Thẻ Flexicard ghi nợ nội địa:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 34)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1.2 Thẻ Flexicard ghi nợ nội địa:

Định nghĩa: Là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tiện lợi và an toàn do PGBank phát hành trên cơ sở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng.

Công nghệ: thẻ được làm dựa trên công nghệ thẻ từ thông thường, không được gắn chip như trên thẻ Flexicard Trả trước

• Tại ATM chủ thẻ có thể thực hiện các giao dịch như: Rút tiền mặt; Chuyển khoản; Vấn tin số dư; In sao kê giao dịch; Đổi PIN; Tra cứu thông tin trên mạng.

• Tại POS thực hiện được các giao dịch tương tự như ATM và thêm một số giao dịch khác như thanh toán tiền hàng hóa /dịch vụ. Nổi bật là các chức năng:

Rút tiền mặt; Chuyển khoản; Nộp tiền vào tài khoản mở tại ngân hàng; mua xăng dầu; Chuyển tiền từ thẻ ghi nợ sang thẻ trả trước

2.2.2 Vốn, nguồn vốn đầu tư

Như chúng ta đã biết PG Bank là một Ngân hàng Cổ Phần nên vốn đầu tư hàng năm cho linh vực dịch vụ thẻ được huy động từ 3 nguồn chủ yếu sau:

Vốn cổ đông: như chúng ta đã biết Ngân hàng PG Bank là một ngân hàng Cổ phần Thương Mại chính vì vậy số vốn đóng góp trong việc thiết lập và duy trì sự hoạt động phát triển của Trung tâm thẻ và việc đầu tư vào dịch vụ thẻ là một điều tất yếu. Tuy nhiên số vốn này cũng chỉ đóng góp một phần nhỏ khoảng 27,5 tỷ đồng chiếm khoảng 12.4% trong tổng số vốn cổ đông chi cho các hoạt động đầu tư ( bên cạnh các hoạt động đầu tư khác như: đầu tư tài chính, đầu tư tài sản cố định, chất lượng các dịch vụ khác…..)

Lợi nhuận tích lũy từ các năm trước: Trong như năm gần đây hoạt động đầu tư vào dịch vụ thẻ có phần tăng lên bởi một số lý do: hiện nay, đang có rất nhiều các ngân hàng CPTM khác cũng đang đầu tư để quảng cáo và nâng cao chất lượng cũng như tính năng của các loại thẻ tín dụng, chính vì vậy để có thể tồn tại và phát triển được trong giai đoạn hiện nay, bắt buộc PG Bank cũng phải cố gắng đầu tư cả về nhân lực và trí lực. số lượng vốn đầu tư của cả năm 2011 vào khoảng : 17.3 tỷ đồng chiếm khoảng 4% tổng số lợi nhuận tích lũy được từ các năm trước tăng 1.6 lần so với năm 2010.

Từ tiền gửi của người dân: Bên cạnh lượng vốn lấy từ vốn cổ đông và lợi nhuận tích lũy được qua các năm thì vốn đầu tư huy động từ tiền gửi chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Chiếm khoảng 30% trong tổng số vốn đầu tư cho dịch vụ thẻ tại PG Bank ( 23.65 tỷ mỗi năm)

Bảng 3: Quy mô vốn đầu tư và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển dịch vụ thẻ của PG Bank trong giai đoạn 2008-2011

Đơn vị: tỷ, % Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng vốn đầu tư phát triển dịch vụ thẻ ( tỷ) 21.4 23.7 25.8 27.5 Tốc độ tăng liên

hoàn vốn đầu tư phát triển dịch vụ thẻ qua các năm ( %)

- 10.57 8.86 6.58

Nguồn: Báo cáo tài chính PG Bank cuối năm 2011

Thông qua bảng số liệu ta có thể thấy rõ một điều, tổng vốn đầu tư đầu tư đang ngày càng tăng từ 21.4 năm 2008 tăng lên tới 23.7 tỷ vào năm 2009 tăng 10.57 %.

Năm 2011 chứng kiến một sự tăng đáng kể trong lượng vốn đầu tư vào dịch vụ thẻ của PG Bank với con số lên tới 27.5 tỷ tăng khoảng 28.5% so với năm 2008. Tuy nhiên một điều ngạc nhiên là tỷ trọng tốc độ tăng vốn qua các năm có xu hướng giảm dần, cụ thể là năm 2009 tốc độ tăng nguồn vốn so với năm 2008 là 10.57 % nhưng tới năm 2011 tốc độ tăng lại chỉ rơi vào khoảng 6.58 % ( giảm khoảng 4% so với năm 2008). Một nguyên nhân rất dễ lý giải cho việc sụt giảm trong tỷ trọng vốn đầu tư trong những năm gần đây: năm 2008 PG Bank mới trong quá trình bắt đầu triển khai kế hoạch phát triển đầu tư vào việc thanh toán bằng thẻ chính vì việc đầu tư chủ yếu được chú trọng trong việc đầu tư vào việc lắp đặt trang thiết bị, máy móc cũng như phát hành thẻ và phổ biến tới công chúng. Nhưng trong 2 năm gần đây, 2010 và 2011, thanh toán bằng thẻ đã và đang dần đi sâu vào đời sống của người dân, hàng trăm ngân hàng trong cả nước cũng đang có những kế hoạch để phát triển và cạnh tranh trong lĩnh vực này, chính vì vậy với những cơ sở vật chất đã được kiến tạo PG Bank quyết định thay đổi phương thức đầu tư từ chiều rộng sang chiều sâu, vào việc nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm nên tốc độ tăng vốn đầu tư có xu hướng chậm lại là một điều dễ hiểu.

2.2.3. Hoạt động đầu tư phát triển dịch vụ thẻ theo nội dung đầu tư

Bảng 4 : Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển dịch vụ thẻ theo nội dung của ngân hàng PG Bank giai đoan 2008-2011

Đơn vị: Tỷ, %

Nguồn vốn đầu tư theo nội dung( tỷ)

11.6 12.7 13.9 15.45

Tốc độ tăng liên hoàn vốn đầu tư so với năm trước ( %)

- 9.48 10.2 11.2

Nguồn: Báo cáo tài chính Khối Đầu tư Ngân hàng PG Bank giai đoạn 2008-2011

Qua bảng số liệu ta có thể thấy, mặc dù số lượng vốn để đầu tư và lĩnh vực dịch vụ thẻ theo nội dung có tăng qua các năm ( 2008: 11.6 tỷ, 2009: 12.7 tỷ tăng 1.1 tỷ so với năm trước đó, 2011: 15.45 tỷ tăng 1.55 so với năm 2010 với số vốn đầu tư : 13.9%) Tuy nhiên, với một vài phép tính đơn giản lại có thể dễ dàng nhận ra tốc độ vốn đầu tư so với năm trước của các năm trong giai đoạn 2008-2011 lại có xu hướng giảm, một phần bởi việc đầu tư vào máy móc thiết bị và địa điểm giao dịch phát hành thẻ đã được đầu tư từ những năm trước đó,trong những năm sau số lượng ATM, POS.. có được lắp đặt thêm nhưng không đáng kể thay vào đó PG Bank tập trung đầu tư vào các sản phẩm mới.

2.2.3.1 Mạng lưới giao dịch thẻ của PGBank

Để góp phần vào hoạt động thanh toán thẻ, mạng lưới ATM của PGBank không ngừng mở rộng. Việc tham gia vào tổ chức thẻ thanh toán Banknet với gần 20 ngân hàng thành viên trong đó có các ngân hàng lớn như : Ngân hàng Đầu tư và Phát tiển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)… với mạng lưới ATM và POS rộng khắp cả nước, giúp cho việc thanh toán của khách hàng được thuận tiện hơn. Đây là một nỗ lực rất lớn của PGBank khi tham gia vào thị trường thẻ trong nước, cũng như góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên cả nước.

Bảng 5: Quy mô vốn đầu tư và tốc độ tăng vốn đâu tư cho mạng lưới giao dịch thẻ trong giai đoạn 2008-2011

Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Vốn đầu tư cho mạng lưới giao dịch thẻ(tỷ) 5.9 6.7 7.5 8.5 Tốc độ tăng liên hoàn vốn đầu tư cho mạng lưới giao dịch thẻ( %)(

- 13.55 11.9 10.3

Nguồn: Báo cáo tài chính Khối Đầu Tư ngân hàng PG Bank giai đoạn 2008-2011

Sau khi quan sát bảng trên ta thấy, quy mô vốn đầu tư tăng một cách đáng kể qua các năm cụ thể là : 2008 là 5.9 tỷ, 2009 là 6.7 tỷ tăng 0.8 tỷ so với năm 2008, 2011 là 8.5 tỷ tăng 1 tỷ so với năm 2010. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn đầu tư lại có xu hướng giảm dần qua các năm bởi một số lý do: PG Bank đã xây dựng được một hệ thống mạng lưới giao dịch thẻ lớn mạnh từ những năm đầu tiên triển khai kế hoạch đầu tư phát triển dịch vụ thẻ, nên trong một vài năm gần đây số lượng máy ATM hay POS cần lắp đặt đã ít hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, cho tới giai đoạn 2008-2011 thì hình thức thanh toán bằng thẻ của PG Bank đã chiếm được cảm tình lớn của người dân nhưng trước mắt mới chỉ tập trung vào hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng triển khai lắp đặt hệ thống ATM

Đến cuối tháng 6/2011 tổng số lượng máy ATM đã lắp đặt được 55 máy, số lượng lắp đặt từ đầu năm đến nay là 02 máy.

Trong thời gian vừa qua công tác triển khai ATM gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân chính sau:

Do tiến độ thực hiện kế hoạch triển khai ATM của PG Bank chậm, thời gian kéo dài dẫn đến không thực hiện đúng với cam kết của hợp đồng (từ 5-10 điểm/địa bàn/đơn hàng) dẫn đến việc triển khai lắp đặt ATM hết sức bị động, thiệt hại về kinh tế cho nhà cung cấp (Tiến độ mở các PGD chậm, không có kế hoạch cụ thể về thời gian, có những địa điểm được lên kế hoạch lắp đặt gửi cho nhà thầu nhưng rất

lâu sau đó vẫn không triển khai, hoặc nhà thầu đến khảo sát, thống nhất xong phương án và triển khai một số hạng mục tại xưởng nhưng sau một thời gian lại thông báo không lắp đặt nữa nên phải để lại và phải chờ một thời gian sau có địa điểm khác phù hợp mới chuyển sang lắp đặt được,…).

Công tác hoàn thiện chứng từ, thủ tục quá lâu (chi nhánh ký chứng từ hoàn công, biên bản nghiệm thu khối lượng, biên bản bàn giao,…) dẫn đến chậm thanh toán cho nhà thầu, đến nay còn hơn 10 điểm đã hoàn thành và bàn giao nhưng chưa thanh toán cho nhà thầu (chủ yếu là địa điểm lắp đặt vào cuối năm 2010).

Khâu trình phê duyệt điều chỉnh đơn giá thi công, phê duyệt đơn giá các hạng mục phát sinh trong quá trình thực tế bị kéo dài cũng có những ảnh hưởng nhất định.

Tình hình triển khai lắp đặt máy thanh toán thẻ POS

Tổng số lượng máy POS đến nay đã lắp đặt là 4,034 máy, trong đó:

Lắp đặt tại Cty XD là: 3,963 máy (thêm 24 máy trong 6 tháng đầu năm nay). Lắp đặt tại các điểm giao dịch của PG Bank (CN, PGD) là: 67 máy (thêm 03 máy trong 6 tháng đầu năm nay).

Lắp đặt tại các ĐVCNT khác: 04 máy (chưa lắp đặt thêm máy nào trong 6 tháng đầu năm nay).

Với số lượng máy ATM còn hạn chế và các điểm lắp đặt POS mới chỉ dừng lại ở các CHXD và số lượng rất nhỏ ở đơn vị bán hàng khác, mạng lưới các điểm giao dịch của PG Bank còn ít cũng là một trong số những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển thẻ - trả lương qua tài khoản.

- Hệ thống và thiết bị còn gặp nhiều trục trặc như:

Lỗi hệ thống: Mặc dù đã có xu hướng giảm và việc khắc phục nhanh nhưng tình trạng lỗi hệ thống cũng vẫn còn xảy ra với tần xuất tương đối nhiều và do số lượng giao dịch tại các CHXD lớn nên khi xẩy ra lỗi gây tác động trên diện rộng. Các lỗi điển hình là: lỗi kết nối kênh (banknetvn, epurse,…); lỗi hạch toán vào corebanking trong khi xử lý cuối ngày.

Lỗi thiết bị POS: Trong 6 tháng đầu năm 2011, số lượng máy hỏng do các CTy XD gửi về nhiều. Điển hình là lỗi chip, hỏng modem, lỗi sensor máy in,…. Việc bảo hành của nhà cung cấp còn rất chậm, thời gian sửa chữa kéo dài (do nhà cung cấp không có sẵn linh kiện thay thế) gây ra tình trạng thiếu thiết bị sử dụng của các Cty XD. Tính đến thời điểm 30/6/2011 tổng số lượt bảo hành lỗi thiết bị

POS và các phụ kiện là 2,434 lượt, trong đó còn tồn đọng chưa xử lý là 143 POS và 24 phụ kiện.

Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng gấp của các Cty XD, TT Thẻ đã khắc phục bằng giải pháp tạm thời: tạm xuất kho thiết bị POS mới để gửi cho Cty XD sử dụng tạm thời.

- Chất lượng dịch vụ tại các CHXD:

Còn nhiều CHXD từ chối giao dịch qua thẻ của khách hàng với các lý do như: ngày cuối tháng chốt sổ nên không chấp nhận thẻ, nhân viên mới nên không biết thao tác, văn phòng của CHXD thường đóng cửa vào buổi tối nên không kết nối online thanh toán thẻ ghi nợ được, chỉ cho rút tiền mặt trong giờ hành chính,… Việc định danh thẻ và chứng từ định danh không được tuân thủ (thông tin sơ sài, một số CH không có hồ sơ lưu trữ; chủ thẻ không trực tiếp sử dụng thẻ hoặc do cán bộ CH tự tạo ra – CV số 0815/XD-TCKT ngày 09/6/2011 của TCTy).

2.2.3.2. Giao dịch tại quầy - Giải quyết tra soát khiếu nại - Hỗ trợ đối chiếu thanh toán

Bảng 6 : Quy mô vốn và tốc độ tăng nguồn vốn đầu tư phát triển danh cho trang thiết bị tại các giao dịch tại quầy trong giai đoạn 2008-2011

Đơn vị: trăm triệu, %

Năm Chỉ tiêu

Quy mô nguồn vốn đầu tư vào trang thiết bị và giải quyết khiếu nại tại các giao dịch tại quầy

5.7 6.0 6.4 6.9

Tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư vào trang thiết bị và giải quyết khiếu nại tại các giao dịch tại quầy

- 5.8 6.1 7.3

Nguồn: Báo cáo tài chính khối Đầu Tư ngân hàng PG Bank giai đoạn 2008-2011

Quy mô vốn đầu tư vào trang thiết bị và giải quyết khiếu nại tại các giao dịch tại quầy có xu hướng tăng chậm trong giai đoạn 2008-2011 được thể hiện qua các số liệu: 2008: 5.7 tỷ, năm 2009 6 tỷ tăng so với năm 2008 là 0.3 tỷ, năm 2010: 6.4 tỷ tăng 0.4 tỷ so với năm 2009, năm 2011 : 6.9 tỷ tăng 0.5 tỷ so với năm 2010. Tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này cũng có xu hướng tăng đáng kể trong những năm gần đây: năm 2009 tăng 5.8%, năm 2010 : 6.1 %, 2011 : 7.3%. Lý do bởi để giải thích cho xu hướng trên đó là cùng với việc thực hiện công tác phát hành thẻ cho khách hàng do Trung tâm Bán lẻ - Khối DVNHBL phát triển được, Bộ phận giao dịch tại quầy - TT Thẻ phục vụ thêm 6,273 khách hàng trong 6 tháng đầu năm, nâng tổng số TK quản lý lên 12,802 TK.

Mặc dù số lượng TK phát triển bình quân tháng giảm nhưng số lượng giao dịch thực hiện tăng cũng cho thấy KH đang dần tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của PG Bank..

Bảng 7:Tổng kết số lượng tài khoản và giao dịch phát sinh tính tới cuối tháng 6 năm 2011

Đơn vị: Số tài khoản

TT Nội dung Năm 2010 6 tháng

đầu năm 2011

% Tăng/giảm (bình quân

1. Số lượng TK đang quản lý 19,804 6,273 - 37% 1.1 SL TK cá nhân 19,761 3,711 - 62% 1.2 SL TK doanh nghiệp 43 33 + 153% 1.3 SL TK sử dụng dịch vụ trả lương qua TK 4,779 2,687 +111% 2. SL giao dịch phục vụ 19,482 19,014 + 195%

2.1 Nạp tiền vào thẻ trả trước 13,604 16,327 + 240%

2.2 Số lượng gd đổ lương 1 lần/tháng 4,963 2,488 + 100%

2.3 Số lượng gd đổ lương 2 lần/tháng 915 199 + 43%

3. SL TK DN phải theo dõi xuất hóa

đơn 6 22 + 733%

(Nguồn: BC sơ kết hoạt động thẻ PG Bank)

- Đối với công tác triển khai dịch vụ trả lương qua TK cũng cần có biện pháp để tăng về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đối với các CTY thuộc Petrolimex:

 Tổng số 72 CTy XD hiện đã sử dụng dịch vụ trả lương qua TK tại các chi nhánh trong hệ thống PG Bank.

 Trong tổng số 78 Công ty Cổ phần thuộc Petrolimex mới có 39 công ty sử dụng dịch vụ trả lương qua TK tại các chi nhánh trong hệ thống PG Bank.

- Trong 6 tháng đầu năm tình hình lỗi hệ thống cũng có chiều hướng giảm so với năm trước, tuy nhiên vẫn còn xuất hiện với tần suất nhiều hàng tháng nên số lượng tra soát tiếp nhận từ khách hàng cũng như của các CHXD tương đối lớn. Tuy nhiên với sự nỗ lực của các nhân sự, các yêu cầu gửi tới đều được giải quyết kịp thời, cụ thể:

Bảng 8: Thống kê hoạt động tra soát của PG Bank tính tới cuối tháng 6 năm 2011 Đơn vị: tra soát

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w