6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
3.2.2. Giải pháp về cơ chế phối hợp
Giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân là một nhiệm vụ đa dạng, phức tạp trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ. Báo chí vừa là kênh thông tin quan trọng thực hiện chức năng phản ánh, vừa là lực lƣợng tuyên truyền góp phần hạn chế sự gia tăng khiếu nại tố cáo. Muốn vậy, trƣớc hết phải xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp, tƣ pháp với báo chí.
Có một thực tế là, một số tờ báo nói chung và Đài PT – TH Hà Nội nói riêng đang phải chịu sức ép quá lớn của việc khiếu nại tố cáo. "Chỗ dựa tin cậy" đã không đủ sức khi quá nhiều ngƣời cùng muốn dựa. Luật báo chí đã quy định chức năng, nhiệm vụ của báo chí, trong đó có nội dung phản ánh mối quan hệ giữa công dân với báo chí. Để giải toả sự quá tải, chồng chéo cần phải có văn bản chế tài nhằm cụ thể hoá vai trò của báo chí trong việc giải quyết đơn thƣ cũng nhƣ trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền đối với báo chí. Báo chí và các ngành chức năng ngày một xích lại gần nhau sẽ tạo điều kiện để xử lý nhanh chóng, có hiệu quả hơn những vấn đề có liên quan.
Tuy Luật Báo chí và Luật Khiếu nại, tố cáo cũng có các quy định pháp luật khá cụ thể về cơ chế phối hợp trong việc cung cấp và trao đổi thông tin
giữa báo chí với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (nhƣ trong chƣơng 1 của Luận văn đã đề cập), nhƣng trên thực tế, các quy định ấy chƣa đƣợc các cơ quan, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh. Ở nhiều nơi, nhiều lúc, một số tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không hợp tác, cung cấp thông tin liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo của công dân cho phóng viên Ban Biên tập Hộp thƣ, Đài PT – TH Hà Nội. Có những vụ việc, phóng viên liên hệ rất nhiều lần, bố trí phƣơng tiện xe ô tô, máy quay trực tiếp tới hiện trƣờng, tới trụ sở UBND các cấp hoặc các cơ quan có thẩm quyền đề nghị đƣợc cung cấp thông tin, phỏng vấn nhƣng bị từ chối. Thậm chí, có trƣờng hợp còn làm khó dễ, đe dọa, xúc phạm và thu giữ phƣơng tiện tác nghiệp, cản trở phóng viên hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Đó là chƣa kể tình trạng khá nhiều đơn thƣ đƣợc Đài PT – TH Hà Nội chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền theo đƣờng công văn rơi vào im lặng, không đƣợc hồi âm, phúc đáp để Đài có cơ sở trả lời công dân.
Trong quá trình phóng viên tác nghiệp, nhiều khi Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí cũng bƣớc đầu bộc lộ những bất cập. Cụ thể nhƣ, Quy chế dành quyền phát ngôn cho ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc ngƣời đƣợc ngƣời đứng đầu giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thƣờng là chánh văn phòng đơn vị. Nhƣng ngƣời thủ trƣởng bận rộn với nhiều công việc, rất khó tiếp xúc, còn chánh văn phòng thì chỉ biết khái quát, không nắm hết sự việc nên thông tin rất chung chung. Đã có trƣờng hợp, trong quá trình điều tra đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, phóng viên chuyên mục khó tiếp cận các nguồn thông tin chính thống để phản ánh đầy đủ, trung thực và nhiều chiều sự việc. Chính việc thiếu nguồn tin chính thống dẫn đến việc phóng viên phải tự khai thác, tự tìm nguồn thông tin khác. Trong nhiều trƣờng hợp, sự việc đƣợc phản ánh một cách phiến diện, không đúng bản chất, thậm chí không loại trừ trƣờng hợp phóng viên bị lợi dụng cho những mục đích không lành mạnh.
Vì vậy, để việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo đƣợc hiệu quả thì rất cần xây dựng một cơ chế cung cấp và trao đổi thông tin kịp thời, chính xác giữa báo chí với các cơ quan có liên quan.
Cần tạo một cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin có sự phối hợp hài hòa giữa các chủ thể: ngƣời cung cấp thông tin (cơ quan có thẩm quyền), ngƣời đƣợc cung cấp thông tin (cơ quan báo chí, nhà báo) và ngƣời đƣợc thông tin (quần chúng, nhân dân).
Những quy định pháp luật về việc cung cấp, trao đổi thông tin đối với cơ quan báo chí đã đƣợc ban hành cũng cần phải đi vào cuộc sống, xóa dần khoảng cách giữa những quy phạm pháp luật trên giấy và thực tiễn.
Đƣợc biết, hiện nay, Dự án Luật báo chí sửa đổi vẫn đang trong giai đoạn xây dựng trình Chính phủ. Một trong những điểm mới của Dự án Luật Báo chí lần này là tăng cƣờng đảm bảo việc cung cấp thông tin cho báo chí. Theo đó, cơ quan báo chí và nhà báo có quyền đƣợc cung cấp thông tin và họ phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung thông tin ấy. Khi thể hiện thông tin trên báo, đài, cơ quan báo chí phải nêu rõ xuất xứ nguồn tin. Thậm chí, trong trƣờng hợp báo chí khai thác nguồn tài liệu riêng của mình (không do cơ quan, tổ chức cung cấp) thì cũng phải nêu rõ là nguồn tin riêng của báo. Trong thời gian chờ đợi những quy định của Dự thảo Luật Báo chí đƣợc xem xét và ban hành, trƣớc mắt, các cơ quan báo chí cũng nhƣ nhà báo luôn mong muốn hạn chế tình trạng bất hợp tác, không chịu phản hồi thông tin của một số bộ, ban, ngành và chính quyền các cấp. Để thực hiện đƣợc điều đó, trƣớc hết các cơ quan có thẩm quyền buộc phải thực hiện nghiêm túc Quy chế ngƣời phát ngôn, phân công cán bộ chịu trách nhiệm phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của đơn vị mình. Một số đơn vị đã có ngƣời phát ngôn nhƣng những ngƣời làm trách nhiệm phát ngôn lại thiếu các kỹ năng cần thiết trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. Vì vậy, dẫn đến tình trạng ngại báo chí, sợ báo chí và né tránh báo chí. Do đó, việc tổ chức bồi dƣỡng kiến thức
báo chí và kỹ năng cung cấp thông tin cho báo chí đối với đội ngũ những ngƣời làm công tác phát ngôn cũng hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó, cần có chế tài xử phạt những cơ quan có thẩm quyền, chính quyền các cấp không tuân thủ các quy định về cung cấp thông tin, về phối hợp với cơ quan báo chí trong việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo. Có nhƣ vậy, phóng viên làm chuyên mục giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân mới có thể thu thập đƣợc những thông tin chính xác, nhiều chiều, phản ánh đúng bản chất của sự việc.
Ngoài ra, cần có cơ chế phối hợp trong việc kiểm tra, xử lý các vấn đề, các sự việc đƣợc nêu trong chuyên mục Vấn đề và dƣ luận, Thƣ và trả lời thƣ Bạn xem truyền hình và Điều tra theo dấu thƣ Bạn nghe Đài. Nhƣ chúng tôi đã nêu, mỗi năm có khoảng 1.000 sự việc thông qua đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân đƣợc phản ánh trong các chuyên mục của Đài. Tuy nhiên, có những vụ việc sau khi đƣa lên lại rơi vào im lặng, không đƣợc các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, xử lý.
Việc kiểm tra, xử lý các vấn đề báo chí đã nêu là rất cần thiết và quan trọng. Nếu có sự kiểm tra chính xác của những cơ quan chức năng thì sự việc mới đƣợc giải quyết dứt điểm, tránh khiếu nại, tố cáo kéo dài, vƣợt cấp. Bởi các cơ quan thông tin đại chúng, trong đó có Đài PT – TH Hà Nội chỉ là cầu nối, phản ánh sự việc, góp phần giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân chứ không phải là đơn vị giải quyết khiếu nại, tố cáo trực tiếp.
Việc kiểm tra, xử lý các vấn đề mà báo chí nói chung và Đài PT – TH Hà Nội nói riêng nêu lên thông qua đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân thời gian qua vẫn còn những vƣớng mắc. Thử lấy một ví dụ, việc kiểm tra, xử lý những vấn đề báo chí nêu có sự chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ - tức là mệnh lệnh cao nhất – hàng năm cũng chỉ có trên dƣới 50% vụ việc đƣợc kiểm tra, xử lý và báo cáo kết quả lên Thủ tƣớng Chính phủ. Còn lại rất nhiều
những vụ việc đƣợc phát hiện, đƣa lên sóng vẫn không đƣợc kiểm tra, xử lý, dứt điểm.
Mỗi năm, Đài PT – TH Hà Nội chuyển đến cơ quan có thẩm quyền khoảng 400 đơn thƣ, chiếm khoảng 40% đơn thƣ nhận đƣợc, nhƣng cũng chỉ có 1/3 số công văn, phiếu chuyển gửi đi có phản hồi, phúc đáp của các cơ quan chức năng. Đây là một thực tế chung của tất cả các cơ quan báo chí trong công tác giải quyết đơn thƣ của công dân. Những công văn trả lời chủ yếu là những vụ việc có nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ kết luận, còn những vụ việc phức tạp thì các cơ quan có thẩm quyền thƣờng chậm xem xét, xử lý, chậm thông báo, trả lời đến cơ quan báo chí. Cũng vì vậy mà hiệu quả của