Nhóm giải pháp về chế độ chính sách

Một phần của tài liệu Vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân thủ đô trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (Trang 80)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.2.1. Nhóm giải pháp về chế độ chính sách

Hiện nay, các văn bản pháp luật hiện hành quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo còn phân tán, thiếu đồng bộ, thậm chí chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Ngoài Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo, các văn bản khác nhƣ Luật Đất Đai, Luật Thuế, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính… đều có những điều khoản quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo nhƣng nhìn chung các quy định này còn thiếu thống nhất, gây khó khăn cho ngƣời khiếu nại, tố cáo và cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Mặt khác, các quy định cụ thể của Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân cũng có những điểm chƣa hợp lý. Ví dụ theo tinh thần của pháp lệnh này, Thủ trƣởng có quyền giải quyết tố cáo đối với nhân viên thuộc quyền quản lý của mình. Điều này không phù hợp với thực tế vì trong nhiều trƣờng hợp đối tƣợng của khiếu nại, tố cáo chính là những ngƣời có thẩm quyền ở cơ quan, đơn vị.

Cơ quan quản lý các cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cũng cần thƣờng xuyên rà soát các văn bản của từng cấp, ngành đã ban hành nói chung và văn bản có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng, đề xuất với cấp có thẩm quyền của ngành và địa phƣơng để bổ sung, sửa đổi hoặc cần thiết thì kiến nghị bãi bỏ những văn bản trái pháp luật đã và đang gây phiền hà cho dân.

Để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, điều quan trọng nhất là phải có một cơ chế thích hợp. Cơ chế đó chỉ có thể đƣợc hình thành bởi một khung pháp lý. Nghĩa là phải xây dựng đƣợc một hệ thống các văn bản pháp lý đồng bộ, đáp ứng đƣợc các yêu cầu đặt ra cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Do đó, việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết. Công việc này không thể tiến hành một cách chung chung, mà phải chuyên sâu trong từng phƣơng diện hoạt động. Đồng thời phải có những quy định mang tính nguyên tắc, tránh tình trạng áp dụng pháp luật một cách tùy tiện, thiếu nhất quán.

Bên cạnh việc hoàn thiện những văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo, thì cần tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo chỉ ra rằng, ở đâu và khi nào các cấp Đảng bộ quan tâm, theo dõi, chỉ đạo sát sao thì ở đó ít phát sinh khiếu nại, tố cáo hoặc nếu có thì việc khiếu nại, tố cáo đƣợc thực hiện đúng pháp luật;

các cấp có thẩm quyền thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo có chất lƣợng, hiệu lực, từ đó hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đƣợc nâng lên.

Do vậy, để nâng cao hơn nữa chất lƣợng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, cùng với sự quản lý của nhà nƣớc thông qua hệ thống các văn bản chính sách pháp luật, các cấp ủy Đảng cần nâng cao vai trò lãnh đạo đối với công tác này bằng các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp ủy Đảng và sự chủ động kiểm tra của Ủy ban kiểm tra Đảng đối với các tổ chức Đảng và các cán bộ đảng viên có thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện giải quyết khiếu nại, tố

cáo.

Một phần của tài liệu Vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân thủ đô trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)