Phóng sự điều tra theo thư công dân

Một phần của tài liệu Vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân thủ đô trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (Trang 32)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

2.2.3. Phóng sự điều tra theo thư công dân

Theo từ điển Tiếng Việt in năm 1992 của Trung tâm từ điển ngôn ngữ thì “Điều tra là tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật”. Nhƣ vậy, ta có thể hiểu rằng điều tra là nhằm phát hiện vấn đề thu thập tài liệu và để kiểm tra lại độ chính xác của tƣ liệu. Nhà báo muốn hoàn thành tốt một tác phẩm báo chí, cần phải làm tốt công tác điều tra. Đối với phóng sự điều tra, các phóng viên cần điều tra, xác minh rõ sự việc để tìm ra bản chất của vấn đề. Bác Hồ đã dạy “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa hiểu rõ…, chớ viết”

Ngoài phƣơng thức chuyển đơn thƣ khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét và trả lời thì việc tiến hành điều tra, xác minh và thực hiện phóng sự đƣa lên sóng là một trong những phƣơng thức thông dụng và hiệu quả nhất trong việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân mà Đài PT – TH Hà Nội đã áp dụng từ nhiều năm nay.

Để thực hiện đƣợc công việc này, sau khi đƣợc lãnh đạo giao đơn thƣ, mỗi phóng viên phải nghiên cứu kỹ nội dung đơn thƣ. Sau đó, tìm những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến những vấn đề đơn thƣ nêu để xem xét và có hƣớng giải quyết đúng quy định. Sau khi đã nắm chắc vấn đề và có các

văn bản pháp luật liên quan, phóng viên sẽ gọi điện liên hệ với các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp và ngƣời gửi đơn thƣ để hẹn làm việc, ghi hình tại hiện trƣờng và phỏng vấn.

Đây là khâu quan trọng, bởi có gặp gỡ, phỏng vấn đƣợc nhiều đối tƣợng thì mới có thể thu thập đƣợc thông tin nhiều chiều xung quanh sự việc mà công dân khiếu nại, tố cáo. Có một thực tế là việc gọi điện thoại hoặc đến tận nơi liên hệ gặp nhiều khó khăn. Nhiều cơ quan liên quan khi phóng viên gọi điện hoặc đến tận nơi đề nghị làm việc đã từ chối hoặc lấy lý do để hẹn lần, hẹn lữa. Nhiều trƣờng hợp, chỉ một vụ việc nhƣng phóng viên phải mất rất nhiều thời gian liên hệ, thống nhất ngày giờ làm việc, ghi hình, phỏng vấn hoặc ghi âm.

Đây cũng là thời điểm, phóng viên tìm hiểu, nắm bắt đƣợc bản chất vấn đề để có thể lựa chọn chuyên mục cho phóng sự điều tra mình định thực hiện. Nếu nội dung đơn thƣ phức tạp với nhiều tình tiết đắt, liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều ngƣời thì phóng viên có thể thực hiện chuyên mục “Vấn đề và dƣ luận”. Đối với các vụ việc nhỏ hơn, tính chất không phức tạp, phóng viên có thể đƣa vào chuyên mục “Thƣ và trả lời thƣ Bạn xem truyền hình”. Đối với những vụ việc nhỏ, lại không có nhiều hình ảnh để minh họa, phóng viên có thể lựa chọn chuyên mục “Điều tra theo dấu thƣ bạn nghe Đài” để truyền tải những nội dung thông tin.

Sau khi đã xác định đƣợc chuyên mục, nắm bắt đầy đủ nội dung đơn thƣ và những vấn đề liên quan, xây dựng đề cƣơng, kịch bản sơ lƣợc, phóng viên đăng ký máy quay, xe ô tô hoặc chuẩn bị máy ghi âm để xuống làm việc, điều tra, xác minh vụ việc.

Trên cơ sở những vấn đề đã nắm bắt đƣợc, phóng viên phỏng vấn những ngƣời liên quan, yêu cầu cung cấp hồ sơ vụ việc và chỉ đạo để phóng viên quay phim ghi hình tại hiện trƣờng, fix những văn bản, giấy tờ cần thiết

phục vụ cho phóng sự. Đối với phóng sự phát thanh, không có khâu ghi hình, chủ yếu phóng viên ghi chép sự việc, phỏng vấn và thu thập hồ sơ liên quan.

Từ những hồ sơ, những văn bản quy phạm pháp luật đã thu thập đƣợc, phóng viên sẽ xem xét cụ thể, phân tích đúng, sai để tìm ra bản chất vấn đề. Để từ đó, chuẩn bị cho các khâu viết lời bình, dựng hình hoặc thu lời kèm tiếng động thực hiện hoàn chỉnh phóng sự.

Có những trƣờng hợp, phóng viên phải ghi hình vài buổi mới xong một phóng sự vì không thể hẹn gặp nhiều đối tƣợng cùng một lúc. Lại có trƣờng hợp, do có những tình tiết mới mà phóng viên phải dỡ phóng sự đã thực hiện hoàn chỉnh ra để tiếp tục bổ sung, làm rõ.

Khâu dựng hình cũng có vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội dung thông tin và ý đồ của tác giả. Đây cũng là yếu tố thể hiện thế mạnh của truyền hình trong việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân so với các loại hình khác. Phóng viên không cần nói nhiều, bình nhiều vì hình ảnh đã khái quát lên đƣợc tất cả. Đồng thời, thông qua hình ảnh, những sai phạm, vi phạm mà ngƣời dân khiếu nại, tố cáo hiện lên rất rõ ràng và là bằng chứng rất thuyết phục. Ví dụ nhƣ trong phóng sự “Tăng cƣờng quản lý đất nông nghiệp trong quy hoạch” do PV Vũ Thủy – Thanh Tú thực hiện phát sóng trong chƣơng trình Thƣ và trả lời thƣ ngày 6/7/2010 có đề cập đến tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên khu đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch thuộc phƣờng Xuân La, quận Tây Hồ. Những hình ảnh mở đầu đƣợc dựng rất ấn tƣợng và lời bình cũng đƣợc hạn chế tới mức tối đa.

Hình ảnh Lời bình

Cảnh toàn khu đất nông nghiệp. (Cảnh quay từ trên cao)

Đây là khu đất nông nghiệp nằm trong phạm vi mở đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài thuộc Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây.

Lia từ ngôi nhà mới xây dựng ra bãi đất phía xa vẫn đang trồng rau. Kỹ xảo chồng mờ lên Bản đồ Quy hoạch thành phố đã phê duyệt. Toàn cảnh san nền, đổ đất. Trung cảnh nhà xây dựng tạm. Cận cảnh nóc nhà xây dựng tạm Trung cảnh xưởng sản xuất

Toàn cảnh xưởng sản xuất hoạt động tấp nập.

Toàn bộ khu vực này được cắm mốc giới quản lý theo Quy hoạch với tỉ lệ 1/500 thành phố đã phê duyệt ngày 4/4/2008.

Tuy nhiên, gần đây, một số người dân tự ý san lấp mặt bằng, xây dựng nhà ngay trong khu vực đã quy hoạch.

Tất cả các khâu, các bƣớc trên đều quan trọng đòi hỏi những ngƣời tham gia thực hiện phóng sự phải phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ với nhau để tạo nên hiệu quả cả về hình ảnh và thông tin cần truyền đạt. Tuy nhiên, có thể nói khâu chuẩn bị về nội dung, về văn bản pháp luật liên quan và xác định chuyên mục phù hợp có vai trò quyết định đến chất lƣợng phóng sự và hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo. Với ba chuyên mục chính: Vấn đề và dƣ luận, Thƣ và trả lời thƣ bạn xem truyền hình và Điều tra theo dấu thƣ Bạn nghe Đài, phóng viên có thể lựa chọn để có hình thức thể hiện sao cho phù hợp nhất.

2.2.3.1. Chuyên mục Vấn đề và dư luận.

Chuyên mục Vấn đề và dƣ luận đƣợc ra mắt từ năm 1998. Ban đầu do Ban Biên tập Chƣơng trình đảm nhận thực hiện. Năm 2000, chuyên mục đƣợc giao lại cho ban Hộp thƣ để có thể khai thác và giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân một cách hiệu quả. Thời gian mới ra đời, chuyên mục có thời lƣợng 10 phút, sau tăng lên 15 phút phát sóng vào sáng chủ nhật hàng tuần. Năm 2006, chuyên mục đƣợc tăng lên 20 phút, phát sóng vào 6h40’ sáng thứ ba và phát lại vào 20h40’ tối thứ năm hàng tuần. Sang năm 2009, chuyên mục giảm xuống còn 15 phút, phát sóng vào sáng thứ ba, phát lại vào chiều thứ năm hàng tuần. Hiện nay, chuyên mục Vấn đề và dƣ luận có thời

lƣợng 15 phút, phát sóng cố định vào 8h40’ thứ hai, phát lại 9h35’ thứ tƣ trên kênh Hà Nội 1.

Cho dù có thời lƣợng 10 phút, 15 phút, hay 20 phút, phát sóng vào buổi sáng, buổi chiều hay buổi tối thì chuyên mục Vấn đề và dƣ luận vẫn dựa trên tiêu chí sau: Không vụ lợi; Nói sự thật trên cơ sở có lợi cho dân, cho Đảng; Đƣa tối đa ý kiến của ngƣời trong cuộc và của nhân dân; Tính tập thể cao.

Đặc biệt, từ khi chuyển về Ban biên tập Hộp thƣ, có nguồn thông tin từ lƣợng đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân gửi tới Đài, chuyên mục Vấn đề dƣ luận đã thực sự phát huy đƣợc sức chiến đấu của báo chí Cách mạng, đƣa ra nhiều vụ tiêu cực đặc biệt là trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai và các vấn đề dân sinh.

Chuyên mục thƣờng có ba phần: Lời mở đầu, Hành trình sự việc và Lời giải đáp. Tuy không chia hẳn thành các phần cụ thể nhƣng theo yêu cầu của Lãnh đạo Đài, mỗi một chƣơng trình Vấn đề và dƣ luận vẫn phải đảm bảo đủ các yếu tố trên.

Để thực hiện đƣợc chuyên mục này, từ thông tin thu thập đƣợc từ đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, phóng viên phải tìm hiểu để mở rộng sự việc, gặp gỡ rất nhiều cơ quan, chính quyền các cấp có liên quan để xác minh sự việc, thu thập tài liệu và phỏng vấn. Đặc biệt với cấu trúc chia thành 3 phần: Lời mở đầu, Hành trình sự việc và Lời giải đáp đòi hỏi phóng viên phải đi đến cùng của sự việc, bƣớc đầu cùng cơ quan chức năng đƣa ra một số giải pháp trƣớc mắt và lâu dài.

Trong chuyên mục Vấn đề và dƣ luận ngày 8/3/2010, phóng viên Xuân Song đã đề cập đến vấn đề mua bán, chuyển nhƣợng và khai thác đất rừng bừa bãi, gây tác động xấu tới sự phát triển của rừng và phát sinh dƣ luận bức xúc đối với nhân dân huyện Sóc Sơn. Xuất phát từ đơn thƣ tố cáo của công dân xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn gửi tới Đài, phóng viên đã nghiên cứu hồ sơ, tiếp cận nhân chứng và chất vấn những ngƣời có thẩm quyền nhƣ: Bà Nguyễn

Thị Thu Hằng - Giám đốc Lâm trƣờng Sóc Sơn, ông Ngô Đại Ngọc – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn về trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phƣơng trong việc bảo vệ rừng. Phóng viên cũng đã chỉ ra kẽ hở trong việc giao đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn:

“Việc giao đất rừng cho dân tại huyện Sóc Sơn trước đây do hợp tác xã nông nghiệp tiến hành tuy nhiên vị trí, diện tích giao không cụ thể, mang tính tương đối và không có hồ sơ theo dõi lưu trữ về đất lâm nghiệp. Do vậy hiện nay, việc quản lý rừng và đất rừng thuộc địa bàn các xã được dựa trên hiện trạng quản lý của các chủ rừng và các hộ nhận khoán. Đây là kẽ hở trong công tác quản lý nhà nước về rừng và đất rừng và cũng là nguyên nhân phát sinh tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn”

Phần cuối chƣơng trình, sau khi phỏng vấn những ngƣời có trách nhiệm về giải pháp giải quyết tình trạng sử dụng sai mục đích diện tích đất rừng, phóng viên Xuân Song đã đặt ra một loạt câu hỏi:

“Đất rừng Sóc Sơn liệu có còn giữ được quy hoạch khi hàng loạt những hành vi chặt hạ, san ủi đang hàng ngày diễn ra? Cây rừng Sóc Sơn liệu có còn xanh khi dần thay vào đó là những biệt thự, nhà nghỉ và những công trình xây dựng khác đang đua nhau mọc lên? Trách nhiệm đó trước hết thuộc về lâm trường Sóc Sơn, chính quyền các xã có rừng và các hộ được giao khoán đất rừng. Những cá nhân xâm phạm và bao che cho việc xâm phạm đất rừng và xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp ở huyện Sóc Sơn cần phải được xử lý kiên quyết theo pháp luật. Dư luận đang trông đợi sự can thiệp, xử lý kịp thời và cương quyết từ chính quyền huyện Sóc Sơn, có như vậy rừng Sóc mới thắm mãi màu xanh”

Theo phóng viên Xuân Song, trong quá trình thực hiện phóng sự này, nhóm phóng viên gặp rất nhiều trở ngại khi tiếp cận với những nhân vật có trách nhiệm và cả thái độ né tránh, thiếu tự tin của những ngƣời dân khi trao

đổi với phóng viên cho dù họ chính là những ngƣời gửi đơn thƣ khiếu nại, tố cáo. Sau khi phóng viên thuyết phục, họ cũng đồng ý trả lời phỏng vấn. Nhƣng chính phóng viên lại cảm thấy lo ngại sợ họ bị trù dập, sống không yên ổn sau khi phóng sự phát sóng. Vì vậy, anh đã phải cắt bỏ rất nhiều phỏng vấn ngƣời dân cho dù có thể bài điều tra sẽ giảm bớt sự hấp dẫn và sức thuyết phục.

Đó cũng là khó khăn dễ gặp của phóng viên thực hiện công việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo ở Đài PT – TH Hà Nội nói riêng và của báo chí nói chung. Không chỉ khó khăn khi tiếp cận với những ngƣời có thẩm quyền mà việc bảo vệ nhân chứng, bảo vệ những ngƣời dân dám đứng lên tố cáo, khiếu nại cũng cần đặt ra.

Có thể nói, chuyên mục Vấn đề và dƣ luận là một trong những chuyên mục có sức chiến đấu cao. Đây cũng là chuyên mục nhiều năm liền đƣợc đƣa ra Hội đồng duyệt tác phẩm báo chí chất lƣợng cao của Đài trƣớc khi phát sóng. Chỉ cần một hình ảnh, một lời phỏng vấn chƣa thuyết phục, thiếu lô gic hay những phân tích, bình luận chƣa chuẩn, chƣa sắc thì cả chƣơng trình phải sửa lại cho đến khi đạt yêu cầu chất lƣợng cả về nội dung và hình thức mới đƣợc phát sóng.

Trong nhiều năm, chƣơng trình Vấn đề và dƣ luận sau khi nghiệm thu bởi Hội đồng đƣợc hƣởng định mức cao hơn một số chƣơng trình khác trên sóng Đài PT – TH Hà Nội. Bắt đầu từ năm 2011, do áp lực công việc, ê kíp làm chƣơng trình Vấn đề và dƣ luận đã yêu cầu không duyệt chƣơng trình và hƣởng định mức nhƣ các chƣơng trình bình thƣờng. Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo Ban và của những phóng viên trực tiếp thực hiện chƣơng trình, từ khi không đƣa ra Hội đồng duyệt, chất lƣợng chƣơng trình có dấu hiệu giảm sút. Vì vậy, lãnh đạo tổ Hộp thƣ, Ban biên tập Chƣơng trình đang kiến nghị tiếp tục duyệt chuyên mục Vấn đề và dƣ luận trƣớc khi phát sóng.

Điều đó đã phần nào chứng tỏ sức hấp dẫn của chuyên mục này cũng nhƣ hiệu quả của các chƣơng trình Vấn đề và dƣ luận trong việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân.

2.3.3.2. Chuyªn môc Th- vµ tr¶ lêi th- b¹n xem truyÒn h×nh.

Ngay từ khi mới ra đời, Đài PT – TH Hà Nội đã rất quan tâm đến việc tiếp nhận đơn thƣ và giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân.

Năm 1994, nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng các chƣơng trình phát sóng, tăng thời lƣợng, Ban Giám đốc Đài đã tổ chức lại bộ máy tổ chức và phân công nhiệm vụ, chức năng cho từng ban niên tập trên cả sóng phát thanh và truyền hình. Chuyên mục Ống kính phóng viên – tiền thân của chuyên mục Thƣ và trả lời thƣ bạn xem truyền hình ra đời và đƣợc giao cho Ban biên tập Hộp thƣ phụ trách.

Sau đó, để gần hơn và thiết thực hơn đối với việc công tác tiếp nhận đơn thƣ và giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân, chuyên mục Ống kính phóng viên đƣợc chuyển thành Thƣ và trả lời thƣ bạn xem truyền hình với nhiều mục nhỏ, đáp ứng yêu cầu của công dân Thủ đô.

Hiện nay, do lƣợng đơn thƣ khiếu nại, tố cáo gửi về Đài PT – TH Hà Nội rất lớn nên chƣơng trình Thƣ và trả lời thƣ bạn xem truyền hình đƣợc phát sóng trên cả 2 kênh Hà Nội 1 và Hà Nội 2.

Mỗi tuần, Ban biên tập Hộp thƣ, nay là tổ Hộp thƣ – Ban Chƣơng trình đƣợc giao nhiệm sản xuất 2 chƣơng trình Thƣ và trả lời thƣ Bạn xem truyền hình. Mỗi chƣơng trình có thời lƣợng: 20 phút, phát sóng sáng thứ ba và thứ 5 trên Kênh Hà Nội 1 và phát lúc 17h thứ năm, phát lại 9h25 thứ sáu trên kênh

Một phần của tài liệu Vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân thủ đô trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)