6. Kết cấu của luận văn
3.2.4.3. Tiếp tục liên kết với các ngân hàng trong liên minh thẻ
Để phát triển hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có một công nghệ thanh toán hiện đại, an toàn và nhanh chóng. Vì vậy, đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn và cần có sự đầu tư đồng bộ mà không phải ngân hàng nào cũng dễ dàng thực hiện được. Chính vì vậy mà việc liên kết giữa các ngân hàng thương mại nhỏ với những ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ là điều kiện rất tốt để phát triển hệ thống thanh toán thẻ của Việt Nam, các ngân hàng sẽ tận dụng được hệ thống ATM sẵn có, việc phát triển hoạt động ATM sẽ nhanh chóng và giảm thiểu được chi phí do các ngân hàng được lợi từ hệ thống ngân hàng đối tác, ngược lại ngân hàng đối tác sẽ tận dụng được công nghệ và hệ thống ATM sẵn có. Sự liên kết giữa các ngân hàng có một ý nghĩa hết sức to lớn và là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển thị trường thẻ Việt Nam bởi lẽ nó tạo ra một cộng đồng đông đảo các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán, phát hành thẻ, mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng thẻ cũng như mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, tạo nền tảng xây dựng chuẩn mực chung về kỹ thuật để từ đó tạo ra tiện ích có giá trị ngày một cao cho người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả dịch vụ thẻ của các ngân hàng.
Liên kết mở rộng mạng lưới rút tiền, ĐVCNT: Hiện nay, số lượng các ngân hàng trong liên minh thẻ Smartlink và Banknet ngày càng tăng đã tạo thuận lợi đáng kể cho việc phát hành thẻ của các ngân hàng trong liên minh nói chung và PG Bank nói riêng. Tuy vậy trên thực tế PG Bank chưa thực hiện kết nối với tất cả các ngân hàng trong liên minh. Để mở rộng phạm vi thanh toán hơn nữa PG Bank cần đẩy mạnh tốc độ kết nối thanh toán với các ngân hàng còn lại. Các ngân hàng trong liên minh cần dành thời gian quan tâm đến dịch vụ thẻ để lên kế hoạc thực hiện liên kết
thực sự hiệu quả, tiếp tục phát huy gia tăng tính tiện ích của dịch vụ thẻ cho cả khách hàng và ngân hàng.
3.2.5 Hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ tin học
Với tốc độ phát triển như vũ bão hiện nay của công nghệ tin học, vấn đề hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trở nên bức xúc không chỉ với PG Bank mà còn với tất cả các ngân hàng trong nước. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh và thay đổi từng ngày do đó việc ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng cùng đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên. Chính vì vậy, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng chính là nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước, nhất là trong dịch vụ thẻ.
Xuất phát từ lý do trên để phát triển mạnh dịch vụ thẻ sao cho phù hợp nhất với nhu cầu, tiềm năng sẵn có, PG Bank cần phải đẩy nhanh hơn nữa vào đầu tư kỹ thuật trong các giai đoạn của dự án nâng cao nhằm năng lực cạnh tranh của thẻ PG Bank. Đó là việc triển khai các dự án Công nghệ Thẻ:
• Giai đoạn I: Cải tiến hệ thống
• Giai đoạn II: tăng cường số lượng, chất lượng hệ thống POS và ATM • Giai đoạn III: Triển khai dự án thẻ quốc tế VISA
• Giai đoạn IV: Triển khai E-commerce (thương mại điện tử)
Giai đoạn I của dự án chính là khoảng thời gian PG Bank tạo được những cơ sở vững chắc về công nghệ ngân hàng giúp cho các giai đoạn sau PG Bank có thể trển khai những ứng dụng cho dịch vụ thẻ và nâng cấp hệ thống từ Corebanking của ngân hàng. Hiện nay PG Bank vẫn đang sử dụng song song hai phần mềm của Epurse và OpenWay để quản lý hệ thống thẻ nội địa. Epurse nhằm quản lý thẻ trả trước và OpenWay nhằm quản lý thẻ Ghi nợ nội địa. Như vậy hệ thống thẻ của PG Bank thực chất có rất nhiều vấn đề trong việc vận hành. Bản thân việc phải nhập dữ liệu vào hai hệ thống khác nhau làm cho giao dịch viên gặp không ít khó khăn để làm quen. Phức tạp hơn nữa là hai hệ thống khi kết nối có tính tương thích không cao, gây ra rất nhiều lỗi trong khi vận hành. Điều này hiện nay đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian đầu, nhưng vẫn cần phải khắc phục triệt để nhằm giảm thiểu lỗi và rủi ro cho hệ thống
3.2.6 Tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ thẻ tại PG Bank
Để dịch vụ thẻ tại PG Bank có sức cạnh tranh hơn nữa trên thị trường Ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau: