƣợng phục vụ điện thì mới giải tỏa đƣợc những thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân.

Có một thực tế là so với nội dung khiếu nại, tố cáo về quản lý đất đai, trật tự xây dựng thì các đơn thƣ về vấn đề dân sinh nhƣ điện, nƣớc, môi trƣờng dễ điều tra, xác minh và giải quyết hơn. Trong quá trình điều tra những vụ việc này, phóng viên tiếp cận với các cơ quan có liên quan một cách dễ dàng hơn. Việc theo dõi, đôn đốc giải quyết vụ việc sau khi phát sóng có phần hiệu quả.

Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp nhƣ vấn đề vệ sinh môi trƣờng, dƣờng nhƣ vẫn gặp phải việc “ném đá ao bèo”, phóng viên nêu vụ việc, cơ quan liên quan giải quyết, nhƣng sau đó sự việc lại tiếp tục tái diễn, ngƣời dân lại có đơn thƣ gửi tới Đài.

Một phần của tài liệu Vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân thủ đô trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)