6. Kết cấu luận văn
2.2. Môi trường bên ngoài
2.2.1. Môi trường vĩ mô
Tốc độ tăng trưởng của Công ty trong lĩnh vực tư vấn xây dựng điện chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tình hình đầu tư phát triển hệ thống nguồn và lưới điện Quốc gia. Trong khi đó tình hình đầu tư các dự án điện chịu sự tác động của các yếu tố vĩ mô như sau:
2.2.1.1. Môi trường kinh tế
Nhân tố đầu tiên trong môi trường kinh tế là tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng GDP trung bình của Việt Nam đạt khoảng 6% trong 20 năm qua, là mức phát triển khá cao chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, do suy thoái kinh tế toàn cầu, nợ công châu Âu kéo theo kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại và dự báo còn nhiều khó khăn trong giai đoạn đến năm 2015.
Bảng 2.3. Số liệu kinh tế vĩ mô chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2007-2011
Tên chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2015
(Dự báo)
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 8,5 6,17 5,32 6,78 5,89 6,50 Tỉ lệ lạm phát (%/GDP) 12,63 23 6,88 11,75 18,13 10,00
GDP/người/năm 843 1052 064 1168 1300 2000
Bảng 2.4. Mối quan hệ tốc độ tăng trưởng GDP và tăng trưởng điện năng
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
1 Tốc độ tăng GDP (%) 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89
2 Tốc độ tăng điện năng (%) 13,20 12,35 11,93 14,95 9,30 Nguồn: Niên giám thống kê 2010 Với mức tăng trưởng như vậy nhu cầu điện năng là rất lớn, theo thống kê trong những năm vừa qua, để đạt mức tăng trưởng 1% GDP thì cần tới gần 2% tăng trưởng về điện năng. Dự báo nhu cầu phụ tải điện trong giai đoạn sắp tới sẽ tăng hàng năm khoảng trên dưới 15% để đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho sự phát triển của nền kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ngoài các nỗ lực tăng cường đầu tư của ngành điện, Chính phủ cũng đang khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư ngoài ngành điện đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện bằng những chính sách giá mua điện hợp lý, hỗ trợ trong việc vay vốn đầu tư, miễn giảm thuế...
Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại Việt Nam có dấu hiệu tăng mạnh trong những năm gần đây. Đỉnh điểm của lãi suất là vào năm 2008 khi lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại có lúc lên tới 17 – 18%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1993 (22,04%). Lãi suất năm 2009 tuy có hạ xuống còn 8,5%, nhưng cho đến và 2011-2012 lãi huy động của các ngân hàng thương mại lại lên 15 - 16% dẫn đến lãi suất cho vay cao nhất lên đến 22-23% năm. Theo công bố của ngân hàng Thế giới lãi suất huy động của Việt Nam không ổn định và cao nhất khu vực Đông – Nam Á đã tạo nên hiện tượng ngừng trệ trong đầu tư mà đặc biệt là đầu tư vào nguồn điện gây khó khăn trong việc huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành điện.
Tỷ lệ lạm phát trong những năm vừa qua là khá cao, năm 2007 là 7,5%, năm 2008 là 24%, năm 2009 là 13%, năm 2010 là 12% và năm 2011 là 18% và đều vượt chỉ tiêu do Quốc Hội đề ra, trong khi đó thị trường chứng khoán hoạt động khá trầm lắng, một số cổ phiếu giảm giá mạnh. Tỷ lệ lạm phát cao cùng với khó khăn trong huy động vốn đầu tư ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện và hiệu quả của dự án.
Trong những năm gần đây tỷ giá giữa tiền Đồng Việt Nam (VND) và Đô la Mỹ (USD) biến đổi theo xu thế tăng lên, năm 2008 là 16.100VND/1USD đến năm 2011 là
21.000VND/1USD. Sự biến động này có thể có lợi cho xuất khẩu nhưng gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu mà phần lớn các thiết bị trong các nhà máy đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên từ năm 2011 cho đến nay tỷ giá tương đối ổn định, mặt khác việc Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên các hàng rào thuế quan từng bước được bãi bỏ cũng là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư vào ngành điện.
2.2.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật
Việt Nam là đất nước có sự ổn định về chính trị, hệ thống luật kinh tế đã được ban hành khá hoàn chỉnh. Trong những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, luật cũng như nghị định, thông tư hướng dẫn đã tạo nên một cách cơ bản hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Ngày 11/1/2007, Việt nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại Thế giới – WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường ra các nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài cũng được tạo điều kiện để thâm nhập vào thị trường Việt Nam nên sẽ tạo ra những khó khăn lớn cho Công ty, đặc biêt là công tác tư vấn các dạng năng lượng mới.
Luật Điện lực đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004. Luật này đã tạo hành lang pháp lý trong hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng.
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) đã được Chính phủ quyết phê duyệt tại Quyết định 1208/QĐ- TTg ngày 21/7/2011, theo đó có nhiều các nhà máy nhiệt điện, điện gió, năng lượng mặt trời và điện hạt nhân được xây dựng tại khu vực Trung – Nam Bộ. Qui hoạch cũng đã đưa bức tranh toàn cảnh của điện lực Việt Nam trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc định hướng phát triển của Công ty.
2.2.1.3. Môi trường xã hội
Việc phát triển điện năng được nhà nước hết sức quan tâm, là nguồn năng không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cả đất nước...Việc xây dựng các công trình điện ngoài những yếu tố tích cực thì yếu tố tiêu cực cho xã hội cũng đang
hiện hữu. Một mặt là sự đánh đổi giữa yếu tố môi trường và phát triển kinh tế xã hội, mặt khác cũng là do yếu tố con người.
Tác động của công trình thuỷ điện đến tình hình xã hội ở khu vực xây dựng công trình, trước hết là phải di dời dân ra khỏi khu vực công trình và vùng sẽ bị ngập nước. Tác động tiêu cực thứ hai là sự thay đổi điều kiện khí hậu, sinh thái sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động trong đời sống của nhân dân. Ngoài ra, có thể có những thay đổi điều kiện tác động của công trình thuỷ điện đến môi trường thiên nhiên. Các dự án nhiệt điện chạy than, tuy đã được áp dụng nhiều công nghệ mới ở các nước tiến tiến trên thế giới nhưng cũng không thể tránh khỏi việc thải ra môi trường những chất độc hại cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng.
Một số dự án xây dựng điện đã và đang xây dựng do chưa tuân thủ triệt để trong công tác bảo vệ môi trường cũng như việc như công tác đền bù tái định canh, định cư đã được phê duyệt. Công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc cũng bị ảnh hưởng đã tạo nên dư luận không tốt trong xã hội, ảnh hưởng lớn đến công tác đầu tư xây dựng các dự án thủy điện trong thời gian tới.
2.2.1.4. Môi trường tự nhiên
Việt Nam có tiềm năng gió rất lớn với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360 MW. Đây nguồn năng lượng sạch có thể thay thế cho các nguồn năng lượng khác trong tương lai. Chính phủ đã có chính sách khuyến khích đầu tư như giảm thuế, mua điện giá cao... cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây tín hiệu tốt để Công ty nghiên cứu và tiếp cận và có khả năng đảm nhận công tác tư vấn đối với các dự án năng lượng mới này.
Tiềm năng thủy điện của Việt Nam đã được khai thác cơ bản. Hiện tại chỉ còn các dự án thủy điện nhỏ lẻ, chủ yếu có công suất dưới 50MW và hiệu quả các dự án chưa được khai thác là không cao, có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Tuy vậy các nước có quan hệ kinh tế - chính trị thân thiết với Việt Nam như Lào, Cam Phu Chia có tiềm năng thuỷ điện lớn và đã có nhiều nhà đầu tư Việt Nam tham gia đầu tư xây dựng.
2.2.1.5. Môi trường công nghệ
Hiện nay các nước trên thế giới đã phát triển mạnh các công nghệ mới trong sản xuất điện năng như sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân, nhưng đối với Viêt Nam lĩnh vực này còn khá mới lạ. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì khả năng tiếp cận trong lĩnh vực tư vấn đối với các công nghệ năng lượng mới có nhiều thuận lợi. Theo nghị quyết đã được Quốc Hội thông qua thì năm 2022 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, năm 2024 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 sẽ đi vào vận hành. Qua việc tiếp cận với công nghệ hiện đại thì ngành điện Việt Nam, trong đó có PECC4 sẽ được tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại.
Các phần mềm tính toán các chuyên ngành tư vấn xây dựng điện có nguồn gốc tư nước ngoài như Mỹ, Canada, Nhật...Các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác khảo sát, thí nghiệm được phổ biến khá rộng rãi và có nhiều cơ hội tiếp cận...và cũng đã được Công ty trang bị nhằm tăng năng suất lao động.
Tóm lại, trước những diễn biến của môi trường vĩ mô, Công ty phải đối diện với nhiều thách thức như tỷ lệ lạm phát và lãi suất cao ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các dự án điện, tiềm năng thủy điện của Việt Nam đã được khai thác hết nguồn,... nhưng bên cạnh đó cũng mở ra cơ hội lớn cho Công ty như có nhiều các nhà máy nhiệt điện, điện hạt nhân được đầu tư xây dựng từ nay đến năm 2020, tiềm năng các dạng năng lượng mới ở Việt Nam lớn, có nhiều cơ hội tiếp cận với các công nghệ hiện đại...Để tận dụng những cơ hội và hạn chế những nguy cơ của môi trường vĩ mô thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty đến năm 2020 là rất cần thiết.
2.2.2. Môi trường vi mô
Dịch vụ tư vấn xây dựng điện là dịch vụ sử dụng những khả năng, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình về ngành để trợ giúp khách hàng lập qui hoạch khảo sát thiết kế các dự án điện. Chất lượng của dịch vụ chính là lợi ích mang lại cho khách hàng thông qua hiệu quả của mỗi dự án điện. Trong khi đó hiệu quả của mỗi dự án phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của từng người lao động và giá trị nguồn nhân lực trong Công ty. Chất lượng nguồn nhân lực và môi trường văn hóa Công ty đã tạo ra lợi thế canh tranh chủ yếu của doanh nghiệp và là tài sản lớn nhất quyết định tồn vong của doanh nghiệp. Cũng như các doanh nghiệp khác trong một môi trường cạnh tranh Công ty cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như sau:
2.2.2.1. Khách hàng
Trong thời gian vừa qua, Công ty cũng đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ EVN như việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giao thầu một số dự án phát triển điện do EVN làm chủ đầu tư. Tuy nhiên chính sách của Chính phủ có nhiều thay đổi, việc huy động nhiều các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nên nguồn vốn đầu tư phát triển điện của EVN sụt giảm. Ngoài ra, Luật đấu thầu đã có hiệu lực thi hành nên việc chỉ định thầu tư vấn các dự án do EVN làm chủ đầu tư sẽ có nguy cơ phạm luật.
Một số nhà đầu tư lớn ngoài EVN như Tập đoàn đầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà... cũng đã tiến hành đầu tư vào ngành điện, tuy nhiên các Tập đoàn này đã có những Công ty tư vấn để phục vụ cho mục đích phát triển điện của Tập đoàn ấy. Như vậy khách hàng mục tiêu của Công ty là các đơn vị trực thuộc Tập đoàn như Tổng Công ty truyền tải điện Quốc gia, các Ban quản lý nhiệt điện, thủy điện, lưới điện, các Tổng Công ty phát điện 1,2,3,4 và các Tập đoàn tư nhân khác như Tập đoàn Tân Tạo, Tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai....
Do đặc trưng của ngành điện, vốn đầu tư xây dựng các dự án điện là rất lớn nên không nhiều nhà đầu tư có đủ tiềm năng tham gia, trong khi đó các Công ty tư vấn điện rất nhiều như EVN có 04 Công ty và 01 Viện, Tập đoàn Sông Đà 02 Công ty, Tập đoàn dầu khí 03 Công ty, Tập đoàn than khoáng sản 01 Công ty và hàng trăm Công ty tư vấn điện tư nhân khác trên toàn quốc. Như vậy khách hàng có rất nhiều lựa chọn các nhà thầu tư vấn xây dựng.
Tuy vậy, trong quá trình hoạt động Công ty cũng đã có nhiều khách hàng mang tính chiến lược như các Ban quản lý dự án thuỷ điện, lưới điện thuộc EVN. Các khách hàng chủ yếu như Công ty cổ phần thuỷ điện Sông Ba, Công ty cổ phần thuỷ điện Buôn Đôn,... Những khách hàng đã có mối quan hệ tốt, gắn bó nhiều năm với Công ty qua nhiều dự án.
2.2.2.2. Nhà cung cấp
Nguồn cung cấp lao động của Công ty chủ yếu các trường đại học khối ngành kỹ thuật. Nguồn lao động này hiện nay tương đối dồi dào, tuy nhiên để thực hiện công tác tư vấn một cách thành thạo thì cần phải đào tạo tại chỗ ít nhất 3 năm bởi những chuyên gia có năng lực trong Công ty. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao
hiện nay khó khăn do trụ sở Công ty ở thành phố có trình độ phát triển khoa học công nghệ chưa cao so với các thành phố lớn khác như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng.
Các nhà cung cấp phần mềm bản quyền và cung cấp vật tư thiết bị cho công tác khảo sát, thí nghiệm hiện nay khá phổ biến nên Công ty không chịu áp lực bởi những nhà cung cấp này.
Vốn điều lệ hiện nay của Công ty không lớn, thị trường cổ phiếu liên tục sụt giảm theo xu thế thị trường chứng khoán hiện nay nên khả năng huy động vốn của Công ty sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các chiến lược.
2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Thị trường mục tiêu của Công ty hiện nay là thị trường Việt Nam, Lào, Campuchia. Các Công ty tư vấn lớn, có sức cạnh tranh mạnh đó là Công ty cổ phần tư vấn Xây dựng điện 1, 2, 3 cùng tham gia vào thị trường ấy và là những đối thủ cạnh tranh hoàn toàn có các khả năng cung cấp cùng loại dịch vụ của Công ty.
a) Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1 ( PECC1):
PECC1 là Công ty được thành lập đầu tiên và từng được xem là Công ty đầu đàn của ngành Tư vấn điện. Công ty có đội ngũ nhân lực chất lượng cao, giàu kinh nghiệm và đã trải qua thiết kế hàng trăm Công trình điện lớn mang tầm cỡ quốc gia như thủy điện Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát..., nhiệt điện Mông Dương, Thái Bình [13]...
Tuy vậy cho đến nay Công ty đang đối diện với những thách thức rất lớn đó là cơ cấu tổ chức khá cồng kềnh, nguồn việc thiếu nghiêm trọng so với qui mô lao động trên 2000 người dẫn đến doanh thu của Công ty sụt giảm đáng kể, năm 2009 là 394 tỷ, năm 2010 là 377 tỷ và năm 2011 là 333 tỷ đồng, đến năm 2012 dự kiến nguồn việc suy giảm còn nghiêm trọng hơn. Việc giảm doanh thu ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người lao động trong thời kỳ lạm phát dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám. Các cán bộ trẻ có năng lực đã di chuyển nhiều sáng các đơn vị khác. Các cán bộ giàu kinh