Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quảng cáo cho dịch vụ Mobile Internet 3G của công ty viễn thông Viettel –Vietteltelecom (Trang 26)

Bảng 1.3: Ma trận SWOT

S (Điểm mạnh) W (Điểm yếu)

- Ban lãnh đạo nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu và phát triển các sản phẩm dịch vụ viễn thông. - Công ty có đội ngũ nhân viên dồi dào, có nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo.

- Có định hướng rõ ràng về chiến lược phát triển của công ty một cách lâu dài và bền vững.

- Hệ thống máy móc công nghệ, hạ tần viễn thông, đầu tư hiện đại được hỗ trợ nguồn lực tài chính mạnh mẽ

- Có hệ thống con người được đào tạo rèn luyện, tác phong công nghiệp, sáng tạo, tận tâm hết lòng phục vụ khách hàng.

- Nguồn lực marketing còn hạn chế chủ yếu chú trọng kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thộng.

- Cơ cấu tổ chức quản lý phụ thuộc quốc phòng mang nhiều tính hành chính. - Công tác nghiên cứu khách hàng mục tiêu ở khu vực Hà Nội còn nhiều hạn chế.

- Công ty có nhiều sản phẩm dịch vụ nên việc kiểm soát đánh giá bị hạn chế… chất lượng dịch vụ chưa đồng đều chưa cao, ...

- Khách hàng trung thành trả sau thấp hơn Vinaphone và Mobiphone

- Thị trường dân số, viễn thông phát triển và tăng trưởng nhanh.

- Xu hướng sử dụng dịch vụ di động thông qua băng thông rộng ngày càng phổ biến.

- Bước đầu hình thành thói quen cho mọi người sử dụng di động kết nối với dịch vụ chất lượng cao.

- Nhu cầu sử dụng dịch vụ trong nước không ngừng tăng cao

- Chính phủ hạn chế việc thành lập mới các hãng viễn thông di động

- …

- Thị trường kinh doanh viễn thông có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn.

- Nhiều đối thủ cạnh tranh áp dụng chiến lược xúc tiến quảng bá dịch vụ lớn quy mô ảnh hưởng tới dịch vụ của công ty. - Thị trường truyền thông trở nên bão hào thông tin .Trên thị trường có nhiều thương hiệu khiến khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ mình mong muốn.

- Tiềm lực của các đối thủ cạnh tranh rất lớn.

- Áp lực từ khách hàng chuyển sang dịch vụ viễn thông khác.

Thông qua việc xây dựng ma trận SWOT cho công ty viễn thông Viettel giúp ta có được cái nhìn tổng quát về tình hình của doanh nghiệp: bên trong và ngoài doanh nghiệp. Từ đó ta sẽ phát hiện được vấn đề và đưa ra chiến lược điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Công ty viễn thông Viettel biết được điểm mạnh, nhận ra điểm yếu; nắm bắt, dự đoán cơ hội từ thị trường kinh doanh, ngăn chặn thách thức đang tới để đưa ra quyết định, chiến lược kinh doanh tốt nhất cho sản phẩm dịch vụ của công ty. Tận dụng cơ hội từ thị trường đưa ra các chương trình truyền thông, quảng cáo tác động đến nhận thức khách hàng gây ấn tượng mạnh mẽ thay đổi hành vi tiêu dùng trong họ từ đó bao quát thị phần và tăng doanh thu. Nếu công ty viễn thông Viettel tận dụng được điểm mạnh của mình và định hướng theo đúng hướng phát triển của thị trường kinh doanh viễn thông sẽ giúp công ty vượt lên trên các đối thủ trong thị trường cạnh tranh viễn thông đầy tiềm

năng phát triển tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ma trận SWOT không phải là công cụ duy nhất giúp công ty tìm ra được chiến lược kinh doanh của mình mà bản thân doanh nghiệp cần phải sử dụng đa dạng, kết hợp nhiều công cụ khác…sẽ giúp công ty có một cái nhìn toàn diện trong quá trình phân tích, đánh giá, tìm ra chiến lược kinh doanh theo mục tiêu một cách sáng tạo, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quảng cáo cho dịch vụ Mobile Internet 3G của công ty viễn thông Viettel –Vietteltelecom (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w